Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới Human Rights Watch vừa phổ biến báo cáo thường niên về tình trạng nhân quyền trên toàn thế giới trong năm qua 2008.
Việt-Long tóm lược bản báo cáo, phần liên quan đến Việt Nam, và trình bày sau đây, cùng với những lời phát biểu với đài Á Châu Tự Do của bà Sophie Richardson, Giám đốc phần vụ châu Á của Human Rights Watch, văn phòng Washington.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, ký giả, những người bảo vệ nhân quyền, những nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng internet, cùng thành viên của những tổ chức tôn giáo ngoài hệ thống của chính quyền
Bà Sophie Richardson, Giám đốc phần vụ châu Á
Dân chủ bị đàn áp ngăn chặn
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, ký giả, những người bảo vệ nhân quyền, những nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng internet, cùng thành viên của những tổ chức tôn giáo ngoài hệ thống của chính quyền. Giám đốc phần vụ châu Á của Human Rights Watch tại Washington nói về điều này với đài Á Châu Tự Do:
Đi vào chi tiết, bản báo cáo liệt kê chi tiết hầu hết những vụ vi phạm nhân quyền và những điều khoản vi phạm nhân quyền của luật pháp Việt Nam.
Hơn 400 tù nhân chính trị và tôn giáo vẫn bị giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt. Có bằng chứng về sự ngụơc đãi nhưng người tù chính trị, kể cả tra tấn và quay điện. Tù nhân ở trại Xuân lộc bị cưỡng bách lao động làm hạt điều.
Luật an ninh của Việt Nam dùng để bỏ tù các thành viên của những đảng đối lập, công đoàn độc lập và những người hoạt động truyền thông hay hoạt dộng tôn giáo ngoài luồng.
Chỉ thị của chính phủ cho giam người không cần xét xử vào những nơi gọi là trung tâm bảo vệ xã hội và nhà thương điên, một khi những người đó bị coi là vi phạm luật an ninh quốc gia.
Luật sư Bùi kim Thành bị giam nhà thương điên lần thứ nhì trong hai năm. Toà án thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt ba đảng viên đảng Việt Tân án tù giam đến 9 tháng. Nhiều người hoạt động bênh vực những người đòi đất bị chiếm đã bị tù về tội gây đe doạ cho an ninh quốc gia, trong số đó có bảy người hồi tháng 7.
Chỉ thị của chính phủ cho giam người không cần xét xử vào những nơi gọi là trung tâm bảo vệ xã hội và nhà thương điên, một khi những người đó bị coi là vi phạm luật an ninh quốc gia. Luật sư Bùi kim Thành bị giam nhà thương điên lần thứ nhì trong hai năm.
Truyền thông bị kiểm soát gắt gao
Truyền thông bị kiểm soát gắt gao. Án hình sự được áp dụng cho những tác giả, ấn bản, websites, và người sử dụng internet phát tán thông tin hay bài vở bị coi là chống đối Nhà nước, đe doạ an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật Nhà nước, hay cổ võ tư tưởng phản cách mạng.
Nhà nước theo dõi hoạt động trên mạng, sách nhiễu và bắt giữ những người bất đồng chính kiến trên mạng, ngăn chặn những trang web của những người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền cũng như những tổ chức truyền thông độc lập trong và ngoài nước.
Ký giả trên mạng Trương Minh Đức bị y án 5 năm tù. Blogger Điếu Cày nổi tiếng bị tù 30 tháng vì phản đối hành động của Trung Quốc dành chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sau đó công an bắt giữ ít nhất mười hai người hoạt động dân chủ và blogger khác, cũng có hành động chống Trung Quốc.
Ký giả Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị tuyên án 2 năm tù. Ký giả Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi trẻ bị cải tạo 2 năm, vì cả hai tố giác một vụ tham nhũng lớn hồi năm 2005.
Quyền tự do tôn giáo cũng bị xâm phạm
Quyền tự do tôn giáo cũng bị xâm phạm. Nhà cầm quyền sách nhiễu và giam giữ những vị lãnh đạo tôn giáo không chịu tham gia hệ thống tôn giáo do Nhà nước kiểm soát. Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống GHPGVNTN bị cấm, hễ không tù tội thì bị quản chế tại nhà, vì công khai phản đối các chính sách của chính phủ
Nhà cầm quyền sách nhiễu và giam giữ những vị lãnh đạo tôn giáo không chịu tham gia hệ thống tôn giáo do Nhà nước kiểm soát. Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống GHPGVNTN bị cấm, hễ không tù tội thì bị quản chế tại nhà.
Năm nhà sư của Phật giáo Khmer vẫn nằm tù ở Sóc Trăng vì đòi tự do tôn giáo một cách ôn hoà hồi năm 2007.
Bà Sophie Richardson đề cập đến người Khmer Krom đòi đất cùn với việc những người Thượng ở Tây Nguyên bị đánh đập vì không chịu vào giáo hội Nhà nước, phản đối chính quyền tịch thu đất, liên lạc với tổ chức ở nước ngoài, hay tìm cách sang Kampuchea tị nạn chính trị.
Công dân Y Ben Hdoc bị giam ba ngày, sau đó thân nhân được gọi lên lấy xác. Gia đình ông cho biết ông bị đánh dập đầu, xương sườn và xương chân tay bị gãy, răng bị đánh văng mất, và công an nói là ông tự sát.
Chính phủ Việt Nam cấm đoán mọi đảng phái chính trị và công đoàn độc lập, cũng như mọi tổ chức nhân quyền.
Ít nhất 10 người hoạt động thành lập công đoàn độc lập hồi năm 2006 đã bị bắt giam tù, hoặc sách nhiễu, đe doạ. Ông Lê Trí Tuệ, một người thuộc thành phần này, đã bị mất tích từ tháng 5 năm 2007.
Công nhân đình công mà không được chính phủ chấp thuận thì bị phạt. Cấm đình công trong những xí nghiệp chiến lược về điện lực, giao thông, nhiên liệu.. Tuy vậy trong năm 2008 hằng ngàn công nhân vẫn đình công, đòi tiền lưong và điều kiện làm việc khá hơn, theo lời Giám đốc phần vụ châu Á của Human Rights Watch tại Washington: Chính quyền cấm tụ họp trước các công sở hay nơi họp các hội nghị quốc tế ; mọi cuộc tụ tập đều phải xin phép trước.
Công an xử dụng vũ lực ngăn cản biểu tình đình công
Tuy vậy những vụ phản đối công khai và bất ổn xã hội vẫn gia tăng trong năm 2008, khi các công dân khắp nước khiếu nại về đất đai, tham nhũng, bài xích tôn giáo, tịch thu tài sản của giáo hội, và phản đối Trung Quốc công bố chủ quyền những đảo ngoài khơi Việt Nam.
Giáo dân Hà Nội tụ họp đông chưa từng thấy để canh thức cầu nguyện đòi trả đất nhà thờ, theo lời bà Sophie Richardson
Tháng chín, cảnh sát dùng hơi cay, dùi cui điện giải tán cuộc canh thức, bắt người, đem xe cơ khí ủi bằng tài sản cung hiến cho giáo hội Công giáo Việt Nam.
Tháng chín, cảnh sát dùng hơi cay, dùi cui điện giải tán cuộc canh thức, bắt người, đem xe cơ khí ủi bằng tài sản cung hiến cho giáo hội Công giáo Việt Nam.
Hằng trăm kẻ vô lại, có cả đoàn Thanh niên Cộng Sản, đến sách nhiễu chửi bới, khạc nhổ vào các giáo dân, phá tượng thờ.
Báo chí Nhà nước tung chiến dịch bôi nhọ vị Tổng giám mục giáo phận Hà Nội, sau khi vị này phát biểu bênh vực những cuộc canh thức cầu nguyện. Ký giả Mỹ theo dõi tường trình sự kiện cũng bị đánh.
Mọi cuộc phản kháng đòi đất đều bị công an giải tán bằng vũ lực.
Việt Nam vẫn vừa là nguồn gốc vừa là trạm chuyển tiếp những vụ buôn phụ nữ và trẻ em đi để bị bắt buộc làm điếm và làm lao động nô dịch khắp châu Á. Gái giang hồ, nạn nhan buôn người, trẻ bụi đời và người bán rong bị Nhà nước chính thức liệt vào thành phần bất hảo của xã hội.
Họ thường bị vây bắt và giam cầm không cần lệnh toà án, đưa vào những trung tâm gọi là phục hồi nhân phẩm, nơi họ bị đánh đập, sách nhiễu tình dục.
Bản báo cáo của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch về Việt Nam kết thúc với phần danh sách và hoạt động của những quốc gia, tổ chức quốc tế với mục đích cứu giúp những người tù lương tâm và khuyên nhủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Trong số những nước này có New Zealand, Na Uy, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Canada, Australia, Vương quốc Anh, Pháp, Liên Hiệp châu Âu , từng đưa đaị dịên đến Việt Nam. Hoa Kỳ nhiều lần nêu ý kiến với chính phủ Việt Nam về các vấn nạn liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam.