Quốc Phương BBC Việt ngữ
|
|
|
Thác Bản Giốc, một trong các điểm phân chia cắm mốc biên giới 'nhạy cảm' |
Tới
ngày 02.01.2009, theo đánh giá của Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam,
việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt - Trung, kết quả cuộc đàm
phán maratông về biên giới giữa hai quốc gia XHCN láng giềng được bắt
đầu từ cách đây 35 năm, đã cơ bản hoàn tất.
Tuy
nhiên một câu hỏi đặt ra là sẽ có những vấn đề nào cần được giải quyết
thấu đáo, không chỉ liên quan đường biên giới mà còn có hệ luỵ kinh tế,
chính trị, xã hội và văn hoá lâu dài tới người dân, các cộng đồng tộc
người sinh sống hai bên đường biên.
Từ chương trình nghiên cứu các nhóm dân tộc xuyên biên giới Việt - Trung hợp tác với Đại học Vân Nam (Trung Quốc), thuộc Trung
tâm Nghiên cứu Châu Á, tại Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, phân tích với BBC Việt ngữ:
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Tôi không nghĩ có xáo trộn đáng kể vì giữa bên này và bên kia biên giới, hầu hết các cộng đồng đều đồng tộc cả thôi. Có
thể có một số xáo trộn gì đó về cách suy nghĩ đặc biệt liên quan tới vấn đề lãnh thổ.
|
|
Đàm phán biên giới hai nước diễn ra hơn 30 năm |
BBC: Liệu có trường hợp người dân sau một tối đi ngủ, hôm sau mở mắt đã trở thành người dân của nước bên kia hay không, thưa ông?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Có thể một số vùng như Hữu Nghị quan hay Thác Bản Giốc được coi là những vùng nhạy cảm. Nhưng trên thực tế, tôi chưa thấy
có trường hợp nào cư dân ở bên này biên giới, sau khi cắm mốc, trở thành cư dân của bên kia biên giới.
'Nhạy cảm' và 'xáo trộn'
BBC: Ông có thể giải thích thế nào là 'nhạy cảm'?
|
Tôi chưa thấy có thay đổi nào về mặt cư dân. Tức là đang là công dân Việt Nam lại trở thành công dân Trung
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính
|
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính:
Vùng đó chưa được rõ ràng và sau khi cắm mốc sau, có thể có sự thay đổi
nào đó. Thế nhưng, như đã nói, trên thực tế tôi chưa thấy có thay đổi
nào về mặt cư dân; tức là đang là công dân Việt Nam lại trở thành công
dân Trung Quốc. Hình như các điểm cắm mốc đó không liên quan đến các
khu vực cư dân.
Tôi vừa đi khảo sát ở tuyến biên giới Việt - Trung và đi dọc Sông Hồng, từ Hà Khẩu đi ngược lên tận Mạn Hảo, Cá Quỵ, Kiến
Thủy bên Trung Quốc theo dọc tuyến biên giới, thì tối không thấy có sự xáo trộn nào.
BBC: Theo quan sát của ông, sau khi việc phân giới cắm mốc hoàn thành, tâm lý người dân, các nhóm tộc người ở hai bên bờ biên
giới như thế nào?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính:
Đường biên giới núi trong khu vực Đông Nam Á, như biên giới Việt -
Trung, Việt - Lào..., dường như trở nên mỏng manh hơn trong giai đoạn
hiện nay, có lẽ do sự hội nhập, sự qua lại biên giới. Đặc biệt gần đây
việc mở một loạt các cửa khẩu làm cho mối liên hệ giữa con người tăng
lên rất nhiều. Thế nhưng đó chỉ là một mặt chính sách thôi. Nhiều tộc
người ở biên giới vẫn có quan hệ về giòng họ, quan hệ hôn nhân, gia
đình.
|
Ước tính có hàng chục nhóm dân tộc ít người của VN sông vắt qua biên giới Việt - Trung |
Và
gần đây, buôn bán tiểu ngạch gia tăng rất nhanh. Ví dụ như vùng Bát
Xát, Sông Hồng qua bên kia biên giới Trung Quốc. Người ta vẫn trao đổi
với nhau và vẫn nghĩ rằng họ là họ hàng, như giữa những người Hà Nhì mà
bên Trung Quốc gọi là người Choang, ở bên này là người Dáy, người Nùng,
người Dao, người Mông... Họ vẫn qua lại biên giới buôn bán với nhau.
Tôi nghĩ sau khi có đường biên giới ổn định, sự giao lưu còn tăng lên
nữa.
BBC Liệu trong tương lai có thể xảy ra điều mà nhiều người dân Việt Nam lo ngại là Trung Quốc có thể 'di cột mốc' có lợi cho
mình, theo cách nói của dân gian?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính:
Cái đó tôi cũng có nghe, nhất là ở vùng biên giới. Có nhiều người nói
cột mốc hôm nay cắm ở đây, nhưng ngày mai đã thấy nó đã ở chỗ khác rồi.
Tôi chưa nhìn thấy trên thực tế, nhưng tôi có nghe thấy rất nhiều. Cũng
như tình trạng tranh chấp gọi là 'xâm canh, xâm cư'.
'Quan hệ họ hàng'
Tức
là người ở bên này đi sang bên kia trồng lúa, ngô khoai..., rồi gặt thì
bị giữ. Cái đó đã từng xảy ra và cái đó chắc chắn tôi cũng đã thấy. Thế
nhưng tôi nghĩ lần cắm mốc biên giới này có lẽ sẽ ổn định lâu dài hơn,
vì trước kia, đường biên giới phần lớn chưa được rõ ràng. Mặc dù lần
này cũng chỉ dựa chủ yếu trên hiệp định ký kết giữa Nhà Thanh với người
Pháp, vốn tạo ra các mốc. Nay cũng không có vấn đề gì lắm ngoài việc
cần xác định các điểm nằm đúng ở đâu trên thực địa.
|
|
Dự báo các giao dịch buôn bán sẽ tăng lên sau cắm mốc biên giới |
Còn lại, do cư dân hai bên có quan hệ họ hàng, hôn nhân, nên hiện tượng xâm canh, câm cư chắc chắn sẽ xảy ra và tôi nghĩ tình
trạng này cũng tồn tại ở nhiều đường biên giới ở các nước.
BBC: Hiện tượng số lượng đông cư dân Trung Quốc di cư sang Việt Nam làm ăn, ngụ cư và ổn định chỗ ở lâu dài trong đất Việt Nam,
nếu xảy ra trong tương lai, sẽ có những hệ luỵ gì?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính:
Chắc chắn có hệ luỵ. Hiện nay có tình trạng hôn nhân bất hợp pháp xuyên
biên giới gia tăng. Thứ nhất có thể nói tới hiện tượng buôn bán phụ nữ,
trước đây chỉ có người kinh tham gia, nay bắt đầu có nhiều người thiểu
số tham gia. Biên giới nay trở nên mở hơn, lỏng hơn là một thách thức
quản lý biên giới.
Thứ hai,
nhiều phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc, lấy chồng, có con bên đó
và đem con trở về Việt Nam chưa biết đăng ký cho con cái như thế nào.
Chắc chắn đây là một vấn đề mà hai nhà nước phải giải quyết về pháp lý.
Tôi tin rằng sau khi cắm cột mốc thì hai bên cần có thảo luận về việc
này.
|
Người ta nay chỉ đến và làm ăn, mà cái đó tôi không nghĩ sẽ có một hệ luỵ gì về kinh tế hay xã hội
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính
|
...
Còn người Việt Nam thường cảnh giác các láng giềng lớn như Trung Quốc
trước đây. Nhưng bây giờ tôi nghĩ không còn sự lo ngại đó nữa vì tôi
nghĩ các quy định, cũng như các mối liên hệ đã trở nên rõ ràng hơn
trước. Người Việt nay chắc cũng không lo ngại người Trung Quốc đến buôn
bán rồi ngụ cư ở Việt Nam một cách trái phép. Người ta nay chỉ đến và
làm ăn, mà cái đó tôi không nghĩ sẽ có một hệ luỵ gì về kinh tế hay xã
hội...
Tôi nghĩ có
hai đường biên giới cần phải phân biệt, một mặt là đường biên giới vật
chất, với những cột mốc. Và mặt kia là đường biên giới mơ hồ, trừu
tượng hơn, ám ảnh trong suy nghĩ con người. Đường biên giới này phải
được xây dựng bằng lòng dân mà nếu thiếu sẽ đặt ra những ngóng trông
hoặc so sánh trong các quan hệ tộc người.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Chính là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Đại học KHXH và Nhân văn Hà
Nội. Mời quý vị nhấn chuột vào đường dẫn ở trên để theo dõi toàn văn cuộc
|