Thứ Tư, 2024-12-18, 8:26 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 7 » Campuchia nghĩ gì về ngày 7 tháng 1 năm 1979
7:23 PM
Campuchia nghĩ gì về ngày 7 tháng 1 năm 1979


2009-01-07

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam đưa quân sang Kampuchea đánh đuổi Khmer Đỏ xây dựng chính quyền Heng Somring và Hun Xen

Việt Nam giải phóng Kampuchea là thực tế lịch sử

Thủ Tướng Cambodia lớn tiếng đả kích những thành phần đối lập ở xứ Chùa Tháp vẫn thường coi hành động quân sự đó là một cuộc xâm lược của nước lớn Việt

Pol Pot 1925-1998
Pol Pot 1925-1998
người gây hãi hùng cho thế giới với chủ mưu giết gần 2 triệu dân Campuchia
Nam hiếp đáp láng giềng Chùa Tháp.  Nhiều người dân Kampuchea có ý kiến khác nhau về điều này.

Nếu ai không muốn nhìn nhận như thế thì người đó không phải con người, chỉ là con ác thú.  Đúng thế.  Không có ngày giải phóng mùng 7 tháng giêng năm 1979 thì ta có được những gì ta đang có ngày nay hay không?"
Ông Hun Sen

Việt-Long trình bày câu chuyện và phỏng vấn để tìm hiểu thêm ý kiến của một sĩ quan cao cấp thuộc Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từng có mặt trong đoàn quân viễn chinh từ những giây phút đầu tiên trên xứ Chùa Tháp,đó là cựu đại tá Bùi Tín. 

Thủ Tướng Hun Sen của Kampuchea hôm mùng 6 tại Phnom Penh lớn tiếng thoá mạ những người vẫn đả kích Việt Nam về việc đem quân sang Kampuchea hôm mùng 6 rạng mùng 7 Tháng Giêng cách đây 30 năm.  

Ông Hun Sen giận dữ nói rằng việc Việt Nam giải phóng Kampuchea là thực tế lịch sử.  "Dù ai có tư tưởng bất công và cực đoan đến đâu thì cũng phải nhìn nhận điều đó.  Nếu ai không muốn nhìn nhận như thế thì người đó không phải con người, chỉ là con ác thú.  Đúng thế.  Không có ngày giải phóng mùng 7 tháng giêng năm 1979 thì ta có được những gì ta đang có ngày nay hay không?"

Một y sĩ người Kampuchea sinh sống ở Maryland, gần thủ đô Washington của Hoa Kỳ, lại có ý nghĩ khác. Ông Kuch Chanly nói rằng "mùng 7 tháng giêng là ngày người Việt Nam xâm lược lãnh thổ Khmer một cách bất hợp pháp.  Vì vậy mùng 7 tháng giêng là ngày nhân dân Kampuchea mất độc lập và đó là ngày nguy hiểm nhất cho tương lai xứ sở của người Khmer."

Về phía người Việt Nam, chính quyền trong nước vẫn luôn biểu dương ngày mùng 7 tháng giêng năm 1979 là ngày giải phóng nhân dân Kampuchea khỏi ách diệt chủng của quân Khmer Đỏ, và được người Khmer nhớ ơn lâu dài.

Trên một khía cạnh, họ vẫn nhìn nhận đó là ngày bộ đội Việt Nam giải phóng nước bạn, nhưng mặt khác, họ cũng cho đó là hành động quân sự mang ý đồ xâm lược để đưa nước bạn vào vòng thống trị của chế độ Hà Nội.
Một số chiên binh Việt Nam

Tuy nhiên, cũng từ phía Việt Nam thì những chiến binh Quân Đội Nhân Dân từng chiến đấu tại xứ Chùa Tháp trong những năm đó, mà nay di trú ở nước ngoài, số đông ở Đông Âu, thì lại có ý kiến khác.  Trên một khía cạnh, họ vẫn nhìn nhận đó là ngày bộ đội Việt Nam giải phóng nước bạn, nhưng mặt khác, họ cũng cho đó là hành động quân sự mang ý đồ xâm lược để đưa nước bạn vào vòng thống trị của chế độ Hà Nội.

Việt Nam vào Campuchia năm 1979  là việc phải làm   

Để tìm hiểu, chúng tôi phỏng vấn nhà báo Bùi Tín, cựu đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, hiện sống lưu vong tại Paris vì không đồng tình với nhiều chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam.  

Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là lúc đó ông Bùi Tín đang ở cương vị gì trong đoàn quân Việt Nam tiến sang Kampuchea?

Ông Bùi Tín : Lúc bấy giờ tôi vẫn là Phó Tổng Biên Tập của báo Quân Đội Nhân Dân.

Việt Long : Thưa, ông Bùi Tín có theo chân đoàn quân viễn chinh của Việt Nam tiến sang Kampuchea từ những ngày đầu tiên hay không ạ?

Ông Bùi Tín : Vâng. Tôi đi chiều ngày mùng 6 đến tờ mờ sáng Ngày 7 Tháng Giêng 1979 thì vào đến sân bay Pochentong.

Việt Long : Tới khi bộ đội Việt Nam tiến sang Kampuchea và chiến đấu bên đó thì giữa những trận đánh thì ông thấy thái độ của người dân Kampuchea đối với Việt Nam như thế nào ạ?

Ông Bùi Tín : Có thể nói là sang thì không gặp được dân ngay bởi vì dân người ta bỏ chạy đi nhiều. Ngày đầu tiên vào Phnom Penh như là một thành phố ma, tức là không có người, chỉ có một số bọn Khmer Đỏ lác đác bắn lại được ít hôm thì nó cũng biến mất. Vào được đến một tuần lễ thì dần dần dân họ mới lục đục kéo về Phnom Penh.

Việt Long : Lúc họ về gặp bộ đội thì họ tỏ thái độ thế nào ạ?

Ông Bùi Tín : Họ mừng lắm. Họ trở về trông họ tất cả đều đi chân đất hết, tất cả đều gầy gò, ốm yếu, và họ bồng bế dắt nhau trở về. Và ai cũng mừng bởi vì người ta coi như được sống lại, cho nên họ rất là cảm động.

Việt Long : Như thế ông Bùi Tín có cho rằng những hành động quân sự của Việt Nam ở Kampuchea là một việc cần làm và nên làm hay không?

Ông Bùi Tín : Vâng. Bao giờ tôi cũng nghĩ rằng đây là việc rất cần làm, nên làm và đáng làm, bởi vì một là phía Khmer Đỏ khiêu khích dọc biên giới  suốt từ 1976-1977 cho đến 1978 chúng làm rất mạnh dọc kênh Vĩnh Tế, tức là nó giết dân mình không biết bao nhiêu mà kể.

Việt Nam ở lại Campuchia là sai lầm 

Việt Long : Như vậy thì ông nghĩ sao khi mà quốc tế trong thời gian đó và sau này họ lên án Việt Nam gọi là xâm lược Kampuchea và chiếm đóng nước Kampuchea trong một thời gian lâu dài như thế?

Ông Bùi Tín : Vâng. Có thể chia làm hai chuyện, tức là việc đánh sụp Khmer Đỏ thì tôi biết ngay là việc này cần làm, phải làm. Thế nhưng vào mà ở lâu đến như thế thì tôi nghĩ đây là một sai lầm, một khuyết điểm lớn. Đáng lẽ ta vào rồi ta phải giao lại cho Liên Hiệp Quốc hay giao lại cho Đông Nam Á.

Việc đánh sụp Khmer Đỏ thì tôi biết ngay là việc này cần làm, phải làm. Thế nhưng vào mà ở lâu đến như thế thì tôi nghĩ đây là một sai lầm, một khuyết điểm lớn.

Ông Bùi Tín

Lúc bấy giờ ta vào có một mình, sau đó lại ở lại. Lúc đầu thì cũng nghĩ rằng có thể rút nhanh. Lúc bấy giờ chính là chỉ huy là ông Lê Đức Anh cũng nghĩ sắp xong sắp xong rồi, thế nhưng mà từ 1980-1982 thì địch nó mạnh lên nữa mà tình hình chiến đấu của anh em mình vất vã lắm.

Việt Long : Thưa ông, nếu như vậy tại sao dường như lòng dân Kampuchea đối với chính phủ và quân đội Việt Nam có thay đổi, lúc đầu thì họ đón mừng, họ mừng rỡ, nhưng mà về sau có phải thực tế họ xoay ra oán ghét quân đội Việt Nam và quay sang giúp Khmer Đỏ chóng lại Việt Nam?

Ông Bùi Tín : Đúng là như thế. Có thể nói từ 1979-1980 thì tình hình còn rất tốt, nhưng từ giữa 1980 trở đi thì lực lượng bên kia lớn mạnh quá. Và lúc bấy giờ tôi cũng cảm thấy mình bị sa lầy to rồi. Và như vậy thì càng ngày càng bị thiệt hại rất là lớn và lại bị quốc tế trừng phạt cho nên nó tác động đến cả nội tình của Việt Nam do đó mà cả về chính trị, cả về kinh tế đều lâm vào rất là khó khăn, cho đến tận 1988 mới có thể rút hết và giao cho phía Hun Sen được.

Việt Long : Thưa ông, trong thời gian quân đội Việt Nam chiến đấu tại Kampuchea để xây dựng và bảo vệ chính quyền Phnom Penh thân Việt Nam chống lại Khmer Đỏ thì Việt Nam có thực hiện một chủ trương chính trị nào mà có thể làm mất lòng người Kampuchea hay không?

Ông Bùi Tín : Tôi nghĩ là do thái độ của mình, tức là về mặt lãnh đạo thì đảng chỉ muốn giải quyết xong Kampuchea để mà xây dựng thành một nước Đông Dương xã hội chủ nghĩa, tức là 3 nước vẫn theo quan điểm của đảng cộng sản Đông Dương cũ đó mà, tức là Lào, Cam Bốt, Việt Nam thành một đơn vị cộng sản hoá duy nhất chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo mà thôi.

Thế thì tôi nghĩ đấy là một chủ trương không hợp thời nữa. Do đó mà cái thắng lợi không xứng với những tổn thất mà Quân Đội Nhân Dân đã phải gánh chịu. Hàng ngày tôi ở lại đấy 3 năm mà thì tôi biết được rất rõ là số thanh niên Việt Nam mình bị hy sinh quá nhiều và không tương xứng với thắng lợi.

ông Lê Đức Thọ đã ngồi ngay cái ngai vàng của ông Sihanouk ở trong hoàng cung và xung quang ông, ông chỉ thị cho bạn như là chỉ thị cho cấp dưới của mình vậy
 Ông Bùi Tín

Cái lỗi sơ đẳng về chính trị

Việt Long : Vâng. Thưa ông, đó là chủ trương về chính sách, thế còn về mặt thực hiện chính sách, thực hiện chủ trương thì các cán bộ quân sự và chính trị của Việt Nam có làm điều gì khiến cho lòng dân họ ngã sang phía Khmer Đỏ hay không ?

 Ông Bùi Tín : Có thể nói rằng ngay từ những ngày đầu tôi dã cảm thấy không ổn là do ông Lê Đức Thọ được Bộ Chính Trị phân công chỉ đạo cái chiến dịch này và ở lại xây dựng chính quyền giúp cho bạn thì cái thái độ của ông Lê Đức Thọ cũng đã làm tôi cảm thấy không bình đẳng.

Bởi vì như những lần họp của chi bộ mới của chính quyền mới gồm những Pensovane, những Heng Somring các thứ thì ông Lê Đức Thọ đã ngồi ngay cái ngai vàng của ông Sihanouk ở trong hoàng cung và xung quang ông, ông chỉ thị cho bạn như là chỉ thị cho cấp dưới của mình vậy. Như là các anh phải chú ý, phải không được cho vợ con buôn lậu, nếu mà còn làm những việc lộn xộn thì hãy coi chừng đấy, và cứ như thế.

Tôi thấy tất cả mọi cái ta làm đáng lẽ ta phải giao cho bạn làm theo cái chủ quyền của bạn, nhưng mà thực tế thì không phải như thế. Do cái nếp như thế cho nên từ quân sự ông Lê Đức Anh cho đến các chuyên gia Việt Nam về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, đều là cư xử với bạn theo một kiểu là không bình đẳng.

Tôi cũng giúp cho bạn cái HPK tức là cái thông tấn xã, và sau đó giúp cho bạn 3 năm về xây dựng báo Nhân Dân của Kampuchea, thì tôi cũng thấy là cũng không ổn bởi vì chúng ta không hướng dẫn cho bạn để cho bạn tự làm, mà nhiều cái ta làm thay và ta làm theo kiểu chỉ thị, lãnh đạo chứ không phải khêu gợi và tôn trọng bạn.

Thì những điều đó là nhân dân và cán bộ bạn không thể đồng tình được. Thế nên chỉ những ngày đầu thì họ hoan nghênh mình, sau này nhân dân người ta vẫn ưu tiên giúp lực lượng Khmer Đỏ. Thì đấy là yếu tố dân tộc. Cho nên tôi cảm thấy là cái tổn thất không tương xứng với thắng lợi.

Category: Chính trị | Views: 1349 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 30
Khách: 30
Thành Viên: 0