Cộng đồng người Khmer ở An Giang cho biết có một vị sư bị chính quyền dọa bắt hoàn tục nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Ký xác nhận tiền công quả là vi phạm giáo luận?
Nguồn tin từ cộng đồng người Khmer ở An Giang cho biết chính quyền
dọa bắt một nhà sư Khmer tại đây hoàn tục vào ngày 6 tháng Giêng tới với cáo buộc vị phạm giáo luật
trong việc ký giấy nhận tiền đóng góp xây dựng của Phật tử.
Cộng đồng người Khmer ở An Giang cho biết chính quyền
dọa bắt một nhà sư Khmer tại đây hoàn tục vào ngày 6 tháng Giêng tới với cáo buộc vị phạm giáo luật
trong việc ký giấy nhận tiền đóng góp xây dựng của Phật tử.
Quang cảnh trong một chùa tại An Giang, nơi 1/4 dân số là người Việt gốc Miên
Nhà sư bị dọa bắt hoàn tục tên là Chau Wanna, hiện đang làm trụ
trì tại chùa Phnom Pi, thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhà sư cho
biết, lúc đầu chính quyền cáo buộc nhà sư quan hệ bất chính với
một phật tử người Việt tên là bà Nguyễn Thị Kim Chi, nhưng sau đó
lại cáo buộc tội danh khác không rõ ràng, và ông chưa hiểu lý do tại
sao.
Nguồn tin từ Phật tử người Khmer gần chùa Phnom Pi cho biết vừa
qua bà Nguyễn Thị Kim Chi có đóng góp khoảng 60 triệu đồng để xây dựng chùa này cho có vẻ khang trang. Sau đó thấy công
an lên xuống nhiều lần dọa bắt vị sư trụ trì chùa này hoàn tục.
Còn bà Chi cũng thừa nhận là có đóng góp xây dựng chùa này,
nhưng vì số tiền quá lớn, nên bà đề nghị ông sư trụ trì làm giấy
ký tên đóng dấu để con cháu biết sau này. Nhưng bà bị cáo buộc là
làm như thế sai luật nhà chùa.
Chính quyền quyền không nên giảng giáo luật
Ông Thuon Saren, lãnh đạo tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchea Krom có
trụ sở tại thủ đô Phnom Penh. Ông từng tu 9 năm
tại tỉnh Trà Vinh và từng dạy giáo luật
tại đây trước khi vượt biên sang Campuchia nói rằng trong giáo luật
không có điều khoản nào nghiêm cấm nhà sư ký tên đống dấu.
Ông từng tu 9 năm
tại tỉnh Trà Vinh và từng dạy giáo luật
tại đây trước khi vượt biên sang Campuchia nói rằng trong giáo luật
không có điều khoản nào nghiêm cấm nhà sư ký tên đống dấu.
Ông Thuon Saren, lãnh đạo nhân quyền Khmer
Theo ông thì việc chính quyền can thiệp vào công việc Phật giáo
không có gì mới ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ông đề nghị chính quyền
Việt Nam nên chấp dứt hành động này, và không nên giải thích giáo
luật một cách tùy tiện.
Hồi tháng 6 năm 2007 vừa qua, cũng có một nhà sư Khmer Krom tên là Tim
Sakhorn làm trụ trì chùa Phnom Den thuộc tỉnh Takeo của Campuchia bị
lãnh đạo Phật giáo nước này buộc hoàn tục với cáo buộc phá hoại
ban giao giữa 2 nước Việt Nam – Campuchia. Còn
thủ tướng Hun Sen của Campuchia thì cáo buộc thêm là nhà sư này vi
phạm giáo luật do quan hệ bất chính với phụ nữ.
Theo báo cáo của tổ chức nhân quyền ADHOC, sau khi hoàn tục, nhà
sư Tim Sakhorn bị tống lên xe của cận vệ thủ tướng Hun Sen rồi chở đi
mất. Sau đó truyền thông Việt Nam có lúc loan tin rằng nhà sư này
nhập cảnh trái phép vào Việt Nam nên bị bắt, có lúc cho rằng nhà sư
này bị chính quyền Phnom Penh trục xuất.
Đến cuối tháng 6 năm 2008 vừa qua, có tin cho là nhà sư Tim Sakhorn đã mãn
hạn tù tại Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền tiếp tục đề nghị chính
quyền Phnom Penh và Hà Nội cho phép nhà sư mất tích này được về
đoàn tụ gia đình tại Campuchia.