Phạm Thanh Nghiên, Một nhà Dân Chủ Can Trường trong Lao Tù
Hiền Vy - Thông Tín Viên RFA Jan 08 2009
Việt
Nam là một trong những quốc gia đã ký vào bản tuyên ngôn quốc tế Nhân
quyền, nhưng những quyền căn bản của con người, như tự do báo chí, tự
do tín ngưỡng, tự do hội họp vẫn chưa được tôn trọng tại đây. Vào dịp
kỷ niệm 60 năm bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ra đời, một số dân
biểu Hoa Kỳ đã viết thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để can thiệp với
chính quyền ViệtNam trả tự do cho những nhà dân chủ đang bị giam cầm,
trong số đó có nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày và cô
Phạm Thanh Nghiên
Cô Phạm Thanh Nghiên đã bị bắt vào ngày 18
tháng 9 năm 2008 lúc đang toạ kháng tại nhà trước 2 khẩu hiệu là “Hoàng
Sa và Trường Sa là của ViệtNam” và “Phản đối công hàm của Phạm Văn
Đồng”. Từ đó đến nay gia đình cô vẫn chưa được gặp cô và ngay cả luật
sư Lê Trần Luật, là người đã được cô ký giấy ủy quyền bào chữa cho cô
vẫn chưa được cơ quan an ninh cho gặp.
Vào ngày 7 tháng 1 năm
2009, khi thời hạn 4 tháng tạm giam cô Phạm Thanh Nghiên sắp chấm dứt,
luật sư Lê Trần Luật đã đến Hải Phòng để xem xét sự việc. Từ Hải Phòng,
ông đã cho thông tín viên Hiền Vy biết:
LS Lê Trần Luật: Cô
Phạm Thanh Nghiên đã bị bắt và đang bị tạm giam tại thành phố Hải
Phòng, cũng gần được 4 tháng rồi, tức là hết cái lệnh tạm giam cho nên
tôi đến trực tiép với cơ quan điều tra an ninh của Hải Phòng để xem sự
việc của cô Nghiên diễn biến như thế nào
Hiền Vy: Thưa luật sư, theo luật pháp của Việt Nam thì tạm giam thường kéo dài trong bao lâu?
LS Lê Trần Luật: Theo
luật Việt Nam thì họ có thể gia hạn tạm giam lần thứ nhất là khoảng 4
tháng, và họ có thể gia hạn lần thứ hai, như vậy tổng công chung là
tương đương khoảng 1 năm
Hiền Vy: Cô Phạm
Thanh Nghiên bị bắt khi đang toạ kháng tại nhà với 2 khẩu hiệu “Hoàng
Sa Trường Sa là của ViệtNam” và “Phản Đối Công Hàm của thủ tướng Phạm
Văn Đồng” thì thưa, an ninh ViệtNam điều tra về việc gì mà phải cần
nhiều thời gian như thế ?
LS Lê Trần Luật: Tôi
cũng đã đặt vấn đề này với cơ quan điều tra an ninh. Họ cho rằng cô
Nghiên có thể đã liên kết, hoặc có một tổ chức nào đó chung với cô
Nghiên làm việc này, chứ họ không tin rằng một mình cô Nghiên có thể
toạ kháng tại nhà. Họ nói với tôi rằng, họ đã nhiều lần khuyên bảo cô
Nghiên, họ đã dùng rất nhiều biện pháp an ninh ví dụ như là đe doạ,
thuyết phục … nhưng họ cho rằng cô ấy là người rất cứng đầu và đến lúc
cần thiết thì họ phải bắt. Ngoài ra, họ cho rằng có thể là có những vấn
đề khác, liên quan đến việc chống lại chế độ và họ bảo rằng công việc
điều tra của họ đang khá là phức tạp vì liên quan nhiều vấn đề. Do đó
cần thiét phải gia hạn tạm giam cô Nghiên trong một thời gian 4 tháng
tiếp theo
Hiền Vy: Trước đó vài tháng cô
Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã làm đơn xin được biểu tình,
chiếu theo điều luật 69 của Hiến Pháp ViệtNam. Thưa việc làm này có
liên quan gì đến việc cô Nghiên bị bắt giam không ?
LS Lê Trần Luật: Việc
cô Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa xin được biểu tình là hành động
hoàn toàn không sai pháp luật. Họ đã có nộp đơn, tức là họ đã làm theo
những thủ tục cần thiết mà pháp luật Việt Nam qui định. Việc này tôi
cho rằng không liên quan đến việc cô Nghiên bị bắt tạm giam, nhưng việc
cô Nghiên và ông Nghĩa làm, đã gây khó chịu cho chính quyền ViệtNam.
Lâu nay họ chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó, có 2 công dân
ViệtNam lại xin phép biểu tình. Điều này gây cho họ sự khó chịu và tôi
nghĩ, khó chịu là một trong những duyên cớ mà họ xét thấy cần thiết
phải có một biện pháp nào đó với cô Nghiên. Còn mà nó có liên quan đến
việc bắt tạm giam về tội chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa hay
không, thì theo tôi nó không có liên quan
Hiền Vy: Thưa, hiện tại cô Nghiên và ông Nghĩa đã bị bắt giam, thì việc xin phép biểu tình diễn tiến tới đâu rồi, ạ ?
LS Lê Trần Luật: Sau
khi cô Nghiên có đơn xin biểu tình và bị từ chối thì chúng tôi có đơn
khởi kiện ra tòa và tòa án đã từ chối với lý do là tòa không xử những
vụ như vậy. Sau đó cô Nghiên và ông Nghĩa đã khiếu nại với ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội về việc không cho phép biểu tình thì họ không trả
lời. Sau ngày cô Nghiên bị bắt, gia đình cô Nghiên có cung cấp cho
tôi một giấy mời của thanh tra thành phố Hà Nội, mời cô Nghiên lên làm
việc về vụ xin biểu tình. Nhưng đó là lúc cô Nghiên vừa bị bắt. Rồi hôm
qua, khi tôi quay trở lại nhà cô Nghiên thì tôi nhận được một công văn
trả lời của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định rằng UBND thành
phố Hà Nội không cho phép biểu tình là đúng. Vấn đề được đặt ra là hiện
nay 2 người này đang bị bắt giam nhưng cho mãi tới bây giờ thanh tra
của thành phố Hà Nội mới có công văn trả lời rằng việc không cho biểu
tình của chính quyền Hà Nội là rất đúng và 2 người này có quyền khiếu
nại lần thứ 2, nhưng cả 2 người này hiện đang bị tạm giam. Tuy nhiên
tôi sẽ tiếp tục công việc này vì ông Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm thanh
Nghiên đã có đơn yêu cầu văn phòng luật sư giúp cho họ. Tôi sẽ tiếp tục
công việc khiếu nại cái công văn vừa trả lời vào ngày 29 tháng 12 năm
2008 của thanh tra thành phố Hà Nội
Hiền Vy: Là người được cô Phạm Thanh Nghiên ủy quyền để bênh vực cho cô ấy, thưa luật sư đã gặp cô Nghiên sau khi cô ấy bị bắt chưa ạ ?
LS Lê Trần Luật: Đây
là lần thứ 3 tôi đến thành phố Hải Phòng và tôi vẫn chưa được gặp cô
Phạm Thanh Nghiên. Họ đã nói với tôi là họ chính thức từ chối luật sư
trong giai đoạn điều tra. Tôi nói với họ, nếu từ chối tôi thì yêu cầu
phải có văn bản của cơ quan an ninh. Họ đã hứa là thứ Sáu tuần này họ
sẽ trả lời bắng văn bản, tuy nhiên, sau đó họ lại gọi điện cho tôi,
quay lại cơ quan an ninh và họ trả lời rằng không có trả lời bằng văn
bản. Họ nói đây là vụ án an ninh quốc gia thì mặc nhiên tôi không được
tham gia, cho nên không cần phải trả lời văn bản với tôi. Cho nên đến
giờ này tôi vẫn chưa gặp được cô Nghiên
Hiền Vy: Thưa luật sư có gặp được người nhà của cô Nghiên không ? Họ có chia sẻ gì với LS không ?
LS Lê Trần Luật: Tôi
gặp bà Lợi là mẹ của cô Nghiên và các bà chị của cô Nghiên, họ có báo
cho tôi biết rằng cơ quan an ninh đến nhà, cầm theo một lá thư, bảo là
thư của cô Nghiên viết từ trong trại giam ra. Trong bức thư đó yêu cầu
gia đình giao nộp cái hộ chiếu và cái điện thoại di động của cô Nghiên
cho cơ quan an ninh nhưng mẹ và chị của cô Nghiên khẳng định đó không
phải là chữ viết của cô Nghiên, nhưng sau đó 1 tuần thì mẹ cô Nghiên
cũng đã đem cái hộ chiếu và điện thoại di động của cô Nghiên nộp cho cơ
quan điều tra an ninh
Hiền Vy: Tình trạng sức khỏe của cô Nghiên như thế nào ? Thưa ông có được gia đình cô ấy chia sẻ gì không ?
LS Lê Trần Luật: Cô
Nghiên chỉ cao chừng 1 mét 42, và trước khi bị bắt thì nặng khoảng 32
kilo. Nhưng thông tin từ cơ quan an ninh là bây giờ cô ấy cân nặng
khoảng chừng 30 hay 31 kí gì đó. Vừa qua cô ấy ốm (bệnh) cơ quan an
ninh đem thuốc vào thì cô ấy từ chối . Cô ấy chấp nhận bệnh tật chứ
không uống thuốc từ cơ quan an ninh. Cô ấy là một người rất nhỏ con
nhưng có một ý chí rất kiên cường. Khi bệnh vẫn từ chối, không uống
thuốc của trại giam, của cơ quan an ninh
Hiền Vy: Thưa luật sư có muốn chia sẻ gì về trường hợp của cô Phạm thanh Nghiên với thính giả của đài Á Châu Tự Do không ạ ?
LS Lê Trần Luật: Đây
là một phụ nữ có ý chí kiên cường và trong tình trạng bị cô lập và bị
tước đọat sự tự do như vậy thì rất mong công luận lên tiếng bảo vệ cô
ấy để giúp cho cô ấy sớm có được quyền tự do để tiếp tục con đường đấu
tranh cho dân chủ
Hiền Vy: Xin cám ơn luật sư Lê Trần Luật
|