Thứ Sáu, 2024-04-19, 8:57 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 12 » Chính phủ VN có duy trì được đà cải cách?
5:25 PM
Chính phủ VN có duy trì được đà cải cách?

 
Thủ tướng Dũng được nhiều người xem có chủ trương ủng hô cải cách kinh tế
Thủ tướng Dũng được nhiều người xem có chủ trương ủng hộ cải cách kinh tế
Đà cải cách, tham nhũng và nguy cơ FDI giải ngân ít là một số chủ đề được bàn tới trong bài viết của doanh nhân Karl D John, người đã có 10 năm kinh nghiệm về thị trường Việt Nam.

Trong bài viết đăng trên Asia Times ngày 09/01, Karl D John chủ tịch TCK Group, hiện đang sống tại Hà Nội cho rằng hiện đang có những câu hỏi liệu giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam sẽ duy trì chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng hay không.

Sở dĩ có lo ngại từ giới đầu tư nước ngoài là vì khó khăn kinh tế nội địa và ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế bên ngoài đang đặt ra thách thức lớn đối với chính phủ Việt Nam.

Giới kinh tế gia tin rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 nhiều khả năng đạt 5%.

Hai năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội đã và đang học bài học khắc nghiệt rằng sự liên hệ nhiều hơn với hệ thống kinh tế toàn cầu có nghĩa là không thể tránh khỏi việc nhập khẩu sự bất ổn.

Hiện chưa thấy có các biện pháp công khai nào theo hướng bảo hộ kinh tế nội địa mặc dù giới phân tích lo ngại rằng một số phần tử bảo thủ trong Đảng Cộng Sản có thể tìm cách dùng luật để siết chặt đầu tư và vốn nước ngoài nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục suy yếu vào năm nay.

Một số phân tích gia nói rằng sức ép lạm phát lúc ban đầu bị trầm trọng hơn do chính sách tiền tệ cứng nhắc và đầu tư vào khu vực công bất hợp lý.

Hiện cũng có các câu hỏi về kế hoạch của chính phủ dùng thêm ngân sách để phục vụ cho các gói kích cầu trong bối cảnh vẫn đề xuất giảm thuế công ty và doanh thu xuất khẩu đang giảm đang là thực tế.

Mối lo tham nhũng

Quan chức Huỳnh Ngọc Sỹ bị cáo buộc nhận hối lộ

Tác giả Karl D John cũng bàn về lo ngại tham nhũng trong bài viết này.

Ông Michael Pease, Chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, được trích lời nói "tham nhũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với quá trình tiến bộ của Việt nam".

Mặc dù Nhật Bản tạm ngưng cấp ODA cho Việt Nam sau vụ cáo buộc nhân viên công ty PCI của Nhật hối lộ quan chức Việt Nam, nhưng ADB và World Bank vẫn tiếp tục cam kết hỗ trợ tài chính cho Hà Nội.

Tuy nhiên, tác giả cũng đề cập tới thực trạng khó khăn kinh tế tại Hoa Kỳ và Âu châu sẽ tạo khó khăn mới đối với Việt Nam.

Kể từ tháng Một năm 2006 tới tháng Mười một năm 2008, Đầu tư Trực tiếp của Nước ngoài (FDI) có khoản cam kết là 93.3 tỷ đôla.

Tuy nhiên chỉ có 22.3 tỷ đôla trong tổng số vốn cam kết được đưa vào đầu tư thực sự.

Khoảng trống đó có thể được xem một phần do tệ quan liêu, luật lệ thiếu rõ ràng, hạ tầng cơ sở kém và thiếu minh bạch.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng tăng quan ngại rằng giới đầu tư nước ngoài chuyển vốn về nước.

Điều đó có nghĩa là khoảng cách giữa vốn FDI cam kết và giải ngân sẽ ngày càng lớn hơn.

Và các yếu tố đó sẽ có thể là phép thử lớn nhất đối với nỗ lực cải cách kinh tế của Thủ tướng Dũng cũng như nỗ lực của ông trong việc tránh để phe bảo thủ cổ súy cho đường lối phát triển kinh tế bằng các biện pháp bảo hộ.


Unhappy VN
Chính phủ của ông Dũng khó có thể duy trì đà cải cách kinh tế như kế hoạch- đó là nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, VN không thể nằm ngoài quỹ đạo ấy. Lạm phát trong năm 2008 dự tính 15% thì đã xấp xỉ 25%; tăng trưởng kinh tế dự tính khoảng 8,5% thì chỉ đạt gần 6,5%; ngoài ra cán cân thương mại (ngoại thương) đều bị thâm hụt (xuất khẩu không đạt chỉ tiêu yêu cầu vì thị trường Âu-Mỹ rất kén chọn, và nhất là khi VN gia nhập WTO, trong khi nhập khẩu thì ồ ạt đến mức vô lý- như nhập muối ăn!), chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao đến chóng mặt do hậu quả của nhiên liệu tăng giá nhiều đợt đến nay không xuống dù giá nhiên liệu đã hạ mấy lần), tăng trưởng GNP/GDP đều không lấy gì làm khả quan...

Thêm vào những khó khăn kể trên, một vấn nạn hết sức bức xúc hiện nay là tệ hối lộ tham nhũng và bao che hối lộ tham nhũng. Hối! lộ tham nhũng đã và đang là tác nhân làm VN chậm phát triển, phá hoại đất nước và sói mòn lòng tin của người dân đối với NN. Tình trạng một số các quan cường hào ác bá, "giỏi" ăn nói nhưng kém kiến thức, đang tác quai tác quái ở nông thôn cũng góp phần không nhỏ vào sự chậm tiến của đất nước. Dự đoán kinh tế VN năm 2009 sẽ còn khó khăn hơn nhiều là điều khó tránh!

Rocket
Ngày xưa nhận chức bác Dũng nói đại loại là "Trên phương diện là thủ tướng VN tôi xin hứa sẽ giải quyết triệt để tình trạng tham nhũng và cam kết nếu không giải quyết được tôi sẽ từ chức". Thực ra trong thâm tâm tôi, tôi luôn nhĩ bác DŨng là người có tâm huyết đổi mới nhưng bác chỉ là hát cát trong cả bộ máy toàn những cái đẩu thủ cựu luôn ôm khư khư cái lợi ích của mình và đặt lợi ích của cá nhân trên lợi ích tập thể,

TTNT Saigon
Là một doanh nhân trong nước tôi đồng ý với nhận định của doanh nhân nước ngoài Karl D John. Tôi chưa chưa bao giờ đồng tình với đa số y kiến cho rằng: "Việt Nam đói vốn". Ngược lại, từ hồi gia nhập WTO đến nay Việt Nam mắc ngẹn vì no vốn và vì nuốt không trôi những đồng vốn ào ạt đổ vào. Nguyên nhân "mắc ngẹn" cũng đã rõ: 1)Bộ máy hành chính trình độ năng lực kém, cộng thêm quan liêu, nhũng nhiễu làm chậm tiến độ đầu tư. Đó là nguyên nhân chính dẫn tỳ lệ % giải ngân chậm, thấp. 2) Thủ tục hành chính nhiêu khê, lòng vòng, phức tạp. 3) Nguồn nhân lực trung cao cấp không thiếu trầm trọng. Dịch vụ hổ trợ cho nhà đầu tư mõng, rời rạc, yếu kém. 4) Hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, nhất là giao thông, điện, nước, hạ tầng thông tin. 5) Chính sách chồng chéo, thiếu tính ổn định, thiếu tính nhất quán khiến nhà đầu tư chưa an tâm bỏ vốn làm ăn. ..v..v.. Những vấn đề nêu trên không mới, nhưng cộng hưởng từ suy thoái toàn cầu trở nên trầm trọng. Nhà nước nào cũng kích cầu nền kinh tế bằng cách bơm tiền để chặn suy thoái. Riêng Việt Nam thì tiền không chưa đủ. Nhà nước cần thêm biện pháp đồng bộ để nuốt nhanh những đồng tiền biến nó thành dự án đầu tư, kinh doanh, sản phẩm, công ăn việc làm...

Co Nhi Sai gon
Cải cách mà bịt mồm bịt miệng, ngăn cản tự do ngôn luận thì trước sau gì cũng như con rắn quay lại tự cắn đuôi mình! Cải cách là một quá trình lâu dài, đòi hỏi có sự thống nhất, đồng thuận của toàn dân tộc. Nhưng mấy ông cộng sản quê ta giỏi lắm chỉ dám thả cho thiên hạ tự làm giàu thôi( vậy mới làm giàu"ké" cho mấy ổng được chứ ), còn tinh thần tự do, văn hóa tự do mấy ổng bóp nghẹt thở. Sự phình lên đột ngột của kinh tế song song với sự teo tóp đi của tâm hồn sớm muộn gì cũng tạo nên những biến dị xã hội. Đến chừng ấy, chế độ CS dẫu không còn, con người VN e rằng thương tích khó chữa đã đầy mình rồi!...

Ẩn danh
Cải cách của CP hiện thời theo hướng tăng tham nhũng, tăng giá sinh hoạt, tăng chênh lêch giàu nghèo thì cái “Cải cách” này phải dừng ngay lại. Các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng là phải rồi , họ có nghĩa vụ hoàn vốn càng nhanh để còn thu lãi.Hậu quả về môi trường và bất công xã hội họ đâu có quan tâm.Chỉ có điều bậu xậu thân tín vì quá tham lam nên thúc ép chính phủ trở nên “năng động” bất thường, gây ra quá nhiều đổ vỡ.Nay vợ chồng ông lão đánh cá lại quay về với túp lều , với máng lợn cũ. Đâu đó cũng là hậu quả của nền giáo dục cách mạng ngu dốt đem áp dũng vào kinh tế thị trường.

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 806 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0