|
|
Thủ tướng VN kêu gọi 'sức mạnh tổng hợp' |
Trong thông điệp đầu năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo 2009 sẽ là "một năm nhiều khó khăn và thách thức".
Ông Dũng vừa có bài viết nhân dịp năm mới, được đăng tải trên nhiều báo đài trong nước.
Nhìn
lại năm 2008, được coi là 'năm bản lề' trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm của đảng Cộng sản VN, ông thủ
tướng nhận định "tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động
rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái
chiều".
Đây là một trong những nguyên nhân khách quan gây khókhăn kinh tế ở trong nước.
Tuy
nhiên ông cũng thừa nhận "những yếu kém trong cơ cấu kinh tế và hiệu
quả đầu tư tích tụ từ nhiều năm chậm được khắc phục" cùng "những tồn
tại trong chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô" đã dẫn tới tình trạng
lạm phát phi mã đầu năm 2008.
Theo thủ tướng Dũng, "vào quý I năm 2008, kinh tế vĩ mô bị đe dọa nghiêm trọng", khiến lãnh đạo VN đã phải đặt kiềm
chế lạm phát lên làm ưu tiên hàng đầu.
"Chúng ta đã nghiêm túc kiểm điểm và quyết định điều chỉnh mục tiêu điều hành kinh tế xã hội, chuyển nhiệm vụ trọng tâm vào
việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng hợp lý."
Bản thông điệp cho hay tới nay, ưu tiên hàng đầu đã được chuyển từ giải quyết lạm phát sang tình trạng suy
giảm kinh tế.
Giải pháp của chính phủ
Trước tình hình phát triển hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo năm nhóm giải pháp kinh tế, trong đó
hai giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; và kích cầu đầu tư và tiêu dùng.
Trong
bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, ông thủ tướng
khuyến cáo các doanh nghiệp VN mở rộng thị trường nội địa và
tăng cường nội tiêu để lấy đó làm điểm tựa trong cạnh tranh
với doanh nghiệp nước ngoài.
|
Những
yếu kém trong cơ cấu kinh tế... những tồn tại trong chỉ đạo điều hành
kinh tế vĩ mô cùng với những tác động rất mạnh của những yếu tố tiêu
cực bên ngoài ... làm cho lạm phát bộc lộ và tăng cao vào quý I năm
2008, kinh tế vĩ mô bị đe doạ nghiêm trọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
|
Nội lực cũng được coi là định hướng quan trọng trong thu hút đầu tư.
Thông điệp của thủ tướng Dũng cho biết "Chính phủ chủ trương phát hành thêm trái phiếu nhằm huy động nhiều hơn các nguồn
lực trong dân để tạo thêm vốn cho đầu tư phát triển".
Ông Dũng cũng đề cập tới gói trợ giúp tài chính 1 tỷ đôla:
"Chính
phủ sẽ kiến nghị dành khoảng 17 ngàn tỷ đồng (1 tỷ đôla) để bù khoảng
40% lãi suất vay thương mại nhằm huy động một lượng khá lớn vốn tín
dụng với lãi suất thấp (khoảng 400 ngàn tỷ đồng với chu kỳ cho vay 1
năm) để hỗ trợ các doanh nghiệp."
Đặc biệt, ông thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của "sức mạnh tổng hợp" trong việc tháo gỡ các khó khăn
về kinh tế.
Ông kêu gọi "phát huy nguồn lực của toàn xã hội và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân" đồng thời chỉ đạo báo chí
và truyền thông "phải đưa tin chính xác và có lợi cho sự phát triển của đất nước".
PPT, VN Về mặt chủ trương, 5 giải pháp mà Thủ tướng đề ra trong bài viết đầu năm là chuẩn mực. Nhưng về mặt kỹ thuật chỉ đạt được
hiệu quả hay không phản tác dụng khi các ngành các cấp nghiêm túc chấp hành.
Sở
dĩ đặt thành vấn đề chấp hành vì trong hoàn cảnh kinh tế chuyển biến
bất thường, nhiều đảng bộ địa phương và cả cấp bộ có thể có bước chỉ
đạo loạn xạ, không phải vì không tin tưởng Thủ tướng mà vì cơ chế chính
quyền nước ta chưa tốt và hệ thống Đảng, vốn tập trung nhiều người nặng
tính lí thuyết và phân biệt đối xử, vẫn luôn tìm cách can thiệp vào
chính quyền các cấp.
Quốc hội cần
có cái nhìn tốt hơn với đầu óc phân tích hơn. Người ta biết rằng nhờ có
quá trình phát triển rất nhanh trước đây mà dân nghèo cũng được hưởng
lợi ít nhiều. Nay tốc độ phát triển chậm lại thì họ chính là người bị
ảnh hưởng sớm nhất.
Một chỉ số phát triển cao có lợi cho người nghèo nhưng sẽ có hại cho nền kinh tế trong trường hợp thúc đẩy bởi các gói kích
cầu. Tôi nghĩ duy trì tốc độ tăng trưởng vào khoảng 6,5 cho năm 2009 sẽ tốt cho cả hai.
|