Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-01-16
Một
văn thư của Ngân Hàng Đông Á tại Việt Nam gởi cho các công ty chuyển
tiền ở nước ngoài cho biết Hải Quan Việt Nam sẽ đánh thuế 10% lên ngoại
tệ gởi về Việt Nam kể từ ngày 17 tháng Giêng.
AFP photo
Dollar - Euro
Điều này liệu có phù hợp với tinh thần một công văn mà Bộ Tài Chánh Việt
Nam ban hành cuối năm 2008 hay không?
Ông Nguyễn Trọng Phú, đại diện
công ty Hoa Phát chuyển tiền về Việt Nam, có văn phòng tại miền Nam California,
cho biết, hiện phía Việt Nam chưa có quyết định dứt khoát về điều này. Nhưng,
cũng theo lời ông Phú, một bức thư từ ngân hàng Đông Á gởi cho các công ty chuyển
tiền ở nước ngoài ngày 15 tháng Giêng cho thấy bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng,
tiền mà người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân tại Việt Nam sẽ bị đánh
thuế 10%.
Một bức thư từ ngân hàng Đông Á gởi cho các công ty chuyển
tiền ở nước ngoài ngày 15 tháng Giêng cho thấy bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng,
tiền mà người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân tại Việt Nam sẽ bị đánh
thuế 10%.
Luật thuế 10% trên kiều hối sẽ gây rối loạn
“Sáng hôm nay, chúng tôi nhận
được thư của ngân hàng Đông Á. Văn thư có nói, bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng,
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Bộ Tài Chánh sẽ đánh thuế 10% số tiền gởi về
trong nước.
Tuy nhiên, qua xác định với Văn Phòng Quản Lý Kiều Hối, thì văn
phòng này nói thông tin ấy có thể không chính xác và họ sẽ có cuộc họp ngay
trong ngày hôm nay để làm sáng tỏ việc này. Ngay bây giờ thì chúng tôi cũng
không biết điều này có đúng hay không? Chúng tôi đang chờ đợi.”
Bức thư của ngân hàng Đông Á,
có số hiệu 29, gởi đi ngày 15 tháng Giêng với chữ ký của ông Phó Tổng Giám Đốc
Lê Trí Thông.
Bức thư được gởi cho
các công ty chuyển tiền ở nước ngoài, có đoạn viết rằng “chiếu theo thông tư
131/2008/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chánh, Hải Quan
Việt Nam sẽ đánh thuế giá trị gia tăng 10% lên tiền nước ngoài nhập vào Việt
Nam.”
Ông Nguyễn Trọng Phú cũng xác
định thêm, rằng Hải Quan đã bắt đầu đánh thuế từ ngày 14 tháng Giêng, khi nhân
viên ngân hàng Đông Á đến Hải Quan nhận tiền được chuyển vào trong nước.
“chiếu theo thông tư
131/2008/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chánh, Hải Quan
Việt Nam sẽ đánh thuế giá trị gia tăng 10% lên tiền nước ngoài nhập vào Việt
Nam.”
“Ngân Hàng Đông Á vào ngày
hôm qua đến Hải Quan nhận số tiền được gởi vào trong nước, thì Hải Quan nói
Ngân Hàng Đông Á phải đóng 10% thuế. Phía Đông Á không chịu. Phía Hải Quan yêu
cầu ký tờ nợ, phía Đông Á không chịu.
Sau đó thì các công ty chuyển tiền ở nước
ngoài nhận được thư của Đông Á, nói rằng tiền gởi về trong nước có thể bị đóng
10% thuế.”
Thông Tư của Bộ Tài Chánh có
nội dung căn cứ trên Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng ban hành tháng Sáu năm 2008
cùng với Nghị Định do chính phủ Việt Nam ban hành tháng 12 năm ngoái.
Trong số hàng mấy trăm loại
hàng hóa được liệt kê chi tiết trong thông tư của Bộ Tài Chánh, thì mặt hàng được
mô tả là “Giấy Bạc (tiền giấy), được đấu thầu hợp pháp” sẽ bị đánh thuế giá trị
gia tăng 10%.
Một luật sư Việt Nam nói rằng,
đánh thuế giá trị gia tăng lên tiền của người Việt ở nước ngoài gởi về trong nước
sai ở hai phương diện. Thứ nhất là loại thuế được áp dụng, và thứ hai là khái
niệm “giá trị gia tăng” của ngoại hối, hay nói chung là của tiền.
Trong số hàng mấy trăm loại
hàng hóa được liệt kê chi tiết trong thông tư của Bộ Tài Chánh, thì mặt hàng được
mô tả là “Giấy Bạc (tiền giấy), được đấu thầu hợp pháp” sẽ bị đánh thuế giá trị
gia tăng 10%.
“Tiền
mà người trong nước là thu nhập đột xuất. Luật thuế thu nhập có đề cập điều
này. Nhưng thu nhập đột xuất cũng có định mức, từ bao nhiêu trở lên mới thu thuế,
và dựa trên đó áp dụng thuế xuất.”
Luật sư này cũng nhận định, rằng
áp dụng thuế thu nhập lên thu nhập loại này có thể hợp lý hơn là thuế giá trị
gia tăng.
“Khoản tiền mà người nước
ngoài chuyển cho thân nhân trong nước mang tính chất quà tặng. Nếu là quà tặng
thì không có tính lưu thông. Quà tặng là thu nhập bất ngờ, ngoài thu nhập cố định.
Áp dụng thuế thu nhập cá nhân lên thu nhập bất ngờ sẽ hợp lý hơn là thuế giá trị
gia tăng.”
Văn thư của Ngân Hàng Đông Á
gởi các công ty chuyển tiền ở nước ngoài có đoạn, là “chính sách thuế mới này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp chuyển tiền.” Ngân hàng này đưa ra giải
pháp trong công văn. Thứ nhất, họ sẽ tiếp tục trao ngoại tệ cho khách hàng Việt
Nam cho đến ngày 16 tháng Giêng. Nhưng đúng vào ngày 17, ngày có hiệu lực của
Thông Tư Bộ Tài Chánh, thì Ngân Hàng Đông Á sẽ trả bằng tiền đồng dựa theo tỷ
giá hối đoái hàng ngày của họ.
Thông tư được đề cập, theo
nguyên bản, đáng lẽ ra đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng vừa rồi.
Khuyến khích việc chuyên ngân
lậu
Ông Nguyễn Trọng Phú, đại diện
Hoa Phát, hay còn gọi là Saigon Central Post, với 30 chi nhánh trên khắp nước Mỹ,
nhận định rằng luật thuế 10% trên kiều hối sẽ gây rối loạn nhiều cộng đồng ở nước
ngoài và cả trong nước, nhất là vào thời điểm Tết đang đến.
Một số người thường gởi tiền
về cho thân nhân trong nước nhận định rằng luật thuế mới đánh trên kiều hối sẽ
kích thích tình trạng chuyển ngân lậu, làm khó thêm khả năng kiểm soát ngoại tệ
của chính phủ, làm giảm số tiền gởi về trong nước
Ông Phú đưa ra một so sánh,
và nhận định rằng luật thuế 10% là vô lý: “Hiện văn phòng tính phí khách hàng
chỉ 1 hay 2% thôi. Mà trong nước thì tính thuế đến 10%.”
Một số người thường gởi tiền
về cho thân nhân trong nước nhận định rằng luật thuế mới đánh trên kiều hối sẽ
kích thích tình trạng chuyển ngân lậu, làm khó thêm khả năng kiểm soát ngoại tệ
của chính phủ, làm giảm số tiền gởi về trong nước, và qua đó làm giảm nguồn thu
ngân sách của chính phủ Việt Nam.
Nguồn kiều hối gởi về Việt
Nam tăng mạnh liên tục và đạt đến hơn 8 tỷ Mỹ kim trong năm 2008. Trong số này,
một tỷ lệ không nhỏ đến từ người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Theo nhận định của một
luật sư, thì luật thuế giá trị gia tăng trên kiều hối sẽ đặt ra rất nhiều thắc
mắc. Chẳng hạn, liệu tiền đồng Việt Nam có giá trị gia tăng hay không? Tiền tệ
nói chung, trong vòng luân chuyển của kinh tế, có sự gia tăng giá trị hay
không? Liệu việc áp dụng luật này có nhầm lẫn giữa chi phí làm ra tiền tệ và
giá trị mà các Ngân Hàng Trung Ương gán cho tiền tệ hay không?
Tuy nhiên, điều trước mắt, là
nếu lượng kiều hối 8 tỷ Mỹ kim, với thuế suất 10%, hàng năm chính phủ Việt Nam
sẽ thu được 800 triệu đô la
Và hiển nhiên, điều này chỉ
đúng khi người gởi tiền không tìm cách khác để chuyển tiền về Việt Nam!
|