Vào
ngày thứ Hai, 22 tháng 12 năm 2008, 8 giáo dân Thái Hà, là các bà Ngô
thị Dung, Lê thị Hợi, Nguyễn thị Nhi, Nguyễn thị Việt, và các ông Lê
Quang Kiện, Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải, Phạm chí Năng đã gửi văn
thư yêu cầu đài truyền hình VTV1 và báo Hà Nội Mới đính chính nguồn tin
sai sự thật mà họ đã loan tải về phiên toà ngày 8 tháng 12.
Khẳng
định việc làm không hề sai trái, và không nhận tội
Trong phiên tòa này, 8 giáo dân bị buộc 2 tội là gây
rối loạn công cộng và phá hoại tài sản. Mặc dầu họ luôn khẳng định rằng việc
làm của họ không hề sai trái, nhưng báo đài tại ViệtNam đã nói rằng những giáo
dân này đã cúi đầu nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
Trong phiên tòa tại Ô Chợ Dừa, tất cả 8 giáo dân
luôn khẳng định những việc làm của họ là không hề sai trái, nhưng báo đài trong
nước đã không đưa tin như vậy.
Trong phiên tòa tại Ô Chợ Dừa, tất cả 8 giáo dân
luôn khẳng định những việc làm của họ là không hề sai trái, nhưng báo đài trong
nước đã không đưa tin như vậy.
Ông Nguyễn Đắc Hùng kể lại:
“Tất cả chúng tôi đi ra tòa hôm đó ai
cũng hiên ngang hết, không ai phải cúi đầu. Chúng tôi đi trong tư thế ngẩng cao
đầu chứ không như truyền hình báo chí thì họ vẫn đưa tin là mình cúi đầu nhận tội
và xin hưởng sự khoan hồng của nhà nước thì cái đó hoàn toàn bịa đặt.. Chúng
tôi có 1 cái đơn khởi kiện đài truyền hình và báo chí trong nước
Cái này
chúng tôi bức xúc lắm nhưng cũng phải đành vì mình là người dân, không đúng thì
tất nhiên mình phải kêu oan thôi. Không biết rồi sẽ đi tới đâu, không biết rồi
nhà nước có chấp nhận cái sư thật không hay là họ lại không chấp nhận sự thật.
Tôi xem báo đài thì bảo là mọi ngườii cúi đầu nhận tội mà hôm ấy chúng tôi không
có ai cúi đầu nhận tội cả. Chúng tôi vẫn khẳng định đọc kinh là đúng chứ không
sai”.
Đề cập đến việc báo đài trong nước đã đưa tin là tất
cả 8 giáo dân đã cúi đầu nhận tội, Bà Nguyễn thị Việt khẳng định là bà và các
giáo dân khác không có tội thì làm sao mà nhận được :
“Tám giáo dân nói chung và bản thân tôi
nói riêng khẳng định là chúng tôi không có tôi cho nên rằng thì là không
có việc là chúng tôi cúi đầu nhận tội được. Vì vậy mà tất cả các thông tin đại
chúng, những nơi nào mà nói chúng tôi cúi đầu nhận tội để được sự khoan hồng của
nhà nước là sai.
Và nếu như là cái thông tin nào mà nói những lời nói như
vậy thì chúng tôi có quyền bắt họ cải chính mà nếu họ không cải chính thì chúng
tôi phải kiện họ. Chúng tôi không có cúi đầu nhận tội vì chúng tôi có tội gì
đâu!”
Bà Nguyễn thị Việt
Và nếu như là cái thông tin nào mà nói những lời nói như
vậy thì chúng tôi có quyền bắt họ cải chính mà nếu họ không cải chính thì chúng
tôi phải kiện họ. Chúng tôi không có cúi đầu nhận tội vì chúng tôi có tội gì
đâu!”
Ông Phạm chí Năng nói rằng, báo đài là của nhà nước
nên họ có quyền thông tin không đúng sự thật, nhưng 8 giáo dân nhất định đòi
cho được sự thật:
“Cái này là đài của ViệtNam, người ta
thông tin một chiều. Người ta nói trên truyền hình, người ta có cầm bút, cầm giấy,
người ta có lời nói, đưa lên những phương tiện thông tin đại chúng, thì
người ta nói như thế nào, đó là phần của người ta.
Tốt nhất là mình không nên
nghe thông tin một chiều để nó sai lệch đi. Chừng nào mắt mình nhìn thấy, tay
mình sờ được, thậm chí là còn nhiều người thấy nữa thì mình hẳn nên tin. Còn nếu
như báo đài ViệtNam, truyền hình ViệtNam mà vẫn đưa những hiện trạng không đúng
sự thật thì chúng tôi sẽ gửi đơn để khiếu nại về chuyện đó. Chúng tôi đòi hỏi sự
thật”.
Ông nói thêm rằng, ông mong những cơ quan truyền
thông hãy nói lên sự thật và công bằng
“Thật là nực cười, cả thế giới chưa từng
có một phiên tòa như vậy. Sự thật vụ việc không có đáng là bao nhiêu mà cứ tố
tình làm to lên. Hằng ngàn cảnh sát cơ động, hằng mấy trăm cảnh sát chìm, cảnh
sát mật, ép vào một phiên tòa gọi là công khai. Vậy mà phải qua bảy, tám trạm
công an chúng tôi mới lên được phòng xử án.
Chúng tôi cảm thấy rất tủi thân, vì
nhà nước thật tình không giúp và đồng tình ủng hộ chúng tôi. Tôi rất mong những
người cầm bút viết lên đâu là lương tâm của mình, đâu là sự thật, đâu là chân
lý. Tôi xin đài Á Châu Tự Do nói lên sự thật. nói lên sự công bằng…”
Họ có cảm giác đó là một sự xúc phạm, và một chừng
mực nào đó nó ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của họ nên họ khởi kiện. Trước
khi khởi kiện thì họ có đơn yêu cầu cải chính trước. Tôi cho rằng hành động như
thế là rất lịch sự và rất tôn trọng pháp luật”
LS Lê Trần Luật
LS Lê Trần Luật, người đã biện hộ cho 8 giáo dân
Thái Hà cho biết những giáo dân này đã qúa bức xúc trước việc báo đài nhà nước
đưa tin không đúng sự thật nên họ đã có thư yêu cầu báo đài đính chính:
“Các giáo dân cho rằng, việc báo Hà Nội
Mới cũng như là đài truyền hình VTV1, trên phương tiện thông tin đại chúng đã bảo
rằng, họ cúi đầu nhận tội, là đã xúc phạm đến danh dự của họ, bởi vì họ khẳng định
tại phiên tòa cũng như trong suốt quá trình của vụ án là hành vi của họ
không có phạm tôi nhưng bây giờ các báo đài, các công cụ truyền thông đại chúng
đưa lên là họ cúi đầu nhận tội.
Họ có cảm giác đó là một sự xúc phạm, và một chừng
mực nào đó nó ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của họ nên họ khởi kiện. Trước
khi khởi kiện thì họ có đơn yêu cầu cải chính trước. Tôi cho rằng hành động như
thế là rất lịch sự và rất tôn trọng pháp luật”
Chính quyền đưa tin sai sự thật nhằm mục đích gì
Được hỏi lý do gì mà báo đài lại đưa tin sai lạc về
vụ án này, luật sư Lê Trần Luật cho biết ý kiến của ông:
“Trước hết tôi cần khẳng định rằng việc
báo đài đưa tin giáo dân nhận tôi là đã đưa tin sai sự thật. Tôi xin tái khẳng
định lại một lần nữa đó là thông tin sai sự thật. Còn việc chính quyền đưa tin
sai sự thật nhằm mục đích gì, thì theo chủ quan của tôi, tôi nghĩ trước hết
chính quyền muốn biện minh với dư luận.
Họ muốn cho dư luận thấy rằng, bản thân
các giáo dân đã cúi đầu nhận tội thì điều đó có nghĩa là tiến trình xử lý vụ
Thái Hà của nhà nước là hoàn toàn chính xác. Theo tôi thì chính quyền muốn
tranh thủ dư luận và muốn tranh thủ niềm tin trong một cuộc khủng hoảng niềm
tin mà chính quyền đã bị mất.
LS Lê Trần Luật
Họ muốn cho dư luận thấy rằng, bản thân
các giáo dân đã cúi đầu nhận tội thì điều đó có nghĩa là tiến trình xử lý vụ
Thái Hà của nhà nước là hoàn toàn chính xác. Theo tôi thì chính quyền muốn
tranh thủ dư luận và muốn tranh thủ niềm tin trong một cuộc khủng hoảng niềm
tin mà chính quyền đã bị mất.
Bây giờ, tiếp theo vụ Thái Hà, họ đã hành xử quá
sai trái. Để biện minh cho hành động sai trái này thì, chính quyền luôn luôn chỉ
có một mục tiêu là làm sao cho giáo dân thừa nhận rằng giáo dân có tôi, nhưng
chính quyền đã không đạt được mục đích này vì tất cả giáo dân đã khẳng định
không có tội.
Cho nên bây giờ chính quyền dùng cái công cụ truyền thông để
nói với dư luận rằng giáo dân đã thừa nhận mình sai trái, thì điều đó có nghĩa
là nhà nước đang hành động đúng, và khi nhà nước hành động đúng thì đó là cách
thức họ biện minh với dư luận rằng chính quyền vẫn còn uy tín đối với xã hội, đối
với công luận…”
Mặc dù tất cả báo đài trong nước đều đưa tin giống
nhau, nhưng 8 giáo dân chỉ đưa đơn đòi đài truyền hình VTV1 và báo Hà Nội Mới
đính chính vì hai cơ quan này có trụ sở chính tại Hà Nội và các giáo dân cho biết,
trong vòng một tuần lễ, nếu 2 cơ quan truyền thông này không đính chính thì họ
sẽ khởi kiện để đòi bồi thường danh dự,