|
|
HÀ NỘI - Rất rõ ràng, vấn đề đất đai, đặc biệt là đất đai tôn giáo vẫn đang là nổi ám ảnh của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.
Sau
hàng loạt biến cố vừa qua, nhà cầm quyền đang cố tìm cách thoát thân
khỏi tình trạng khó chịu này. Thế nên người đứng đầu chính phủ đã phải
ra một cái chỉ thị dài dòng cho vấn đề. Cái nghị định vừa mang tính
giải bày nguỵ biện, vừa mang tính hù dọa lỗi thời.
Đọc qua nội
dung nghị định, về hình thức, nó hoàn toàn giống với lối hành văn rập
khuôn của nhà cầm quyền. Trước hết vỗ về, tâng bốc cho dù hết sức gượng
ép. Sau đó sẽ là kể tội và cảnh cáo đến đối thủ.
Nhưng làm sao
có thể tin được vào những lời có cánh rằng, nhà cầm quyền cộng sản thật
tâm thừa nhận sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong quá trình "xây dựng chủ nghĩa xã hội", là "bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc", được "đảng,
nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền sinh hoạt theo đúng pháp luật và
nhu cầu chính đáng về nhà ở, đất phục vụ mục đích tôn giáo..". Cho
dù những điều khẳng định có cánh này đáng lý ra phải là điều đương
nhiên chứ không phải là một thứ ân huệ được xin cho - ban phát.
Giáo
hội có quyền đặc nghi vấn về chỉ thị này. Vì trong quá khứ nhà cầm
quyền cũng ra rả những luận điệu như thế, nhưng lời nói và hành động
thì hoàn toàn không giống nhau. Hậu quả thì ai cũng đã thấy.
Nói
về chuyện giao đất, có lẻ chưa giáo hội nào ở Việt Nam từng được nhà
nước này giao đất, cấp đất để sử dụng mục đích tôn giáo một cách tự
nguyện. Cái mong muốn đơn giản nhất của giáo hội là tài sản của mình
không bị trưng dụng bởi những chính sách pháp luật hết sức rừng rú phi
lý. Những tài sản đã bị tịch thu thì cần được sử dụng đúng mục đích
phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội, chứ không rơi vào tay quan tham.
Những tài sản bị tịch thu không được sử dụng đúng mục đích thì hoàn trả
cho giáo hội để phục vụ mục đích tôn giáo. Chỉ đơn giản là vậy, cách
hành xử hết sức hợp tình - hợp lý - hợp pháp này từ bao năm nay của
giáo hội đã không nhận được thiện chí từ nhà cầm quyền.
Trong
chỉ thị, ông thủ tướng vẫn... lạng lách đúng chổ này. Nói dong nói dài,
nội dung chỉ thị vẫn không chịu hoàn trả tài sản bị tịch thu không được
xử dụng đúng mục đích lại cho giáo hội, vẫn cố "thu hồi để phục vụ lợi ích quốc gia, mục đích công cộng". Trường hợp tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì sẽ "...xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo qui định của pháp luật".
Dụng ý của chỉ thị này không hề muốn hoàn trả lại các cơ sở này cho dù
chính quyền không có nhu cầu, trong khi giáo hội có nhu cầu xử dụng
chính đáng. Còn việc. ..tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo xây dựng
cơ sở mới thì phải hiểu là... nói để mà nói. Với những đường lối và
chính sách... "hết sức hợp lý" như vậy nên những tài sản giáo hội như
Toà khâm sứ, Giáo xứ Thái Hà... đã và đang biến thành những "công trình phục vụ công cộng" què cụt mà ai cũng thấy.
Sau
khi múa may đủ đường, cùng việc viện dẫn hàng loạt qui định pháp lý để
biện minh cho việc cướp tài sản. Mục đích cuối của chỉ thị là cảnh cáo
những tôn giáo muốn phát động việc đòi đất cho giáo hội. Vì điều đó
là... cố ý "gây rối loạn trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, vi phạm pháp luật" và sẽ bị "xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật".
Ai
đã từng sống và có những tương tác với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay
thì chắc chắn đã... thấm đòn bởi những văn bản dưới luật nhưng có hiệu
lực cao hơn luật. Cũng thấm đòn với cái lối "sản xuất" công văn nghị
định với nội dung đầy ổ gà ổ vị nhằm giăng bẫy người dân.
Nhưng
chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, những nhà lãnh đạo giáo hội hôm nay,
cùng với ý thức và sự cảnh giác của nhân dân. Không dễ cho những chỉ
thị đá giò lái kiểu này đi vào cuộc sống và cản trở công cuộc tìm kiếm
công lý và hoà bình cho giáo hội và dân tộc.
Hoa Lan Nguồn: VietCatholic
|