|
|
Cuộc đàm phán đã kéo dài suốt 30 năm |
Tin cho hay Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ, chỉ vài giờ trước
khi kết thúc thời hạn đặt ra từ trước.
Lãnh đạo cao cấp hai bên đã đặt mục tiêu quá trình phân giới cắm mốc sẽ phải hoàn tất trong năm 2008.
Hãng
thông tấn Pháp Agence France-Presse trích thông cáo báo chí đưa
ra sau phiên họp của đoàn đàm phán Việt Trung về biên giới,
vừa kết thúc tại Hà Nội, viết rằng hai bên đã "hoàn tất
việc phân giới cắm mốc trên toàn bộ đường biên giới trên bộ
giữa Việt Nam và Trung Quốc theo đúng thỏa thuận chung giữa
lãnh đạo cao cấp của hai nước".
Thông cáo trên không đưa thêm chi tiết cũng như không cho hay liệu Nghị định thư chung về phân giới cắm mốc đã
được ký kết hay chưa.
Việc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 1974.
Hiệp ước Biên giới Việt Trung được ký sau nhiều lần trì hoãn vào ngày 30/12/1999, cũng một thời điểm cuối
năm.
Tuy nhiên quá trình phân giới cắm mốc diễn ra khá chậm chạp vì tính chất phức tạp, tới năm 2007 vẫn còn 15%
các khu vực "hai bên có nhận thức khác nhau".
'Ý nghĩa lịch sử'
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Đại Vỹ, trưởng đoàn cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, đã dẫn đầu đoàn Trung Quốc tham
gia đàm phán với phía Việt Nam lần này.
Đại diện hai bên ca ngợi thỏa thuận đạt được là sự kiện "có ý nghĩa lịch sử to lớn trong quan hệ giữa VN
và TQ".
"Đây là lần đầu tiên hai bên có một đường biên giới lãnh thổ rõ ràng để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh
vượng tại khu vực đường biên và phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác chiến lược song phương."
Trước thời điểm đưa ra thông cáo, giới quan sát vẫn cho rằng khó có thể đạt được mốc thời gian đặt ra từ
trước là hết năm nay cho việc phân định cắm mốc.
Hôm 22/12, khi tham dự Lễ cắm cột mốc số 1116 tại cửa khẩu Hữu Nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, trưởng đoàn đàm
phán VN, cũng thừa nhận tỉnh Cao Bằng còn một số vị trí mốc chưa cắm.
Một số nguồn tin nói các vị trí mốc còn khác biệt quan điểm giữa hai bên gồm bãi biển Tục Lãm, khu thác
Bản Giốc và khu mộ Cao Bằng.
Thế nhưng dường như tới nay, các khác biệt này đã được xóa bỏ.
Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có độ dài khoảng 1.400 km và hai bên cắm khoảng 2.000 cột mốc.
PPT, VN Giữ
đúng cam kết cắm mốc trước giờ kết thúc năm 2008 là một "thành quả" chữ
tín của "nhà cầm quyền Hà Nội" mà người TQ hằng luôn mơ ước. Trước đó
tin đồn giữa lòng TP Bắc Kinh cho biết chính quyền TQ quyết tâm thực
hiện ý đồ đã khởi sự vào ngày 17/2/1979 (đánh chiếm Việt Nam) sau đúng
30 năm. Và "chính quyền Hà Nội đã "giúp" họ thực hiện quyết tâm đó.
Bây giờ là
lúc công bố bản đồ để lấy ý kiến toàn dân và soạn thảo hiệp định trước
khi quốc hội phê chuẩn hiệp định đó. Bất cứ chính quyền nào không thực
hiện đúng các bước đi này hay có ý chi phối kết quả trưng cầu ý dân sẽ
phải chịu trách nhiệm trước đất nước, và đương nhiên sẽ không được nhân
dân chấp nhận cho dù kí kết. Bất cứ ai cố tình để một mãnh đất nào của
tổ tiên ông cha mất đi đều đáng xét vào tội phản quốc.
Huy An, HN Dẫu
sao thì đây cũng là một nỗ lực rất lớn của chính phủ rồi. Có lẽ sau lần
này thì bản đồ Việt Nam phải vẽ nhỏ vì chúng ta cũng thừa hiểu anh bạn
Trung Quốc của chúng ta khôn ngoan và tham lam như thế nào. Nhưng càng
để lâu lại càng bất lợi cho chúng ta vì chúng ta không thể nào cảnh
giác được hết với anh bạn TQ.
Ab, TPHCM Vậy
thì NN nên công bố bản đồ mới lãnh thổ VN cho mọi công dân giám sát và
có ý kiến chính thức trước khi ký hiệp định với TQ. Lãnh thổ VN thì mọi
công dân VN đều có quyền được biết chứ hy vọng đây không phải là một bí
mật quốc gia, vì nếu đây là bí mật quốc gia thì sẽ lại có nhiều tin đồn
không hay là NN đang nhường đất cho TQ. Mà nếu có tin đồn như vậy thì
có lẽ tôi cũng sẽ tin điều đó.
PTP, Dallas-TX-USA Phần
đông người dân VN không biết rõ quá trình đàm phán Phân giới cắm mốc
Việt-Trung. Chính phủ VN cần công khai bản đồ chi tiết ranh giới trước
và sau khi hoàn tất việc phân giới cắm mốc này để người dân biết và
hiểu rõ chủ trương quyết tâm giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của Đảng và
Nhà nước VN. Cám ơn Đài BBC đã thông tin nhanh chóng về sự kiện này.
Trần Quang Thiên, HCMC Hoàn
tất việc cắm mốc biên giới Việt Trung và những văn kiện đính kèm có lẽ
sẽ là những văn kiện quan trọng nhất từ trước tới nay xác định biên
giới và chủ quyền VN trên bộ đối với TQ và thế giới. Mọi số liệu về
diện tích lãnh thổ VN từ nay phải chỉnh sửa cho nhất quán và không còn
mơ hồ nữa. Từ nhà nước cho tới các sách giáo khoa phải cập nhật về số
liệu và từ nay không thay đổi , không còn tranh cãi nữa. Cần phải xúc
tiến ngay việc đo đạc tòan diện các phần lãnh thổ, nhất là vùng biên
giới sau khi hoàn tất việc cắm mốc. Việc hoàn tất cắm mốc phải thông
qua quốc hội và phải bố cáo tòan dân, ít nhất đủ cụ thể để tòan dân nắm
được việc quan trọng này.
Dù biết rằng
VN không khỏi thiệt thòi, nhưng thiệt thòi đó cụ thể thế nào, có thể
nói là không đủ lý chứng mọi mặt để xác định mà phía TQ chấp nhận. Vùng
núi non trùng điệp phía Bắc giáp biên TQ, ta không đủ lực để khẳng định
từng chóp núi, từng đường khe suối. Chỉ có hai bên hòan tòan thiện chí
nhìn nhận quyền lợi hai bên mà không làm cho một bên thấy quá thiệt
thòi hay bị chèn ép, phải nhường nhịn đàn anh mới có thể hòan tất công
cuộc vĩ đại này. Dù sao cũng phãi hoan nghênh việc hòan tất này và mong
sớm công bố những chi tiết có thể để tòan dân thấu hiểu và làm quen với
nó.
NDV, TP HCM Người dân chúng ta nói chung đâu có biết là nhà nước đã giải quyết những điểm mốc mà "hai bên có nhận thức khác nhau"
ấy như thế nào. Không biết sự nhanh chóng này đem đến kết quả là bên nào sẽ vẻ lại bản đồ của nước mình???
|