Ben Stocking – Phan Tường Vi chuyển ngữ
Người lên tiếng tố cáo bị thiệt thòi trong trận chiến chống tham nhũng
HÀ NỘI – Đám côn đồ kéo đến trong đêm, khi ông Đỗ Việt Khoa và gia đình chuẩn bị đi ngủ.
Ông nói họ đấm ông, đá ông, ăn cướp máy hình của ông và làm vợ con ông khiếp sợ điếng người.
Ông Khoa, một thầy giáo dạy môn toán và địa lý cấp ba trung học, nghĩ
rằng cái thông điệp qúa rõ ràng: Chấm dứt chuyện tố cáo tham nhũng ở
trường – nếu không, có chuyện!
Đã nhiều năm qua, ông giáo Khoa luôn đấu tranh chống nạn hối lộ nhỏ
nhen và gian lận trong thi cử gây tai hại cho các trường học ở Việt
Nam, nơi thầy cô giáo cũng như hiệu trưởng được trả lương một cách
nghèo nàn và rồi chính họ đã bòn rút tiền ngay từ những phụ huynh học
sinh nghèo nàn hơn.
Giới lãnh đạo Việt Nam đã chấp thuận một đạo luật càn quét tham nhũng
trong năm 2005, nhưng thi hành cho được luật thì ba hồi, ba phải. Việt
Nam vẫn bị xếp hạng tồi tệ trong thống kê về nạn tham nhũng trên thế
giới, và cho người Việt Nam bình dân, vốn thường trân trọng sự giáo
dục, thì tham nhũng ở trường học có lẽ là điều làm người ta phẫn nộ
nhất hết thảy.
Ít ai dám chống lại điều này, vì sợ bị trả thù.
Một người mảnh khảnh, trông rất đỗi bình thường từ một làng làm nông,
ông Khoa, 40 tuổi được cả nước biết đến bất ngờ với cảm xúc mạnh mẽ
dành cho ông hai năm trước đây. Ông đã quây phim cảnh học sinh gian dối
trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong lúc các thầy cô giáo
khác chỉ nhìn và không làm gì. Những đài truyền hình nhà nước đã cho
chiếu đi chiếu lại đoạn phim này.
| Bộ
trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân viếng thăm thầy giáo Khoa tại nhà
thầy Khoa ở Vân Tảo, Thường Tín, Hà Tây ngày 12 tháng 7 năm 2006. Cùng
đi với Bộ trưởng, còn có Thứ trưởng Bành Tiến Long, phó Chánh Thanh tra
Bộ GD&ĐT Trần Bá Giao, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tây Uông Đình Hồng.
Nguồn: Tuoitreonline.com.vn
|
Với máy quay phim chụp hình đi kèm, bộ trưởng giáo dục Việt Nam đã đến
nhà ông giáo Khoa để trao giấy khen tặng lòng can đảm của ông. Ông Khoa
đã từng xuất hiện trên một chương trình truyền hình tương tự như chương
trình Larry King Show ở Mỹ. Hiệu trưởng trường trung học cấp ba Vân
Tảo, nơi ông Khoa dạy từ năm 2000, đã bị thuyên chuyển ra khỏi trường.
Nhưng ở làng làm nông Văn Hòa của ông, cách Hà Nội khoảng 15 dặm, ông
Khoa hoàn toàn không được hoan nghênh loại dành cho người hùng.
Thầy cô giáo và những người trong bán giám hiệu bực mình vì chuyện được
mọi người biết đến mà không lấy gì làm hãnh diện. Ngay cả giữa những
phụ huynh và học sinh, là những người có được lợi ích nhiều nhất từ
những nỗ lực này của ông Khoa, ít ai đứng ra bênh vực cho ông.
Tất cả những gì mà phụ huynh học sinh muốn là con cái của họ học xong
và đi làm, ngay cả chuyện các học sinh này phải gian lận trong thi cử
để thi đậu, ông giáo Khoa nói.
“Cả làng ai cũng tránh xa tôi,” ông Khoa nói. “Họ sách nhiễu
tôi qua điện thoại, họ gởi thư cho tôi. Họ nói tôi đã coi chuyện thèm
khát muốn nổi tiếng hơn cả sự ích lợi của con cái họ. Một vài người
trong số họ hăm dọa giết tôi.”
Thinh Văn Nam, 27 tuổi, một nhà giáo khác ở trường, nghĩ rằng ông Khoa đã tự mang họa vô mình.
“Ông Khoa nói chúng tôi xa lánh ông ta, nhưng điều đó không thật,” ông Nam nói. “Khi một người nào đó cảm thấy mình bị tẩy chay bởi chính đồng nghiệp của mình, anh ta cần tự hỏi lấy mình cớ sự tại sao.”
Sự vụ căng thẳng lên trong tháng rồi, khi bốn người đàn ông tìm đến nhà
ông giáo Khoa – hai trong bốn người này là bảo vệ của nhà trường, theo
tin tức trên báo tường thuật. Cảnh sát vẫn đang tiến hành cuộc điều tra.
Ông giáo Khoa cũng đã đụng chạm với ông hiệu trưởng mới của trường, ông
Lê Xuân Trừng, sau khi ông Khoa gởi một lá thư đến những viên chức địa
phương và cấp trung ương tố cáo ông hiệu Trung đã áp đặt những khoản
thu phí bất công để làm cải thiện cho nhân viên nhà trường với cái gía
mà phụ huynh học sinh phải trả.
Một trong những than phiền to lớn nhất của ông Khoa là “hiện tượng học
thêm” được tổ chức ở trường của ông cũng như ở những trường khác khắp
trên toàn quốc, qua đó, thầy cô giáo của nhà trường dạy thêm học sinh
ngoài giờ để kiếm thêm tiền.
“Nếu các em học sinh không chịu đi học thêm, thầy cô giáo sẽ cho các em điểm xấu,” ông Khoa nói.
Một ông thầy hoặc cô giáo có thể gia tăng đồng lương của mình gấp ba
bằng cách nhồi nhét học trò của mình vào nhiều lớp học thêm. Điều này
có nghĩa làm phụ huynh các em phải đóng khoảng 6 đô-la hằng tuần cho
phần học thêm này -- gần bằng lợi tức làm ruộng của một nông dân làm
việc trên cánh đồng một tuần.
Ông hiệu trưởng Trung đã không trả lời khi được (AP, chú thích
DCVOnline) yêu cầu phỏng vấn. Nhưng ông nói nói với báo Công an Nhân
dân rằng là chuyện ghi tên học thêm này là tự nguyện.
| Ông
giáo Khoa nói, ông sẽ không ngừng đấu tranh với tham nhũng để duy trì
lý tưởng liêm chính và thật thà đã được đẩy mạnh và học tập bởi những
nhà cách mạng cộng sản, những người đã giải phóng Việt Nam ra khỏi chế
độ thuộc địa. “Tham nhũng là một sự phản bội ý thức hệ cộng sản và đất nước này," theo ông giáo Khoa. Nguồn: ThanhnienOnline.com.vn
|
Người ta tường thuật là Ông Trung đã từng nói ông Khoa “luôn luôn không tập trung vào sự giảng dạy của mình và không tuân theo nội quy nhà trường,” và “ông
ta (Khoa) dùng máy hình và máy quay phim của mình qúa nhiều, nên người
ta không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với ông ta.”
Một người đứng ra bênh vực cho ông giáo Khoa là ông Vũ Văn Thục, bố của một học sinh học ở trường Vân Tảo. “Ông giáo Khoa lên tiếng chống đối những bắt buộc vô lý bị áp đặc bởi nhà trường,” ông Thục nói.
“Ông giáo Khoa thật can đảm,” ông giáo dạy môn toán Giang Xuân Dũng nói. “Tôi phục lòng can đảm và sự kiên nhẫn của ông Khoa.”
Có những trường khác đã tỏ lời nhận ông Khoa về dạy ở trường họ.
“Tôi nghĩ chúng ta nên ủng hộ ông Khoa,” ông Vân Như Cương, một hiệu trưởng ở Hà Nội người cố thuê ông Khoa về dạy ở trường mình. “Chúng tôi thực sự cần người dám nói thẳng.”
Ông Khoa từ chối lời mời vì trường này qúa xa chỗ ông hiện đang ở.
Vợ ông Khoa, bà Nguyễn Thị Ngà, lấy làm lo âu cho cuộc hành trình hứa hẹn nhiều gian khó của chồng mình.
“Chuyện này đã gây cho chúng tôi nhiều căng thẳng,” bà nói. “Tôi ước mong mọi người đều tham gia chống tham nhũng để chúng tôi sẽ không là người lạc lõng thò đầu ra trong chuyện này.”
Cho dẫu chuyện gì xảy ra, ông giáo Khoa nói, ông sẽ không ngừng đấu
tranh với tham nhũng để duy trì lý tưởng liêm chính và thật thà đã được
đẩy mạnh và học tập bởi những nhà cách mạng cộng sản, những người đã
giải phóng Việt Nam ra khỏi chế độ thuộc địa.
“Rất nhiều thầy cô giáo làm xấu đi cái hình ảnh của ngành giáo dục,” ông giáo Khoa nói. “Tham nhũng là một sự phản bội ý thức hệ cộng sản và đất nước này.”
© DCVOnline
|