|
|
Thác Bản Giốc là một trong các địa danh được nhắc tới |
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng nói không có việc "Việt Nam mất đất" sau khi thông báo hoàn tất phân giới cắm
mốc với Trung Quốc.
Ông Dũng đã có bài phỏng vấn được đăng tải trên một số tờ báo trong nước, trong đó ông đưa ra một số chi tiết
cụ thể.
Một trong những thành tựu mới đạt được trong vòng đàm phán lần này, theo ông, là "hai bên đã thống nhất biện
pháp giải quyết cả gói đối với hai khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân (bãi Tục Lãm)".
Ông
thứ trưởng được trích lời nói: "Tại thác Bản Giốc, thác cao và là
thác phụ hoàn toàn thuộc Việt Nam, với thác chính hai bên thoả thuận
đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa cuả
mặt thác chính, sau đó tiếp tục đi theo dòng chảy chính của sông Quây
Sơn".
"Tại cửa sông Bắc Luân, đường biên giới bắt đầu từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ."
Ông cũng khẳng định rằng, không hề có chuyện nhân nhượng và Việt Nam cắt đất "cho nước này, nước kia".
'Chưa thuyết phục'
Nhận
xét về thỏa thuận liên quan thác Bản Giốc, nhà nghiên cứu
Trương Nhân Tuấn, tác giả cuốn "Biên giới Việt-Trung 1885-2000:
Lịch sử hình thành và những tranh chấp" nói giải thích của
thứ trưởng Vũ Dũng là "chưa thuyết phục".
Ông Tuấn nói theo các tài liệu mà ông tham khảo bấy lâu nay, kể cả tài liệu chính thức của Pháp và Nhà Thanh,
"thác Bản Giốc đều hoàn toàn thuộc về Việt Nam".
|
Thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Có tài liệu còn nói nó nằm bên trong, cách biên giới tới hai
cây số.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn
|
"Có tài liệu còn nói thác Bản Giốc nằm bên trong, cách biên giới tới hai cây số."
"Tôi rất ngạc nhiên về kết quả liên quan tới ngọn thác này."
Về
một khu vực khác được dư luận quan tâm là Hữu nghị quan, còn
gọi là Ải Nam Quan, thứ trưởng Vũ Dũng cho biết: "Theo các tài
liệu lịch sử đang được lưu giữ, Trấn Nam Quan hay còn gọi là Ải Nam
Quan đều nằm bên phía Trung Quốc".
"Dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực cửa khẩu Hữu nghị là mốc 19 cũ do Pháp Thanh cắm năm 1894."
Theo ông, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, "phù hợp với lịch sử và thực
tiễn quản lý".
|