Ấm nóng toàn cầu và mực nước biển dâng cao sẽ khiến cho vùng duyên hải và hạ lưu của Việt Nam ngập úng.
Và với vị trí hạ nguồn hai lưu vực sông lớn, có thể Việt Nam phải hứng chịu hậu quả từ các nước thượng nguồn.
Khoa học gia cảnh báo trong vòng 100 năm nữa, nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ C, nước biển sẽ dâng lên khoảng một mét.
Khi ấy khoảng ba phần tư đồng bằng Nam Bộ và Bắc Bộ của Việt Nam sẽ ngập nước. Dự tính sản lượng lương thực của Việt Nam sẽ
giảm khoảng 10 phần trăm.
Khoảng 10 triệu người sẽ mất công ăn việc làm.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3000 cây số, với nhiều mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc vào môi trường sinh thái ổn định như gạo,
hải sản, cà phê.
Khoa học gia dự đoán biến đổi khí hậu không những làm cho mực nước biển dâng cao, chúng còn gây ra hạn hán tại một số vùng,
đảo lộn các mô hình khí hậu đang có sẵn.
Có vẻ như người Việt chưa quan tâm nhiều đến thay đổi khí hậu. Theo thạc sĩ Hồ Thị Yến Thu, phó giám đốc Trung tâm bảo tồn
sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), số người biết tới và quan tâm chưa nhiều:
|
“Bên cạnh tác động về môi trường, vì là nước hạ nguồn, Việt Nam đang phải chịu hậu quả từ những nước vùng thượng nguồn
Thạc sĩ Hồ Thị Yến Thu - MCD
|
“Theo đánh giá của chúng tôi, nhận thức của cộng đồng chưa cao, 40 phần trăm người dân nghe nói đâu đó trái đất đang nóng
dần lên. Hay nước biển dâng lên. Ngay cả trong nhóm này nhiều người cũng không hiểu rõ nó là cái gì.”
Bước đầu
Bà Thu thừa nhận đây là chuyện tất yếu vì bản thân chính phủ, các nhà khoa học trong nước hiện nay mới đang trong bước đầu
tiên về nghiên cứu và thu thập số liệu, nhằm đưa nhận thức về thay đổi khí hậu đến với đông đảo dân cư.
Ngược
lại với thái độ xa lạ ở Việt Nam, chủ đề thay đổi khí hậu hiện đang
được nhiều nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Tại Hội nghị thay đổi
khí hậu tổ chức tại Ba Lan tháng 12 năm 2008, nguyên thủ quốc gia của
180 nước đã tham dự.
Cứu môi trường đã trở thành chủ đề lớn trong bầu cử của nhiều nước.
Thạc sĩ Hồ Thị Yến Thu tin rằng là quốc gia có vùng đồng bằng thấp, và là một trong năm nước bị ảnh hưởng nhiều nhất vì thay
đổi khí hậu trên thế giới, thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành nơi quan tâm của khoa học gia thế giới.
“Việt Nam đang hội đủ những điều kiện mà thế giới quan tâm để đưa ra đối ứng về biến đổi khí hậu nói riêng và những cái về
môi trường nói chung.”
“Bên cạnh tác động khá rõ về môi trường, và vì là nước hạ nguồn, Việt Nam đang phải chịu hậu quả từ những nước vùng thượng
nguồn.”
“Chắc chắn thế giới sẽ quan tâm đến Việt Nam để nghiên cứu và có những biện pháp chống thay đổi khí hậu, tôi nghĩ rằng đó
là điều tất yếu, cần phải như thế.”
Dân đen Sài gòn Chuyện
ấm nóng toàn cầu đẫn đến một số vùng của Việt Nam bị chìm dưới nước là
câu chuyện thế kỷ. Trong khi đó không ít vị lãnh đạo của Việt Nam hiện
nay lại có tư duy theo kiểu nhiệm kỳ. Tư duy nhiệm kỳ thì khó có thể có
những công trình thế kỷ. Và, "nước tới chân mới nhảy" là câu chuyện có
thực đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Chỉ e rằng không bao lâu nữa người
Việt Nam mình có muốn nhảy cũng không kịp!
TTT Đồng nai Chuyện
tất yếu phải đến cho một xã hội mà chính quyền không có hành động cụ
thể bảo vệ môi trường. Rừng VN trọc vì chất màu da cam của Mỹ đã đành,
thế mà sau 30 nam Bắc Việt chủ quản rừng bị trệt hạ trên 80%, họ còn
muốn khai hoang cả những vùng rừng nước mặn (để phát triển công nghiệp,
giao thông hòng vực nền kinh tế,) họ cố cứu kẻ thù của môi
trường(VEDAN...), không đầu tư tối đa vào giáo dục vệ sinh và sử lý rác
thải. Việc ấm lên toàn cầu chỉ là cái cớ như những cái cớ bào chữa cho
vụ lụt từ Hà nội tới Sài gòn năm qua.
|