Thứ Tư, 2025-01-22, 6:38 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 13 » Giới trẻ nói về kiểm soát blog (phần 3)
4:03 PM
Giới trẻ nói về kiểm soát blog (phần 3)


2009-01-12

Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng tham gia thảo luận về các ích lợi và tác hại của môi trường blog, với sự tham gia của các bạn trẻ ở Hà Nội, Hà Tây và Nghệ An.

Tự do thông tin, một nhu cầu cần thiết của xã hội hiện đại. Ngày càng nhiều người trẻ Vịêt Nam sử dụng internet như một phương tiện tiếp cận với các nguồn thông tin đa chiều.

Trong những lần gặp gỡ truớc, các bạn trẻ tham gia Diễn Đàn bàn luận sôi nổi, phản đối việc nhà nước muốn tăng cường quản lý blog, cấm không được phổ biến thông tin về chính trị, xã hội, kinh tế trên các trang nhật ký cá nhân.

Hôm nay, các bạn sẽ bước qua phần phân tích về tính lợi-hại của việc quản lý blog đối với nhà nước, với người dân, và với cả xã hội.

Mời quý vị cùng tái ngộ với các bạn thanh niên từ Hà Nội, Hà Tây, và Nghệ An là Nhung, Bắc, Phương, Ngọc, và Thường.

Lợi và Hại

Trà Mi : Các bạn có thể phân tích thêm nữa tính lợi - hại của việc nhà nước quản lý blog ra sao, cả mặt lợi lẫn mặt hại xét về khía cạnh đối với nhà nước, đối với công dân, và đối với xã hội nói chung.

Phương : Nhà nước mà cấm cái này thì nhà nước chỉ có lợi một thời gian ngắn thôi. Đó là để làm cho mình an toàn trên cương vị của mình đang còn hoạt động thôi nhưng mà cái hại thì nó lâu dài. Bởi vì người dân người ta sẽ không tin nữa, người ta cảm thấy đất nước mình rất mất tự do.

Con người ta khi cảm thấy mình không được tự do thì người ta làm cách khác để người ta được quyền tự do thôi.  Cho nên việc làm của nhà nước vô tình có thể làm nảy sinh ra vấn đề tiêu cực khác trong xã hội. Đó là cái mất của nhà nước. Còn cái được chỉ có ngắn gọn là nhà nước chỉ yên tâm trong một thời gian ngắn để điều hành thôi nhưng mà cũng không thể lâu dài được.

Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của anh Phương. Thế còn anh Bắc và anh Ngọc nãy giờ hơi im tiếng. Các anh có ý kiến nào tiếp nối với cái điểm lợi - hại của việc nhà nước quản lý blog không? Anh Ngọc muốn góp ý gì thêm không?

Tôi nghĩ rằng với một chế độ luôn luôn tự xưng mình là tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí và vân vân, nhưng mà qua việc làm của nhà nước như thế thì thiếu sự tôn trọng và chính việc làm đó sẽ dẫn nhà nước đó đi vào ngõ cụt thôi.

Ngọc

Ngọc : Theo quan điểm của tôi thì tôi thấy nếu nhà nước cấm như thế thì không có lợi cho nhà nước. Người dân thì không có lợi rồi. Tôi nghĩ rằng với một chế độ luôn luôn tự xưng mình là tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí và vân vân, nhưng mà qua việc làm của nhà nước như thế thì thiếu sự tôn trọng và chính việc làm đó sẽ dẫn nhà nước đó đi vào ngõ cụt thôi.

Trà Mi : Nhưng mà mục đích của người ta đưa ra là nhằm để chắt lọc thông tin, tạo môi trường hoạt động tốt, thì như vậy chẳng phải là có lợi cho công dân đó sao, thưa anh?


Ban Việt Ngữ RFA cũng tạo dựng trang blog bên cạnh trang web chính của Đài, tại địa chỉ www.rfavietnam.com, như một kênh giao tiếp bổ sung giữa các biên tập viên với thính giả.

Ngọc : Theo tôi nghĩ thì mỗi con người khi mà nắm bắt thông tin thì người ta cũng chắt lọc thông tin. Người ta cũng có đủ lý luận để người ta lọc thông tin chứ không phải là cần đến đó là một cách ràng buộc, và hơn nữa đó là một cách hạn chế tự do của người dân.

Trà Mi : Tức là không cần một bộ phận lọc giùm người ta những thông tin mà người ta cần biết?

Ngọc : Vâng. Đúng rồi. Bời vì người dân mỗi người có một nhân vị riêng. Mỗi người có một bản ngã riêng và có tự do riêng. Như thế thì cái này có thể theo anh nghĩ là tốt nhưng chưa hẳn là tốt với người khác. Việt Nam cũng có câu tục ngữ là "người thì thích cá đồng nấu khế, người thì thích các biển nấu măng", mà về thông tin thì tôi nghĩ rằng nó đa chiều và mỗi người có thế áp dụng một khía cạnh khác nhau.Vì thế cho nên không cần có một bộ phận chắt lọc thông tin.

Trà Mi : Cảm ơn ý kiến anh Ngọc. Các anh chị khác?

Nhung : Em có ý kiến ạ.

Trà Mi : Mời Nhung.

Tốt nhất là để cho người dân tự đánh giá thông tin và việc tốt nhất nhà nước nên làm là đưa những thông tin chính xác nhất cho người dân và đừng ngăn chặn gì cả.

Nhung

Nhung : Việc chắt lọc thông tin theo ý kiến của nhà nước thì không khách quan vì nhà nước thường chắt lọc những thông tin có lợi cho mình và theo ý chí của nhà nước chứ thực sự không vì người dân. Việc chắt lọc thông tin như thế thì tình khiến cho người dân thụ động trong việc tiếp cận các nguồn thông tin và khiến cho họ cũng thụ động trong việc phân tích và tự nhận thức thông tin nào là đúng sai. Tôt nhất là để cho người dân tự đánh giá thông tin và việc tốt nhất nhà nước nên làm là đưa những thông tin chính xác nhất cho người dân và đừng ngăn chặn gì cả.

Thông tin độc hại & Tự do thông tin

Trà Mi : Vâng. Các bạn đều mong muốn là mình tự có cái quyền chắt lọc thông tin cho riêng bản thân mình. Thế các bạn không có sợ là rủi mình gặp những thông tin độc hại cho mình thì sao? Như vậy có phải tốt hơn là có người chắt lọc trước cho mình sao?


Bắc : Mình là Bắc. Về cái lợi cái hại của việc quản lý blog thì trước hết cái lợi là mình chưa thấy cái gì là lợi cả mà nhìn thấy rất nhiều cái hại. Người dân người ta cần những thông tin tht sự để người ta có thể phân tích và người ta đưa ra quyết định.

Trà Mi : Anh nói là anh thấy có nhiều cái hại thì anh có thể cho thêm những ví dụ về cái hại mà anh nhìn thấy được không?

Bắc : Cái hại là ngừơi dân họ sẽ mất đi nhiều nguồn tiếp xúc với các thông tin đa chiều. Khi mà thông tin đa chiều họ không có thì đưa ra quyết định trong cuộc sống hàng ngày rất là khó.

Trà Mi : Đó là cái hại đối với người dân. Thế còn cái hại đối với nhà nước hoặc là đối với xã hội thì anh có nhìn thấy những cái gì chăng?

Ngọc : Tôi là Ngọc. Về vấn đề này thì anh Bắc vừa nói về cái hại đối với cá nhân, đúng không? Nhưng mà tôi nhìn cái hại cho xã hội như vừa rồi chẳng hạn có cái vụ Thái Hà và Toà Khâm Sứ liên quan đến Đức Tổng Kiệt (Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt).

Sau bài phát biểu của Đức Tổng Kiệt, báo chí Việt Nam hay tivi truyền hình đã đưa ra ý kiến một chiều. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng của người dân Việt Nam, giữa Công Giáo cũng như lương chẳng hạn. Bởi vì nó làm cho người ta hiểu sai đi. Nhưng mà nhờ qua những blog, qua các thông tin trên mạng đa chiều thì người ta đã thấy sự việc nó khác đi, làm cho người ta nhận thức được vấn đề.

Cho nên tôi nghĩ rằng nếu mà luật cấm những thông tin đa chiều, cấm blog, chỉ có thông tin một chiều như vậy (của nhà nước) thì tôi nghĩ nó có ảnh hưởng tai hại rất lớn đến xã hội.

Trà Mi : Dạ. Cảm ơn ý kiến của anh Ngọc. Các anh khác không biết là có ý kiến nào khác muốn bổ sung thêm.

Thường : Tôi là Thường ở Nghệ An xin bổ sung thêm một chút. Việc cấm blog đấy theo tôi thì tôi cũng thấy là nhà nước không có lợi gì về mặt lâu dài và về mặt tính bền vững, mà chỉ có cái lợi trước mắt, tức là người ta xem đó là công cụ để hạn chế và để đe doạ của nhà cầm quyền. Đấy là cái lợi trước mắt.

Hãy đến và chuyện trò với nhau trong không gian Blog. Bạn sẽ tìm thấy những tư liệu đặc sắc chưa hề phổ biến. Ở đó, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về những chuyện mà chúng ta cùng thao thức.
Trang blog Ban Việt ngữ RFA

Nhưng cái hại nó lại lớn hơn là cái lợi. Cái hại ở đây tôi muốn nói là sẽ tạo ra một làn sóng bất bình trong giới blogger và những người này một khi họ bị cấm cái quyền trao đổi thông tin thì họ sẽ rất là bất bình và họ sẽ không còn tin vào chính quyền nữa. Và như thế cái họ mất là họ mất lòng dân.

Như vậy có thể người ta sẽ bằng mặt nhưng không bằng lòng. Bên ngoài người ta phải chấp nhận bởi vì nhà nước là cái to nhất ở Việt Nam, không ai có thể làm gì trái với nhà nước được. Cho nên người ta phải nghe mà trong lòng họ thì họ không có phục.

Đấy, không phải là tâm phục khẩu phục cho nên đó là cái mất lớn nhất. Còn đối với cộng đồng dân cư mạng thì như các anh vừa trao đổi, tức là người ta mất cái quyền được trao đổi thông tin và trong đó có những thông tin rất là tốt, rất là có lợi như là thông tin về chất melanine trong sữa của Trung Quốc chẳng hạn, thì không có phương tiện thông tin nào mà nó nhanh đến thế và nó lan toả nhiều như thế. Cho nên cái việc cấm đoán là một sai lầm và chỉ có những cái hại mà không có cái lợi.

Trà Mi : Ý kiến của anh Thường và ý kiến của các anh chị vừa nêu ra thì cũng phản ảnh rất là nhiều khía cạnh khác nhau rồi, nhưng ngoài ra thì các bạn cũng biết là nhà nước cũng đã thông báo là mời Google và Yahoo! hợp tác trong lãnh vực quản lý blog. Là những khách hàng sử dụng blog thì các bạn có ý kiến gì muốn chia sẻ thêm không?

Nhung : Tôi nghĩ rằng nếu họ sẽ hợp tác thì trong trường hợp đó thì thật đáng thất vọng. Tuy nhiên, lúc đó thì các blogger sẽ tìm đến những phương tiện khác để có thể truyền tải thông tin của mình và các blogger sẽ tiếp tục giữ được vai trò của mình trong việc chuyển tải thông tin tại Việt Nam.

Trà Mi: Với những bức xúc như thế, chắc hẳn các bạn trẻ của chúng ta sẽ có những yêu cầu cụ thể muốn đệ đạt với nhà nước. Nếu có dịp bày tỏ nguyện vọng của mình, các blogger trong nước sẽ nói gì? Mời quý vị cùng trở lại với Diễn Đàn vào tối Thứ Hai tuần sau.
------------------------------
Qúy thính giả cũng có thể nói lên quan điểm của mình qua email vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 7775. Quý vị muốn trực tiếp tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc.

Ngoài ra, quý vị cũng có thể trao đổi ý kiến trên trang blog của Ban Việt Ngữ RFA ở địa chỉ  http://www.rfavietnam.com/trami

Trà Mi xin kính chào tạm biệt quý thính giả.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 750 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 35
Khách: 35
Thành Viên: 0