Cuối
cùng, thì những đồn đoán về sự ra đi của 2 nhân vật đứng đầu 2 trong số
những tờ báo lớn nhất Việt Nam, là tờ Thanh Niên và tờ Tuổi Trẻ, cũng
đã diễn ra.
Những bổ nhiệm tạm thời cho thấy, cả 2 tờ báo, tối
thiểu là trong giai đoạn trước mắt, không có người đứng đầu về mặt nội dung.
Biên tập viên Thiện Giao trình bày.
Từ
vụ tham nhũng ở PMU 18
“Một
ma trận báo chí.” Một nhà báo Việt Nam nói như vậy về toàn bộ diễn tiến sự việc.
Thật ra, sự ra đi của 2 ông Lê Hoàng, Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ, và Nguyễn
Công Khế, Tổng Biên Tập báo Thanh Niên, chỉ là sự tiếp diễn của một chuỗi sự kiện
bắt đầu từ vụ tham nhũng ở PMU 18.
Trong
vài tháng qua, làng báo Việt Nam chứng kiến hình thức kỷ luật hoặc sự ra đi của
nhiều phóng viên, tổng biên tập, phó tổng biên tập nhiều tờ báo; từ các phóng
viên Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, rồi đến phó tổng biên tập Quang Vĩnh,
Huỳnh Sơn Phước, và nay là các tổng biên tập Lê Hoàng, Nguyễn Công Khế.
Nhớ
lại, ngày 14 và 15 tháng Mười vừa qua, 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt
Chiến bị mang ra xử tại Hà Nội. Thời điểm ấy, có tất cả hơn 21 nhà báo của nhiều
tờ báo trên cả nước bị triệu tập ra Hà Nội trong nhiều vai trò khác nhau để phục
vụ cho phiên xử. Trong số này, tờ Tuổi Trẻ bị triệu tập đông nhất, gồm một tổng
biên tập, hai phó tổng biên tập, trưởng văn phòng đại diện Hà Nội, một biên tập
viên và một phóng viên.
Cách
hành xử của nhà nước Việt Nam đối với giới nhà báo gây ra sự bất bình. Sự bất
bình này đánh đồng tất cả các nhà báo đã bị kỷ luật ngang với nhau, theo cách
là: tất cả những người này có chính kiến, yêu nghề, có lòng tự trọng nghề nghiệp,
và họ phải trả giá cho hoạt động của mình.
Một
nhà báo Việt Nam
Trong
thời gian ấy, trên mạng Internet, người ta thấy loan truyền một đoạn ghi âm dài
được nói là âm thanh của một buổi “hội thảo” tại
Ban Tuyên Giáo Trung Ương, trong đó có sự tham dự của ông Tô Huy Rứa, Trưởng
Ban Tuyên Giáo Trung Ương, và 2 báo cáo viên là trung tướng công an Vũ Hải Triều
và phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hoàng Nghĩa Mai.
Một
nhân vật có mặt tại Hội Thảo, đã phát biểu rằng vụ bắt phóng viên “khiến dư luận
cộng hưởng rất nguy hiểm.”
“Chúng ta thiếu
gì cách bắt. Tôi tin chắc ông Quắc, ông Huynh không chạy trốn. Ông Hải, ông Chiến
chắc chắn không chạy trốn. Chúng ta không bắt lúc này thì bắt lúc khác, có gì
đâu. Tại sao bắt ngay lúc Đại Hội Phật Đản Toàn Thế Giới đang đến. Có người nói
đây là việc làm vô chính trị. Càng bức xúc hơn khi những vụ việc này xảy ra vào
thời điểm rất nguy hiểm, khi chúng ta vừa phá hội trường Ba Đình xong, gây bức
xúc dư luận; chúng ta vừa họp Quốc Hội xong, vấn đề sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội,
gây bức xúc. Nay thả Nguyễn Việt Tiến, bắt nhà báo, bắt công an, khiến dư luận
cộng hưởng rất nguy hiểm.”
Giá
phải trả lòng yêu nghề và sự tự trọng nghề nghiệp
Nhà
báo Việt Nam ẩn danh nói rằng, hàng loạt vụ sa thải các nhân vật chủ chốt cũng
như hàng ngũ phóng viên tạo ra tâm lý rằng tất cả những người này đều là nạn
nhân đang trả giá cho lòng yêu nghề và sự tự trọng nghề nghiệp của mình. Nhà
báo này nói, rõ ràng là “không tiện khi phê phán trực tiếp cá nhân,” nhưng
“đánh giá như thế là không chính xác.”
“Cách hành xử của
nhà nước Việt Nam đối với giới nhà báo gây ra sự bất bình. Sự bất bình này đánh
đồng tất cả các nhà báo đã bị kỷ luật ngang với nhau, theo cách là: tất cả những
người này có chính kiến, yêu nghề, có lòng tự trọng nghề nghiệp, và họ phải trả
giá cho hoạt động của mình.”
Anh
nói thêm, là trong số những người bị kỷ luật, thì ông Lê Hoàng, Tổng Biên Tập
báo Tuổi Trẻ, được nhiều đồng nghiệp đánh giá cao về bản lĩnh và lòng tự trọng
nghề nghiệp.
“Lê Hoàng là người
hiền lành, sống rạch ròi, không thủ đoạn. Vì vậy, khi Lê Hoàng được điều về báo
Tuổi Trẻ, nhiều người e ngại hiền quá thì không điều động trong vai trò tổng
biên tập một tờ báo như Tuổi Trẻ. Nhưng thực tế cho thấy, cách hành xử của Lê
Hoàng cho thấy, dù là một người “lành,” Lê Hoàng là người biết chịu trách nhiệm.”
Theo
thông tin trên blog của nhà báo Huy Đức, thì “Trong những lúc khó khăn nhất, Lê Hoàng luôn có mặt bên Nguyễn Văn Hải.
Đặc biệt, giới quan sát rất cảm kích khi thấy Lê Hoàng đã giữ được tư cách một
nhà báo khi trong suốt thời gian chiếc ghế của ông bị lung lay, ông đã không hề
“chạy chọt.””
Cũng
theo blog này, các ông Đặng Thanh Tịnh, phó Tổng Biên Tập tờ Thanh Niên và ông
Vũ Văn Bình, phó Tổng Biên Tập tờ Tuổi Trẻ, sẽ phụ trách 2 tờ báo này trong khi
chờ nhân sự mới.
Cả
2 người thay thế hiện đang chịu trách nhiệm trị sự của 2 tờ báo. Như vậy, tối
thiểu, cho đến ngày có nhân sự mới, Tuổi Trẻ và Thanh Niên không có người đứng
đầu về mặt nội dung.