Chính phủ Việt Nam đưa ra gói kích cầu trị giá 6 tỷ đô la nhằm kích thích nền kinh tế đang có chiều hướng suy giảm.
Photo courtesy of VietNamNet
Giai đoạn hiện nay, Chính phủ sẽ dồn lực, ưu tiên cho việc kích cầu - Ảnh: N.N
Liệu giải pháp
này có mang lại kết quả mà giới chức trong guồng máy nhà nước mong muốn hay
không, và ai sẽ là người hưởng lợi từ giải pháp này?
Mặc Lâm phỏng vấn
ông Nguyễn Trần Bạt, tổng giám đốc công ty InvestConsult tại Hà Nội để tìm hiểu
thêm ý kiến một chuyên gia tài chánh về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông, tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu đã có dấu
hiệu tiến sâu vào hệ thống kinh tế-tài chánh Việt Nam. Là người trực tiếp tư vấn
tài chánh cho nhiều doanh nghiệp lớn ở trong nước cũng như nước ngoài, ông có
nhận xét gì trước vấn đề lớn lao này ạ?
Khủng hoảng kinh
tế toàn cầu
Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu hiện nay là một hiện tượng rất đặc biệt, chắc chắn không giống với những
gì đã có trước đó. Trước đây thì khủng hoảng kinh tế đã xảy ra nhưng nó xảy ra
trong một bối cảnh tốc độ phát triẻn thấp của các nền kinh tế cá lẻ nó cũng thấp,
và xu hướng, hiện tượng toàn cầu hóa nó cũng ở một chừng mực nào đó. Nhưng bây
giờ phải nói rằng các nền kinh tế đan xen vào nhau và do đó có thể nói rằng khắc
phục cái hiện tượng khủng hoảng kinh tế hiện nay đối với các chính phủ có tầm vóc
như chính phủ Việt Nam, tức là những nước có những nền kinh tế cũng không phải
là nền kinh tế lớn, lại là một việc rất là khó.
Việt Nam chưa có
một nền kinh tế đủ trình độ chuyên nghiệp để sử dụng các biện pháp chuyên nghiệp
có chất lượng kinh tế học để mà giải quyết cái cuộc khủng hoảng. Dù có kích cầu
kiểu này hay vào túi ai đi nữa thì đều không có tác dụng cả. Và nó không có
cách gì để có thể vào đúng cái chỗ để mà nó cần phải có mặt cả.
TGĐ CT InvestConsult Nguyễn
Trần Bạt
Mặc Lâm: Ông có thể nói rõ hơn về những điều mà ông cho rất là
khó thì nó khó như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Khó là ở chỗ nếu như cô lập nền kinh tế
của mình lại thì mình không được hưởng cái ảnh hưởng của tốc độ phát triển của
kinh tế toàn cầu, và nếu mà mở nó ra thì nó cũng bị những cái ảnh hưởng mà thực
ra với trình độ của tất cả các chính phủ điều hành những nền kinh tế bé thì đều
không đủ trình độ để mà khắc phục các xâm nhập của những yếu tố tạo khủng hoảng.
Phải nói là như thế. Và đương nhiên chính phủ việt Nam cũng rơi vào tình trạng
như vậy. Tất cả những chế phẩm đặc biệt là chế phẩm tài chính nó thông minh vượt
quá sự hiểu biết của tất cả các chính phủ. Đặc điểm của những nước có nền kinh
tế chuyển đổi, tức là nền kinh tế đi ra từ nền kinh tế tập trung trước đây,
trong nước gọi là nền kinh tế tập trung bao cấp, với một tình trạng kinh nghiệm
như vậy thì chính phủ Việt Nam buộc phải dọ dẫm để đi tìm một giới hạn đúng cho
các giải pháp, và phải nói rằng sẽ rất là mất công và cái hy vọng thành công là
không nhiều lắm.
Mặc Lâm: Mới đây thì chắc như ông cũng đã biết rằng chính phủ
đã đưa ra giải pháp là dùng 6 tỷ đô la để kích cầu nền kinh tế đang bị suy thoái
đe dọa. Ông vừa nhắc đến những doanh nghiệp mà ông cho là vẫn mang nặng hình thức
kinh tế tập trung. Vậy liệu số tiền lớn lao này có thể chảy vào những tập đoàn
này hay không khi mà ai cũng thấy là sức mạnh của nó đang hướng dẫn nền kinh tế
cả nước, thưa ông?
Kinh tế Việt Nam
thiếu chuyên nghiệp
Ông Nguyễn Trần Bạt: Riêng vấn đề này thì xã hội hiện
nay cũng đang thảo luận chung quanh liệu cái 6 tỷ đôla này nó vào túi ai và nó
kích cầu hay nó tác động vào khu vực nào thì đấy là vấn đề mà ở trong nước người
ta bàn rất dữ. Các nhà chuyên môn cũng nói. Nhưng mà tôi thì có quan điểm hơi
khác, là Việt Nam chưa có một nền kinh tế đủ trình độ chuyên nghiệp để sử dụng
các biện pháp chuyên nghiệp có chất lượng kinh tế học để mà giải quyết cái cuộc
khủng hoảng. Dù có kích cầu kiểu này hay vào túi ai đi nữa thì đều không có tác
dụng cả. Và nó không có cách gì để có thể vào đúng cái chỗ để mà nó cần phải có
mặt cả. Việc phân phối những khoản tiền tài trợ đầu tiên nếu không minh bạch
thì rất có thể rơi vào túi hay vào các tập đoàn lớn, bởi vì phải nói rằng rất
khó để mà nói rằng các tập đoàn đúng thế, cái năng lực sản xuất của nó cũng là
rất kém, tức là đầu tư của nó không hiệu quả.
Mặc Lâm: Còn khả năng hấp thụ nguồn vốn này từ khu vực tư nhân
có khá hơn hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Khu vực tư nhân nói vậy thôi chứ còn
cũng không có lực lượng nào dám đứng ra nhận tiền, dám đưa ra các cam kết là sẽ
đóng góp một cách tích cực. Về tổng thể tôi nói rằng kinh tế Việt Nam nó không
có đủ các yếu tố chuyên nghiệp để sử dụng các biện pháp chuyên nghiệp như kích
cầu để mà khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
Mặc Lâm: Với tình hình bi quan theo nhận xét của ông như vậy
thì ông có thể cho biết là nguyên nhân chủ yếu phát xuất từ đâu hay không ạ?
… thì chắc chắn
cái đấy không rơi vào túi đại gia này đại gia kia ở trong nước đâu mà tôi cho
là rơi vào túi cái nền kinh tế Trung Quốc, tức là mình kích cầu hộ nền kinh tế
Trung Quốc.
TGĐ CT
InvestConsult Nguyễn Trần Bạt
Ông Nguyễn Trần Bạt: Chúng tôi có một hệ thống thuế lạc hậu vẫn
tiếp tục lạc hậu. Các chính sách thuế không hiệu lực trong thực tế và toàn bộ
cơ cấu tiền lương trong giá thành sản phẩm ở nền sản xuất Việt Nam là rất thấp.
Thứ hai nữa là chúng tôi có một hệ thống biên chế rất cồng kềnh của các cơ
quan, các cơ cấu của xã hội, cho nên phải nói rằng là không dùng biện pháp tăng
lương để mà kích cầu được, không dùng biện pháp gì để kích cầu được. Phải nói
thật là như thế.
Mặc Lâm: Như vậy thì theo ông hy vọng vào gói kích cầu này có
thể áp dụng vào đâu ạ?
Coi chừng kích cầu
kinh tế Trung Quốc
Ông Nguyễn Trần Bạt: Có lẽ cái kích cầu hợp lý nhất là tập
trung đầu tư vào các công trình công cộng, tức là phục vụ công ích và phải tổ
chức đấu thầu bình đẳng giữa các lực lượng tham gia thì may ra, may ra mới có
thể có tác dụng và nó cũng chỉ kích thích việc làm thôi chứ cũng không phải là
kích thích cái sức mua, phát triển các sản xuất đâu. Bởi vì phải nói thật là Việt
Nam ở cạnh Trung Quốc mà Trung Quốc là cái nền kinh tế có thể nói là cái thiên
đường của việc sản xuất những hàng hóa rẻ tiền và phải nói là nó rất phù hợp với
sức mua cũng như là với trình độ tiêu dùng hiện nay ở các nước lạc hậu ở chung
quanh Trung Quốc. Cho nên các nền kinh tế lân cận không cạnh tranh được với
Trung Quốc đâu trong việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng, và vì thế cho nên kích cầu
này về tổng thể nếu mà kích cầu theo đúng nghĩa tức là tăng sức mua các hàng hóa
công nghiệp thì chắc chắn cái đấy không rơi vào túi đại gia này đại gia kia ở
trong nước đâu mà tôi cho là rơi vào túi cái nền kinh tế Trung Quốc, tức là
mình kích cầu hộ nền kinh tế Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Nguyễn Trần Bạt đã dành thời gian cho
chúng tôi trong cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.