Việt
Nam và Trung quốc đã hòan tất việc phân giới cắm mốc trên tòan tuyến
biên giới đất liền giữa hai nước, chấm dứt những xung đột và tranh cãi
liên quan kéo dài 30 năm qua.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Trưởng
đoàn đàm phán Trung quốc Vũ Đại Vĩ (thứ 3 bên trái), trong cuộc gặp với
phía Việt Nam hôm 31-12-2008 tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội.
1350km biên giới đất liền
Tuyên bố chung Việt Trung được
phổ biến tại Hà nội vài giờ trước giao thừa Dương lịch 2008-2009 nói rằng, hai
bên đã hòan tất việc phân giới cắm mốc trên 1350km biên giới đất liền.
Như vậy là hai bên đã thực
hiện đúng kỳ hạn được ấn định từ chín năm trước. Họ cũng thực hiện đúng lời hứa của chính quyền
địa phương tỉnh Lạng Sơn đưa ra hôm 22 vừa rồi, là sẽ hòan thành công tác cắm
mốc nội trong năm 2008.
Khi đó, phái đòan hai bên có
mặt tại cửa khẩu hữu nghị để chứng kiến lễ cắm mốc số 1116 và tuyên bố việc
phân giới cắm mốc biên giới Việt Trung trên bộ đã cơ bản hòan thành.
Hai vị trưởng phái đòan, thứ
trưởng ngọai giao Vũ Dũng của Việt Nam và thứ trưởng ngọai giao Vũ Đại Vĩ của
Trung quốc tuyên bố việc hòan thành phân giới cắm mốc là một sự kiện có ý nghĩa
lịch sử to lớn trong mối quan hệ Việt Trung.
Họ cũng nói rằng đây là lần
đầu tiên hai nước xác định biên giới trên bộ một cách rõ ràng với những cột mốc
hiện đại, và khẳng định hai nuớc sẽ tiếp tục làm việc để vùng biên giới có thể
phát triển trong hòa bình, ổn định.
Sức ép từ Trung Quốc?
Sự kết thúc nhanh chóng và
đúng hẹn đã khiến giới quan sát ngạc nhiên vì nhiều người nghĩ rằng hai nước
còn có những bất đồng chưa giải quyết xong.
Việc kết thúc phân giới cắm
mốc Việt Trung tỏra quá vội vã, có thể
vì Việt Nam đã cam kết với Trung quốc là phải hòan tất công tác này nội trong
năm 2008.
Ô. Trương Nhân
Tuấn
Nhà nghiên cứu Trương Nhân
Tuấn, hiện đang sinh sống tại Pháp, tác giả cuốn “biên giới Việt Trung
1885-2000, lịch sử thành hình và những tranh chấp” nhận xét rằng:
“Việc kết thúc phân giới cắm
mốc Việt Trung tỏra quá vội vã, có thể
vì Việt Nam đã cam kết với Trung quốc là phải hòan tất công tác này nội trong
năm 2008. Cũng vì quá vội cho nên e là Việt Nam bị thiệt hại? Muốn có kết luận
chắc chắn thì phải chờ xem xét bộ bản đồ mà tôi tin là sắp được phổ biến.”
Trước mắt, ông Tuấn cho rằng
trong việc kết thúc vội vã này, Việt Nam bị thiệt hại về lãnh thổ cũng như danh
dự bị tổn thương vì rõ ràng đã có sức ép từ phía Trung quốc.
Hoàn tất tháo dỡ bom mìn
Đồng thời với việc kết thúc
phân giới cắm mốc biên giới trên bộ Việt Trung, báo chí cũng đưa tin cho hay là
Trung quốc tuyên bố hòan thành công tác tháo dỡ bom mìn trong vùng biên giới
quanh cửa khẩu Hữu nghị, và công tác này được biết là hòan tất trước kỳ hạn.
Bản tin Tân Hoa xã nói rằng
6800 trái mìn đã được tháo dỡ, và từ năm 1979 đến nay, đã có đến 6000 người Hoa
cư ngụ trong vùng biên giới này chết hay bị thương vì mìn, theo số liệu của
chính quyền tỉnh Vân Nam.
Tình hình bom mìn được loan
tải khiến giới phân tích ngạc nhiên vì lẽ vùng đất nơi bom mìn được chôn hòan
tòan nằm trên lãnh thổTrung quốc, và
mấy ngàn người thương vong cũng đều là người Hoa, trong khi khu vực được gài
mìn lẽ ra phải là thụôc lãnh thổ của Việt Nam mới hợp lý, vì Trung quốc không
lẽ nào lại chôn bom mìn trên đất của mình khi đem quân đánh Việt Nam vào ngày
17 tháng hai năm 1979.
Khi đó, Trung quốc tuyên bố
là dạy cho Việt Nam một bài học, là trừng phạt Việt Nam vì đã đem quân vào xứ
Chùa Tháp để tiêu diệt Khmer đỏ, vốn được lãnh đạo bởi những tay theo chủ nghĩa
Mao một cách cuồng tín và được Bắc Kinh ủng hộ.
Cuộc chiến kéo dài bốn tuần.
Trung quốc rút về một cách bất ngờ cũng như khi tấn công. Cả hai bên đều tuyên
bố thắng lợi.
Giới phân tích cho rằng quân
xâm lăng Trung quốc đã vấp phải sức kháng cự kiên cường của phía Việt Nam. Họ
đã thiệt hại khoảng 26 ngàn quân so với 37 ngàn bộ đội Việt Nam thương vong.
Với sự hòan tất phân giới cắm
mốc trên đất liền vừa được công bố, hai nước quyết tâm chuyển hóa vùng biên
giới trở thành một vùng an bình và thịnh vượng.
Sẽ có những dự án công nghiệp
lớn,những đường sắt, và đường xa lộ nối
liền Vân Nam và Quảng Tây của Trung quốc với Hải phòng của Việt Nam.
Năm ngóai giao thương ở hành
lang kinh tế biên giới đạt 16 tỷ đô la, nhưng đến năm 2010, con số ấy sẽ phải
là 25 tỷ.
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng
vấn đề biên giới lãnh hải giữa hai nước, nhất là những tranh chấp chủ quyền
trên các quần đảo Hòang Sa Trường Sa hiện chưa được giải quyết và cũng chưa
thấy hướng nào để giải quyết. Người ta cho rằng đó sẽ là bước kế tiếp mà hai nước
phải làm việc.