Thứ Hai, 2025-01-06, 9:11 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 26 » Bản Tin Lao Động - Tóm lược tin lao động VN tháng 12/2008
6:04 AM
Bản Tin Lao Động - Tóm lược tin lao động VN tháng 12/2008
Bản Tin UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam)




 [UBBV baovelaodong.com 25/01/2009] Trong tháng 12, người lao động trong Việt Nam ngày càng thêm bất mãn, đình công ngày càng lan tràn thêm. Tính cả năm 2008 thì có 650 vụ đình công, tăng 20% so với năm 2007. Ngoài ra, nhiều người lao động xuất khẩu cũng đã đứng lên tranh đấu chống lại việc các công ty môi giới do nhà nước CSVN cấp giấy phép lừa gạt và bóc lột họ. Sau đây là bài của một nhóm lao động trong nước viết cho UBBV. Bài này tóm lược một số tin tức đáng chú ý trong tháng 12, cũng như những lời bàn của họ.

* Đình công lan tràn

Tháng 12, có thêm nhiều cuộc đình công, mà sau đây là vài thí dụ:
- Công ty Đại Thành (Tiền Giang) có hơn 300 công nhân đồng loạt ngừng việc, để phản đối công ty đề ra những quy định khắc nghiệt giữ lại tiền lương  khi công nhân đi làm muộn, nghỉ không phép. Công nhân cho rằng chỉ vì những lý do như đi trễ, nghỉ không phép, hoặc làm hư hàng mà phạt bằng cách giữ lại tiền lương là quá áp bức.
- Tại Cty may mặc Trọng Nhân (Q.12, Sàigòn), hàng trăm CN đã bao vây Cty để đòi lương vào ngày 12 tháng  12. Chủ công ty đã bỏ trốn, mà tiền lương công nhân vẫn nợ suốt mấy tháng qua, nên công nhân đình công để đòi lương, đòi nợ. Đứng trước sức mạnh tập thể của công nhân, ban lãnh đạo công ty đã phải hứa sẽ mau chóng trả lương.
- Ngày 11 tháng 12, công nhân của công ty giày Phú Hữu (Bình Chánh) cũng kéo về công ty để đòi nợ.
- Liên tiếp biết bao nhiêu tháng qua, biết bao nhiêu công ty đều thất hứa với công nhân, hẹn nợ tiền lương công nhân hẹn lần hẹn mòn, khiến hàng ngàn công nhân phải sống trong cảnh hoang mang, cũng chính vì vậy mà vào hai ngày liên tiếp, 28 và 29 tháng 11, toàn bộ công nhân tại công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Thiên Mã 1 (Khu Công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) cũng đã ngưng việc tập thể.

* Lời bàn: Sao nhà nước ngó lơ?

Qua những sự việc trên ta thấy được sự bất công dành cho giới lao động chúng ta, khi chủ làm ăn phát đạt thì không tăng lương cho công nhân, không quan  tâm đến các việc mua bảo hiểm cho công nhân, nhưng khi làm ăn thua lỗ, thì họ chỉ biết đổ lỗi là do kinh tế khó khăn, hàng làm ra không có sức tiêu thụ , xuất khẩu bị trì trệ, nên vì vậy mới nợ lương công nhân. Thế là tất cả mọi khổ sở đểu đổ lên người lao động chúng ta. Chúng ta phải mất việc, mất thời gian, lại phải bương trải tìm việc mới, chưa kể còn bị chủ quịt cả lương - một thí dụ là công ty TNHH Đại Sáng Vina vẫn còn nợ hơn 120 triệu đồng tiền lương tháng 10-2008 của CN. Một điều đáng nói là mặc dù thời gian qua công nhân nhiều công ty đình công liên tục, nhưng nhà nước vẫn ngó lơ, tiếp tục bao che cho chủ bỏ trốn. Chúng ta phải làm gì để hạn chế trường hợp này, để lấy lại bình ổn cho người lao động chúng ta?

* Quay qua tin tức về xuất khẩu lao động

- Vào ngày 13 tháng 12, quá bức xúc vì bị công ty môi giới lừa gạt, hàng trăm lao động về nước trước thời hạn đã kéo nhau từ các tỉnh đến địa chỉ 172 đường Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, để đòi nợ công ty môi giới, vì công ty đã lừa tiền của họ đưa họ sang lao động với mức lương mà công ty thổi phồng lên, nhưng thực tế thì không phải vậy, các công nhân bị chèn ép, bóc lộc sức lao động. Những công nhân xuất khẩu lao động ấy yêu cầu phía công ty thanh toán tiền hợp đồng lao động, tiền bồi hoàn thế chân và tiền họ và gia đình phải vay mượn ngân hàng để làm kinh phí đóng cho công ty môi giới. Những công nhân này rất bức xúc trước sự kiện công ty môi giới đã công khai làm sai hết tất cả các hợp đồng, lừa gạt,  chèn ép, bóc lộc nhân công, nhưng lại được nhà nước VN che chở.

* Lời bàn: Nhà nước vừa chạy tội vừa đánh trống lảng


- Theo tổng kết của nhà nước thì trong năm 2008, có 650 cuộc đình công khắp nước, vậy so với 541 của năm 2007 thì tăng 20%, nếu chúng ta tin được thống kê của nhà nước. Năm 2006 thì có 387 cuộc đình công, tăng 40% so với 2005. Rõ ràng, người lao động chúng ta ngày càng thêm bất mãn trước bất công và bóc lột sức lao động.

- Đứng trước sự bất mãn này, báo chí nhà nước cứ tiếp tục tuyên truyền và vuốt ve. Một mặt, báo chí nhà nước đăng những bài phỏng vấn công nhân (Làm sao ta biết được lời nói của công nhân không bị bóp méo hay cắt xén?). Báo chỉ đăng lời trách phiá chủ, mà không đăng lời người lao động chê trách nhà nước. Vậy, họ tỏ vẻ như nhà nước quan tâm đến quan điểm của công nhân, nhưng thực ra họ đổ lỗi cho chủ để khéo léo chạy tội cho nhà nước.

Chính các cơ quan nhà nước đã thông đồng hoặc thả lỏng không trừng phạt, nên lâu nay nhiều công ty mới được tiếp tục cướp tiền của công nhân bằng cách trừ tiền lương để đóng BHXH nhưng lại bỏ túi, không đóng vào quỹ BHXH. Mặt khác, họ tổ chức những cuộc thi đua, giải thưởng, v.v., để đánh lạc hướng dư luận, quên bớt đi những bức xúc trong đời sống. Vậy tóm lại là báo chí nhà nước vừa chạy tội vừa đánh trống lảng cho nhà nước. - / -

Nguồn: UBBV
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 898 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0