Thứ Năm, 2024-11-21, 11:53 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 13 » Hiến chương 08 (Linh Bát) rung hồi chuông báo động ở Bắc Kinh
3:53 PM
Hiến chương 08 (Linh Bát) rung hồi chuông báo động ở Bắc Kinh
Ching CheongNguyên Hân chuyển ngữ


Kêu gọi thay đổi: Hiến chương 08 (Linh Bát) rung hồi chuông báo động ở Bắc Kinh



HƯƠNG CẢNG (Hong Kong) – Cái gọi là Hiến chương 08 ra đời tháng rồi bởi 300 nhà trí thức ở Trung Quốc có tiềm năng làm phá sản tính chính thống của đảng Cộng sản Trung Quốc nếu bản Hiến chương này ngày càng tiếp tục lôi cuốn thêm người ký tên ủng hộ.

Đó là lý do tại sao đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không muốn chần chờ và quyết định trấn áp nhóm này ngay. Nhà nước đã bắt một trong những tác gỉa của bản hiến chương này, Tiến sĩ Liu Xiaobo, và ông hiện vẫn đang bị giam tù, cũng như nhà nước đã thẩm vấn nhiều người ký tên ủng hộ khác.

Nhưng bất chấp những chiến thuật cứng rắn của nhà nước, hơn 5.000 người ở Trung Quốc đã bỏ tên họ vào danh sách ủng hộ bản Hiến chương trong vòng hai tuần sau khi bản Hiến chương xuất hiện trên mạng Internet, nhằm kêu gọi cho một sự thay đổi toàn diện hệ thống chính trị Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc có lý do chính đáng để quan tâm. Lịch sử đã chứng kiến những chế độ vững như bàn thạch sụp đổ bởi những kêu gọi thay đổi mềm mỏng, nhưng có lý, có lẽ phải, và kiên định.

Năm 1977, một nhóm học gỉa Tiệp (Czechoslovakian) đã ngồi lại cùng nhau để cho ra đời Hiến chương 77, nhằm kêu gọi cho nền dân chủ cởi mở, thông thoáng hơn. Mười hai năm sau, sự cầm quyền của chế độ cộng sản chấm dứt ở Czechoslovakia.

Búa và liềm của giai cấp tư sản đỏ bảo vệ đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh, nhưng liệu ... "còn đây có bao ngày, còn em hãy yêu tôi, dù đốt hết tuơng lai, dù có nhớ thương cũng hoài..." Nguồn: Straits Times
Giống như Hiến chương 77, trước đây đã kêu gọi tái xây dựng nền tảng đạo đức, luân lý vốn bị tàn phá đến nỗi biến mất dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản trong suốt ba mươi năm ở Czechoslovakia, Hiến chương 08 là một bản tuyên ngôn chính trị nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc. 19 điều kiến nghị của bản Hiến chương này có thể tước hết hoàn toàn quyền năng lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một trong những yêu cầu của bản Hiến chương là soạn lại Hiến pháp. Hiện tại, Hiến pháp Trung Quốc tôn thờ bốn nguyên tắc cốt yếu của ông “gia trưởng” Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và cam kết mỗi một người dân Trung Hoa đều đi theo con đường chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao (Marxism-Leninism-Maoism), là con đường xã hội, sự độc tài của giai cấp vô sản và cầm quyền bởi đảng Cộng sản Trung Quốc.

Như thế, bất cứ ai đặt vấn đề với sự độc quyền nắm lấy quyền lực của đảng Cộng sản trên lý thuyết đã là vi phạm hiến pháp và có thể đi tù. Soạn lại Hiến pháp sẽ bỏ đi phần bảo vệ pháp lý cho đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo sự suy diễn súng-và-viết của Mao Trạch Đông, sự cầm quyền và cai trị ở Trung Quốc được xây dựng vững chắc qua sự kìm kẹp cứng rắn của đảng lên quân đội cũng như qua sự thấm nhuần tư tưởng của người dân.

Nếu một trong hai điều này, hay cả hai, bị bỏ đi, thì sự cầm quyền của đảng cộng sản sẽ bị lung lay. Và thực vậy, chính đó là điều mà Hiến chương 08 kêu gọi trong điều năm và điều ba trong bản cương lĩnh của họ, nghĩa là không chính trị hóa quân đội và hủy bỏ sự giáo dục chính trị ở trường học, vốn tuyên truyền ủng hộ sự cai trị độc đảng.

Hai điều khoản yêu cầu khác – một tòa án độc lập và thành lập cộng hòa liên bang – cũng có thể làm lung lay đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lời kêu gọi hồi phục lại nền công lý là một vũ khí chết người chống lại chủ nghĩa cộng sản trong qúa trình tan rã Liên bang Xô-Viết và khối cộng sản Đông Âu trước đây. Ông Yegor Ligachev hồi tưởng lại trong hồi ký của mình, cuốn “Bên trong điện Cẩm Linh của Gorbachev”, sự sụp đổ của Liên bang Xô-Viết bắt đầu với việc công khai thảo luận những tội ác mà đảng cộng sản Sô-Viết đã từng nhúng tay vào thực hiện.

Ông Ligachev, người đã từng làm việc như nhân vật số hai của ông Mikhail Gorbachev dạo đó, nhớ lại làm thế nào mà những cuộc thảo luận đó đã đưa đảng cộng sản mất đi thẩm quyền đạo đức, luân lý để tiếp tục cầm quyền. Thực vậy, điều tương tự cũng đã xảy ra ở hầu hết các nước cộng sản Đông Âu: Sự sụp đổ uy quyền về mặt đạo đức, luân lý của nhà cầm quyền cộng sản đã đưa đến sự sụp đổ của thể chế cộng sản.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cam kết những điều sai trái đi ngược lại nguyện vọng của người dân. Nếu đảng thừa nhận những đòi hỏi trong Hiến chương 08 là đúng, và những sai trái cần phải sửa đối, công lý cần phục hồi, điều đó cuối cùng có thể gây nên sự tan rã cho chính đảng cộng sản Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã cố gắng sửa sai điều nguy hiểm này trước đây. Tháng Sáu năm 1981, tự thân đảng CSTQ đã cố duyệt qua Nghị quyết Những Vấn đề Lịch sử nhằm sửa lại những điều sai trái của Mao Trạch Đông.

Cuộc thảo luận trong nội bộ đảng đưa đến một đòi hỏi mạnh mẽ giữa những đảng viên đảng CSTQ, đó là lời kêu gọi dân chủ hóa cái hệ thống mà ông Đặng Tiểu Bình phải tuyên bố “bốn nguyên tắc cốt yếu” của ông ta để chấm dứt bất cứ cuộc thảo luận nào về những vấn đề lịch sử.

Điều tương tự cũng đã xảy ra ở hầu hết các nước cộng sản Đông Âu: Sự suy đồi, phá sản đạo đức, luân lý của nhà cầm quyền cộng sản đã đưa đến sự sụp đổ của thể chế cộng sản. Đường quyền của Hiến chương 08 nhằm đánh vào chỗ nhược này? Nguồn: bustill.blogspot.com
Bằng cách kêu gọi công lý cho lịch sử, những gì mà Hiến chương 08 này đang làm, thực sự là một cú dao đâm vào chỗ thịt mềm ở bụng dưới của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kêu gọi cho một nền cộng hòa liên bang cũng có khả năng làm mất quyền cai trị của đảng cộng sản và chính đảng Cộng sản, hơn ai hết, họ rất hiểu điều này.

Trước khi nắm được quyền lực trong tay năm 1949, một thủ đoạn đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để làm yếu đi chính phủ trung ương của Quốc Dân đảng là kêu gọi xây dựng một kiến trúc tương tự như kiểu liên bang. Theo một tài liệu của cộng sản Trung Quốc trước năm 1949, đâu có phải là không có những lời kêu gọi cho Đài Loan, Xinjiang, Hunan và những tỉnh khác được quyền tự trị hay những tỉnh gom lại với nhau thành những khối để có thể tự trị, và độc lập với nhà nước trung ương.

Hiến chương 08 cũng lập lại yêu cầu đòi hỏi dân chủ, một sự kêu gọi hầu như bị im hơi sau khi xảy ra sự cố Thiên An Môn năm 1989. Dân chủ ở đây bao gồm một hệ thống chính trị biểu thị một đặc điểm là tách rời quyền lực, một ngành tư pháp độc lập, một nền lập pháp dân cử và một sự bầu phiếu phổ thông. Hiến chương cũng kêu gọi sự tôn trọng nhân quyền, mà qua đó người dân được hưởng những tự do đã được Hiến pháp quốc gia hứa hẹn.

Từ quan điểm của đảng Cộng sản Trung Quốc, bản Hiến chương này ra đời ở vào một thời điểm bất lợi cho họ. Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSTQ ông Li Yuanchao đã thừa nhận ở một hội nghị toàn quốc hôm 28 tháng Mười Hai rằng đảng CSTQ của ông sẽ phải đối diện với cực kỳ khó khăn trong năm 2009 và đảng sẽ phải trải qua một thử thách rất ngặt nghèo.

Rõ ràng ông Li ngụ ý nói đến một số ngày kỹ niệm mang tính nhạy cảm chính trị sẽ xảy ra cùng lúc trong năm nay. Bao gồm kỹ niệm lần thứ 90 ngày ra đời Phong trào ngày Bốn tháng Năm năm 1919, 60 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc kể từ năm 1949, kỹ niệm 50 năm ngày Tây Tạng nổi dậy trong năm 1959, và kỹ niệm lần thứ hai mươi sau ngày biến cố (thảm sát sinh viên đòi dân chủ, chú thích DCV) ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Tất cả những ngày kỹ niệm này, rõ ràng là sẽ làm cho người dân suy nghĩ về hồ sơ cầm quyền của đảng cộng sản TQ từ trước đến nay.

Hiến chương 08 cung cấp cho người dân một cơ hội khác để nhìn lại một cách sâu xa – và có lẽ sẽ làm đảng CSTQ lo lắng hơn -- một lý do nữa cho họ để bảo vệ quyền ước mong cho một nền dân chủ.


© DCVOnline
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 826 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 49
Khách: 49
Thành Viên: 0