Thứ Ba, 2024-11-05, 8:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 6 » Việt Nam Giữ im lặng Trước thỏa thuận Biên giới với Trung Quốc
10:22 AM
Việt Nam Giữ im lặng Trước thỏa thuận Biên giới với Trung Quốc
Khi năm mới bắt đầu, báo chí Việt Nam theo thông lệ tràn ngập những bài vở tin tức tốt lành.

Những tin bài được sắp xếp loại từ những tín hiệu tích cực trong nền kinh tế, cho tới chiến thắng mới đây trong một giải vô địch bóng đá khu vực.


Thế nhưng, một trong những sự kiện quan trọng nhất - việc phân định ranh giới trên đất liền với Trung Quốc - đã và đang được giữ kín chặt chẽ chỉ được phô bày trong phạm vi giới hạn, ngay cả những phương tiện truyền thông trực tuyến hàng đầu.


Chỉ vài giờ trước khi thời hạn cuối cùng cho bản thỏa thuận chấm dứt, các nhóm thương thảo của Việt Nam và Trung Quốc đã loan báo một sự nhất trí.


Hiệp định này đã và đang kéo dài gần 35 năm kể từ khi Hà Nội và Bắc Kinh bắt đầu thảo luận về đường biên giới và gần một thập kỷ kể từ khi hai bên ký một thỏa thuận khung về biên giới trên đất liền.


Quá trình phân định ranh giới toàn bộ đường biên giới trên lãnh thổ nội địa giữa hai nước giờ đây đã và đang được hoàn tất chính thức.


Thành quả của công việc khó khăn gian khổ này không đáng được đưa tin tức tin tức rầm rộ rõ ràng hơn hay sao?


Hạ giọng


Ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội và biên tập viên báo chí hiện đang sống lưu vong, đã cho rằng việc thông báo vào phút cuối như vậy cho thấy những dấu hiệu hoàn toàn do "sức ép về thời hạn cuối cùng".


"Có vẻ như họ (Việt Nam và Trung Quốc) đã ở trong tình trạng chịu sự câu thúc về thời gian ghê gớm để hoàn tất thỏa thuận, thậm chí khi không phải tất cả các điều khoản đã được đồng ý và thực hiện," ông nói.


"Câu hỏi ở đây là: ai gây sức ép lên ai?" ông Tín nhận xét thêm.


Nhiều người ở Việt Nam tin rằng chính phủ của họ đã bị Bắc Kinh thúc ép trong việc thông qua lần cuối cùng các thỏa thuận với nội dung chỉ có lợi cho phía Trung Quốc.


Một số người còn lo ngại rằng Hà Nội đã nhường quá nhiều đất, mối quan ngại của họ đã được kích động thêm bởi thực tế là không công bố công khai bản đồ chi tiết về những đường biên giới được thỏa thuận.


"Không có sự nhượng bộ nào"


Chính phủ Việt Nam luôn phủ nhận là đã có bất cứ sự nhượng bộ nào.


Ông Lê Công Phụng, đại sứ tại Liên hiệp quốc và là cựu trưởng đoàn của ban viên giới chính phủ, đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn tháng Chín rằng Việt Nam giữ đúng theo những tuyên bố về lãnh thổ đã được thực hiện trong hai hiệp định lịch sử được ký kết bởi chính quyền thuộc địa Pháp trước đây và Triều đình nhà Thanh của Trung Quốc năm 1887 và 1895.


"Đối với một vài khu vực đặc biệt, hai bên có thể, thông qua những cuộc thương thảo thân thiện, có sự điều chỉnh thích hợp hơn trên tinh thần thông cảm và thỏa hiệp lẫn nhau, công bằng và hợp lý," theo ông Phụng được Thông tấn xã Việt Nam trích lời.


Ông cũng nói rõ rằng một sự xác định rõ ràng hơn về đường biên giới trên bộ giữa hai nước là cần thiết cho "quản lý tốt hơn và duy trì sự ổn định trong vùng biên giới".


Việt Nam và Trung Quốc đã từng giao tranh trong một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào tháng Hai năm 1979, gây tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng của cả hai nước.


Minh bạch


Tình trạng phân định biên giới không rõ ràng đã gây ra những tranh cãi đôi lúc nổi lên giữa hai nước trong quá khứ.


Thế nhưng những người chỉ trích cho rằng, trong khi một đường biên giới được xác định rõ ràng hiển nhiên là điều cần thiết, song phải có sự minh bạch và hỏi ý kiến công chúng từ đầu đến cuối trong tất cả quá trình thương thảo.


Ông Hồ Văn Dương, từ Thành phố Hồ Chí Minh, đã viết cho Ban Việt ngữ đài BBC: "Hầu hết người Việt Nam đều không biết nhiều về nội dung bản thỏa thuận biên giới trên đất liền. Tại sao chúng tôi, những người mở mang và bảo vệ lãnh thổ của mình, lại không xứng đáng được hiểu biết nhiều hơn về sự kiện quan trọng nhất này?"


Một người khác, tên là Conan, đã khuyên chính quyền chớ có vội vã. Ông viết: "Chúng ta không nên tỏ ra vội vã trong những dự án làm đường của mình, tại sao lại phải vội vã trong việc ký kết các thỏa thuận biên giới?"


Chủ quyền tối cao về lãnh thổ là một vấn đề hệ trọng và là một mối quan tâm lớn của hầu hết người Việt Nam.


Cuối năm 2007, khi có tin Trung Quốc loan báo các kế hoạch thiết lập một đơn vị hành chính trên đảo Hải Nam để sát nhập các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp, những cuộc phản kháng đông đảo đã nổ ra tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.


Cả Việt Nam và Trung Quốc, cũng như một số nước khác, đều tự cho là có chủ quyền đối với khu vực giàu tài nguyên khoáng sản này.


Tình trạng khó xử


Ông Bùi Tín, một người hay lớn tiếng chỉ trích chế độ, đã nói rằng Hà Nội giờ đây đang phải đối mặt với một tình trạng vô cùng khó xử.


"Họ không muốn làm mếch lòng Trung Quốc song cũng không thể liều lĩnh trước những phản ứng và những chỉ trích mạnh mẽ từ công luận," ông nhận xét.


Theo ông Tín, bản tuyên bốocs nhiều chữ mập mờ được phát ra sau thông báo hoàn thành, nơi mà Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận "sớm hoàn thành và ký Nghị định thư Phân định Biên giới ... và sẽ tổ chức một buổi lễ vào một thời điểm thích hợp" có nghĩa là không phải cả hai nước đều đã đồng ý mà vẫn còn những công việc phải làm.


Hiệu đính: TBT Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

Category: Chính trị | Views: 886 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0