Thứ Sáu, 2025-01-24, 1:35 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 10 » Nhân quyền theo quan điểm của Đảng và Nhà nước VN
4:45 PM
Nhân quyền theo quan điểm của Đảng và Nhà nước VN
2009-01-09

Học viện chính trị, hành chánh quốc gia Hồ Chí Minh hôm 8-1 đã tổ chức hội thảo nhằm đánh giá công tác nghiên cứu, giáo dục về nhân quyền, theo quan điểm và chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam.

RFA PHOTO

Công an ngăn cản một nữ giáo dân phía trước phiên tòa xử 8 giáo dân Thái Hà hôm 8-12-2008.


Quyền con người ở VN 

Lên tiếng tại cuộc hội thảo, giáo sư Nguyễn Đăng Thành, phó giám đốc học viện chính trị, hành chánh quốc gia nói, giáo dục về quyền con người gắn liền với tuyên truyền quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước về quyền con người, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể chính trong việc thực thi, giám sát việc bảo vệ quyền con người.

Ông cho biết, vấn đề quyền con người chính thức được quan tâm nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ giữa thập niên 80.

Dịp này, tiến sĩ Nguyễn Thị Báo thuộc viện nghiên cứu quyền con người cũng nhấn mạnh rằng, việc tuyên truyền các thành tựu cơ bản về quyền con người, mà nhà nước Việt Nam đã nỗ lực đạt được, giúp cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, phản bác lại những luận điệu vu cáo, bôi nhọ chế độ trên cơ sở lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch bên ngoài.

Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Thanh Tuấn, phó viện trưởng vịên nghiên cứu quyền con người cho rằng, đảng và nhà nước đã định hướng khá tòan diện quyền con người, từ quyền công dân, quyền tư tưởng, chính trị, dân sự đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Bạn nghĩ gì về tình hình nhân quyền ở Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn: email: vietweb@rfa.org hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA www.rfavietnam.com

Theo ông, các quyền của những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, như người nghèo khó, phụ nữ, trẻ em, cao tuổi, dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo,  đều được bảo vệ và nâng cao.

Thực trạng nhân quyền

Tuy nhiên theo luật sư Lê Trần Luật từ Hà Nội thì Việt Nam chưa hề có nhân quyền, nếu nhà nước nói là nhân quyền luôn được tôn trọng thì đó là điều không trung thực.

Phần thượng nghị sĩ Marco Perduca, thuộc đảng Cấp Tiến, thành viên ủy ban đối ngoại và nhân quyền thượng viện Ý thì nói rằng:

(Video: Phản ứng sau phiên xử 8 giáo dân Thái Hà)

“Hàng ngày, quốc hội Ý đều có thông tin đầy đủ về sinh họat kinh tế, tài chánh, thời cuộc tại Việt Nam, nhưng rất tiếc là không ai nói đến tình trạng nhân quyền, hay tự do tôn giáo nơi đây ra sao? 

Chính vì thế mà quốc hội Ý cần phải ghi nhận đầy đủ về những gì xảy ra mỗi ngày ở Việt Nam, mà chúng tôi được biết qua giới truyền thông quốc tế, là hầu như chuyện vi phạm quyền làm người,  khá phổ biến và đều khắp các tỉnh thành trong nước.

Chúng tôi yêu cầu Hà Nội cho phép quan sát viên của EU được đến thăm những khu vực từng xảy ra những trường hợp gây khó dễ cho sinh hoạt tôn giáo, những vụ đàn áp nhân quyền, để có thể kiểm chứng với những điều mà Hà Nội giải thích với công luận, cho rằng mọi sinh hoạt đều tự do.

TNS Marco Perduca

Mặt khác, để tìm hiểu sự vịêc tại chỗ, tháng 12 vừa qua, dân biểu Marco Panella đã cùng chúng tôi muốn đến thăm Việt Nam, và cho dù quốc hội Việt Nam đã có lời mời chính thức, cuối cùng chúng tôi gặp trở ngại, bị khước từ, không được phép nhập cảnh, nên đã không thể thực hiện được chuyến đi đó.”

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi, Thượng nghị sĩ Ý Marco Perduca, đang công tác tại Hà Lan, nhấn mạnh rằng, ông sẽ tiếp tục cuộc vận động từng theo đuổi lâu nay:

“Chúng tôi sẽ thường xuyên thu thập thông tin về quyền con người tại Việt Nam, trao đổi các diễn tiến với tất cả các quốc gia EU về những quyền căn bản của công dân Việt, trong các sinh hoạt chính trị, tôn giáo, đồng thời ghi nhận những trường hợp vi phạm nhân quyền xảy ra đều khắp và liên tục, đặc biệt là tại vùng Tây Nguyên, khu vực các sắc tộc thiểu số.

Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu Hà Nội cho phép quan sát viên của EU được đến thăm những khu vực từng xảy ra những trường hợp gây khó dễ cho sinh hoạt tôn giáo, những vụ đàn áp nhân quyền, mà các tổ chức quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International phát hiện, để có thể kiểm chứng với những điều mà Hà Nội giải thích với công luận, cho rằng mọi sinh hoạt đều tự do, thoải mái.

Nếu thực sự xảy ra những vụ vi phạm nhân quyền, chúng tôi sẽ yêu cầu EU ngưng tức khắc các khoản viện trợ kinh tế, tài chánh dành cho Hà Nội, vì thật là vô lý một khi tiền chi viện giúp cải tiến xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, lại được ngầm sử dụng vào chiến dịch xóa  bỏ quyền tự do, dân chủ của người dân Việt.” 

Lâu nay, trong các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngòai, giới lãnh đạo chính quyền Hà Nội luôn cho rằng cách thức hành xử trong vấn đề nhân quyền tùy thuộc vào thực tế của mỗi nước. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nhân quyền là vấn đề phổ quát và có những chuẩn mực chung mà mọi dân tộc trên thế giới cần phải tuân thủ.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 790 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0