§ Đỗ Hữu Nghiêm 1. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang tìm hết mọi cách xoay xở để
đối phó với những xáo trộnliên tục xảy ra trong nước và hải ngoại đối
với các tập thể dân chúng. Hành động ấy càng tạo điều kiện nhận thức
cho các tập thể dân chúng phải biết kết hợp thành một lực lượng đối
kháng với nhà nước chuyên chính càng lên cao và có hiệu quả.
Cứ xem những cách đối xử của nhà nước Việt Nam hiện nay đối với các tôn giáo và tập thể tín đồ quần chúng thì thấy rõ:
Đối Với Phật Giáo: kích thích Phật Giáo
quốc doanh bên ngoài qua tổ chức linh đình lễ Vesak. Nhà nước cho tổ
chức đón tiếp những cuộc thuyết giáo trình diễn bên ngoài của một số
giáo hội Phật Giáo trong nước và quốc tế và hoạt động của nhóm Chùa
Làng Mai do Thích Nhất Hạnh chủ trì thì lại bộc lộ thái độ tráo trở bất
nhất phản trắc đối với sự kiệntrưng thu cụm tài sản Làng Mai ở Lâm
Đồng, và nhất là cách kỳ thị để chia rẽ Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Chính Thống với nhóm Phật Giáo Việt Nam Thồng Nhất Quốc Doanh
Đối với Công giáo, đã có những chuỗi ngày
viếng thăm linh đình bề ngoài của Hồng Y Sepe tại Việt Nam với những
hứa hẹn tay bắt mặt mừng giữa Roma và Hà Nội của Thủ Tường Nguyễn Tấn
Dũng tại Vatican. Nhưng đàng sau những hiện tượng bên ngoài ấy, trong
nước hàng loạt những hành động đối xử ngược ngạo với Công giáo hiện lên
rõ rệt ở nhiều nơi.
Ta chỉ kể đến một số vụ nổ cộm như Vụ nhà nước đối xử trong biến cố
Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, vụ nhà nước tranh chấp đất của Dòng
SVD tại Nha Trang, vụ chiếm đất của Dòng Thiên An, vụ giáo xứ An Bằng,
tại Huế, vụ Nhà Trẻ Nguyễn Thị Diệu tại Sàigòn, vụ ký túc xá tại Giáo
Phận Vĩnh Long, vụ tổ chức lể Giáng Sinh 2008 tại vùng Bắc Việt Nam như
Sơn La Lai Châu, Hờa Bình…
Đối với Tin Lành, nhiều giáo phái như
Mennonite hay Ngũ Tuần bị sách nhiễu tại Quận 8 Tp HCM, hay tại nhiều
nơi ở Tây Nguyên Việt Nam, tại Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam
Đối với Cao Đài, Hòa Hảo, nhà nước đều có
những hành động trù dập căng thẳng bao vây cô lập và tìm cách can thiệp
sâu vào tổ chức sinh hoạt và giáo lý của các tôn giáo khác nhau này.
Đối với giới trí thức và giới trẻ trong
phong trào tự do, dân chủ nhân quyền, nhà nước chỉ áp dụng chính sách
đàn áp cô lập trù dập bằng nhiều công cụ bạo lực – nhà tù, công an,
thông tin tuyên truyền xuyên tạc, gây hoang mang, chia rẽ bằng thủ đoạn
cài đặt lén lút phá hoại từ bên trong, vũ khí, luật pháp bất minh, du
côn dấu mặt hay công khai, hành vi lừa đảo tráo trở - "lùi một bước
tiến hai ba bước"
Nhà nước CSVN kỳ thị di ứng, nghi kị, chuyên đoán, không cho các tôn
giáo và các đoàn thể chính trị tham gia rộng rãi vào các lĩnh vực sinh
hoạt quốc gia như giáo dục xã hội, kinh tế, quân sự,… Tôn giáo không
chỉ bị coi là là duy tâm như CSVN cố tình hiểu mà lý tưởng tôn giáo
phải nhập thể vào cuộc sống cá nhân và xã hội, biến đổi con người và xã
hội trở nên tốt hơn, hài hòa và chân thật hơn mãi.
Tuyên bố mới đây nếu thành thực trên đài BBC của Tôn Nữ Thị Ninh,
một nữ trí thức đại học từ châu Âu về nước hoạt động trong quốc hội
chuyên trách đối ngoại, về vấn đề giáo dục của các tôn giáo như Công
giáo là một thí dụ.
2. Xem việc làm cụ thể để biết ý đồ thực sự trong cách ứng xử của nhà nước CSVN đối
với việc ban hành và tôn trọng quyền tự do tôn giáo và dân chủ nhân
quyền cụ thể trong các sinh hoạt của nhiều cá nhân và tập thể tại nhiều
nơi.
"Hãy xem kỹ những việc CSVN làm chứ đừng tin những gì CSVN nói".
Luật lệ ban hành một đàng nhưng khi thi hành cán bộ mỗi địa phương
thi hành một nẻo, bất nhất một cách có chủ ý với nhà nước trung ương
với địa phương, rồi dung bạo lực trí trá trả lời hay trấn áp bằng bạo
lực hay cưỡng chế cho có lệ, cho xong chuyện để hòng lừa bịp công luận
trong và ngoài nước.
3. Đứng trước tình hình ấy, các tôn giáo, các tập
thể tín đồ thuộc bất kỳ tôn giáo nào hay các thành viên của bất kỳ tập
thể tôn giáo hay chính trị xã hội nào nên đoàn kết với nhau để đấu
tranh. Chắc chắn không nên đi theo một thứ dân chủ rẻ tiền, giả mạo,
thiếu thống nhất, không có hiệu quả, như viết lách chửi bới mạ lỵ cá
nhân này hay đoàn thể nọ một các vô ý thức và vô trach nhiệm và nhận
xét thiếu trung thục.
Tự do dân chủ và nhân quyền đúng đắn không phải là ăn nói viết lách
và hành động bừa bãi như một số người thể hiện ngày nay, nhưng là làm
tất cả những việc đó một cách thống nhất có tổ chức, có kỷ luật và có
hiệu quả. Có như thế các phong trào đấu tranh trong nước hay hải ngoại
mới nâng cao nhận thức trưởng thành, và mang lại kết quả thực tế là
thay đổi triệt để xã hội Việt Nam một cách căn bản, có hệ thống, có
trật tự và có nền tảng lâu dài bền vững.
Đỗ Hữu Nghiêm
|