VNExpress
đưa tin, ngay ngày đầu năm 2009, thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh quyết
định cho thôi chức ông Lê Hoàng, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ và ông
Nguyễn Công Khế, tổng biên tập tờ Thanh Niên.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Báo
chí Việt Nam được thoải mái khi tường thuật các sinh hoạt không mang
tính chính trị hoặc không ảnh hưởng đến quyền lợi của đảng CSVN. hình:
giới phóng viên vây quanh danh thủ Ronaldinho, khi đội tuyển Olympic
Brazil đến Hà Nội đá giao hữu hôm 1-8-2008.
Đây
là hai tờ báo có số lượng phát hành hàng đầu tại Việt Nam và được xem là mang nội
dung phóng khoáng rất ăn khách.
Mời
quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết về thông tin này.
Cơ
quan hữu trách đã không đưa ra lời giải thích nào về việc thay thế hai ông Lê
Hoàng và Nguyễn Công Khế mà chỉ thông báo vắn tắt là ông Vũ Văn Bình, phó tổng
biên tập báo Tuổi Trẻ được cử thay thế ông Lê Hoàng và ông Đặng Thanh Tịnh, phó
biên tập báo Thanh Niên, được giao trách nhiệm điều hành tờ báo, trong khi chờ
bổ nhiệm tổng biên tập mới.
Lượng
phát hành mỗi ngày của tờ Tuổi Trẻ có lúc lên tới 500 ngàn bản, trong khi báo
Thanh Niên cũng đạt hơn 400 ngàn bản.
Lạm dụng quyền tự do dân chủ?
Dư
luận trong nước vẫn còn nhớ là vào tháng 10 năm vừa qua, nhà báo Nguyễn Việt
Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ đã bị xử lý về tội “lạm
dụng quyền tự do dân chủ gây tác hại đến quyền lợi quốc gia”.
Việc Hà Nội thay thế hai ông tổng biên tập mà không
có lời giải rõ ràng nào, chứng tỏ nhà nước Việt Nam vẫn chưa thật sự muốn cởi nới
với ngành truyền thông, thực tế cho thấy là chánh quyền gia tăng kiểm soát các
website, các blog, những người truy cập Internet và sẵn sàng xử lý những nhà
báo từng phanh phui sự thật, công lý và lẽ phải, xét thấy bất lợi cho chế độ cầm
quyền.
Bà Clothilde Le Coz, Trưởng Văn Phòng Internet của
RSF
Theo
giới cầm bút trong nước thì hai nhà báo vừa kể bị rắc rối với pháp luật, vì hai
ông đã có loạt bài phanh phui tham nhũng xảy ra tại bộ giao thông, qua dự án
xây dựng PMU 18, mà số tiền biển thủ lên tới hàng triệu đô la Mỹ, do một vài
viên chức đầu não ném vào các vụ cá cược bóng đá quốc tế, cách đây gần 3 năm.
Sau
khi tin thay thế hai tổng biên tập của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ được phổ biến,
một blogger có tên là Công Luận cho là “hai
nhà báo Lê Hoàng và Nguyễn Công Khế đã bị “trừng phạt” sau một phiên họp cấp
cao tại Hà Nội, và quyết định này chứng tỏ hai tờ báo ăn khách này đang gặp vận
xui và có thể gặp khó khăn.”
Tự do ngôn luận, báo chí?
Khi
được phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi hỏi ý kiến của ông về sự thay đổi nhân sự
quan trọng tại báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, luật sư Lê Quốc Quân, một người cầm
bút từng bị ngồi tù sau chuyến tu nghiệp và tham quan Hoa Kỳ cho biết, hiện nay
trong nước, nguyện vọng dân chủ được công khai bày tỏ, ngay ở chốn đông người:
“
Chúng tôi đang có buổi gặp mặt đầu năm trong một quán ăn ở Saigon, có luật sư
Lê Trần Luật, và một số nhà báo bên cạnh, để cùng nói lên mong ước dân chủ, tự
do, mặc dù có công an chung quanh. Bây giờ hầu như sự sợ hãi không còn nữa, ai
nấy đều tin rằng quyền tự do ngôn luận sẽ được phát huy, sự thật sẽ được tôn trọng.”
Theo
ông thì việc thay thế hai ông tổng biên tập tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, có thể
là một dấu hiệu tích cực cho làng báo Việt Nam:
“Biết
đâu những nhân vật mới sẽ đẩy mạnh lý tưởng dân chủ hơn nữa so với hai ông tổng
biên tập vừa bị thay thế, hầu đáp ứng với nhiệm vụ của ngành thông tin, truyền
thông trong giai đoạn tới.”
Không được gây bất lợi cho đảng và nhà nước
Trong
khi đó, một nhà báo nước ngoài là bà Clothilde Le Coz, Trưởng Văn Phòng
Internet của RSF, tức tổ chức phóng viên không biên giới từ Paris, Pháp, là người
thường xuyên theo dõi hoạt động báo chí tại Việt Nam thì lại có nhận định khác:
“Việc
Hà Nội thay thế hai ông tổng biên tập mà không có lời giải rõ ràng nào, chứng tỏ
nhà nước Việt Nam vẫn chưa thật sự muốn cởi nới với ngành truyền thông, thực tế
cho thấy là chánh quyền gia tăng kiểm soát các website, các blog, những người
truy cập Internet và sẵn sàng xử lý những nhà báo từng phanh phui sự thật, công
lý và lẽ phải, xét thấy bất lợi cho chế độ cầm quyền.”
Theo
hãng thông tấn AFP thì chủ trương kiểm soát báo chí đã được thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng nhắc tới trong thông điệp đầu năm 2009 khi ông tuyên bố rằng, ngành thông
tin, truyền thông phải chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin chính xác
liên quan đến chính sách cũng như hoạt động của đảng và nhà nước, trong việc hướng
dẫn dư luận.
Điều
ông nhấn mạnh có thể ứng dụng đối với các nhà báo bị xử lý hay bị thay thế hay
không, khi họ chỉ biết nói lên sự thật, mà Hà Nội không muốn nghe, không muốn
biết?