Cựu
trưởng ban điều hành dự án tin học 112 là ông Vũ Đình Thuần cùng với 12
đồng phạm khác vừa bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản và lạm dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Photo courtesy Vietnamnet
Ông
Vũ Đình Thuần, Trưởng ban điều hành đề án 112 giai đoạn I trong 1trong
buổi lễ giới thiệu về "thành quả bước đầu đạt được" của Đề án 112 ngày
9/9/2005 tại Trung Tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội. (Ảnh:
H.S.)
Liệu người đứng đầu cơ quan mà ông Thuần làm việc là nguyên Thủ
Tướng Phan Văn Khải có thể được tòa mời ra làm nhân chứng hay không, Mặc Lâm phỏng
vấn TS luật Cù Huy Hà Vũ để tìm hiểu thêm chi tiết.
Cơ quan nhà nước tham nhũng thì người đứng
đầu chịu trách nhiệm
Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, là người nghiên
cứu luật Việt Nam ông có ý kiến gì về vụ án tin học 112 xảy ra vào năm 2007 sắp
đem ra thụ lý. Trong vụ án này nét đặc biệt là nó phát xuất từ Văn Phòng Thủ Tướng
Chính Phủ, một cơ quan cao nhất nước, và dư luận quan ngại rằng liệu việc xét xử
có diễn ra dễ dàng hay không?
Trường hợp này là vụ án tham nhũng xảy ra ngay tại Văn
Phòng Chính Phủ, tức là dưới sự điều hành trực tiếp của ông Phan Văn Khải thì
rõ ràng nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải phải chịu trách nhiệm về vụ án tham
nhũng này
TS Cù Huy
Hà Vũ
TS Cù Huy
Hà Vũ : Dự án 112
này là dự án tin học thuộc sự quản lý trực tiếp của Văn Phòng Chính Phủ cho nên
việc các cơ quan điều tra phát hiện thì bất kỳ cấp nào cũng phải đưa ra xét xử
dù đó là liên quan trực tiếp đến Văn Phòng Chính Phủ là cơ quan hành chính dưới
quyền của Thủ Tướng, tức là thuộc vào trong những cơ quan nhà nước cao nhất.
Theo những thông
tin của cơ quan điều tra thì việc điều tra đã kết thúc và cơ quan điều tra đã
chuyển sang Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao để đề nghị truy tố ra toà án, tức là
sẽ đưa những người có liên quan tới vụ án tham nhũng này ra xét xử tại Toà Án
Nhân Dân Tối Cao.
Liên quan trực tiếp cũng như là báo chí đã đưa tin thì là có
ông Vũ Đình Thuần, rồi ông Lương Cao Sơn và nhiều nhân vật khác; đó là những
nhân vật đã được cơ quan điều tra kết luận là có những hành vi phạm tội
trực tiếp. Tất nhiên những người có hành vi phạm tội trực tiếp phải đưa ra xét
xử.
Mặc Lâm : Đó là những người liên quan trực tiếp
đến vụ án. Riêng những người không được nêu tên nhưng có liên quan gián tiếp
như nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải là thủ trưởng của ông Thuần và cũng là người
theo dõi dự án 112 thì vai trò của ông như thế nào, thưa Luật
Sư?
TS Cù Huy
Hà Vũ : Những người
có trách nhiệm gián tiếp, chẳng hạn như nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải thì tôi
cho rằng là ông Phan Văn Khải cũng phải chịu trách nhiệm.
Mặc Lâm : Thưa, Luật Sư vừa nói là
ông Khải cũng phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên thực tế thì từ xưa đến nay
chưa có một lãnh đạo cao cấp nào chịu liên đới trách nhiệm về những việc làm
sai trái của nhân viên thuộc cấp, như vậy thì lần này có sự đột phá mới
mẻ và là một trường hợp cá biệt hay không?
TS Cù Huy
Hà Vũ : Nhà nước Việt
Nam từ lâu nay và ngay cả dưới thời ông Phan Văn Khải cũng kêu gọi và quy định
là cơ quan nhà nước nào mà để xảy ra tham nhũng thì người đứng đầu phải chịu
trách nhiệm.
Nhà nước Việt
Nam từ lâu nay và ngay cả dưới thời ông Phan Văn Khải cũng kêu gọi và quy định
là cơ quan nhà nước nào mà để xảy ra tham nhũng thì người đứng đầu phải chịu
trách nhiệm.
TS Cù Huy
Hà Vũ
Vậy trong trường hợp này là vụ án tham nhũng xảy ra ngay tại Văn
Phòng Chính Phủ, tức là dưới sự điều hành trực tiếp của ông Phan Văn Khải thì
rõ ràng nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải phải chịu trách nhiệm về vụ án tham
nhũng này. Không thể nói là không có trách nhiệm một chút gì!
Nhưng cái
chuyện toà án Việt Nam cho tới bây giờ vẫn chưa có thông lệ là đối với thủ
tướng hay là những nhân vật cao cấp cở Bộ Chính Trị có liên quan thì mời ra toà
với tư cách hoặc là nhân chứng, hoặc là có quyền lợi, hoặc là có nghĩa vụ
liên quan, thì trong trường hợp này, theo tôi, Thủ Tướng Phan Văn Khải cần được
toà mời vớí tư cách hoặc là nhân chứng, hoặc là người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan bởi vì trong trường hợp này có liên quan tới trách nhiệm của Thủ Tướng
Phan Văn Khải.
Mặc Lâm
: Theo luật sư
thì việc triệu tập nguyên thủ tướng Phan Văn Khải làm chứng cho vụ án 112 liệu
có giúp gì được cho quá trình xét xử hay không, thưa ông?
TS Cù Huy
Hà Vũ : Việt Nam thì
chưa có thông lệ nhưng mà tôi nghĩ rằng toà án Việt Nam cần phải tính đến trường
hợp này thì vụ án đưa ra xét xử nó mới khách quan và nó mới thuyết phục
người dân, bởi vì đảng và nhà nước Việt Nam vẫn nói là ở cơ quan xảy ra
tham nhũng thì người thủ trưởng phải chịu trách nhiệm.
Vậy thì chả lẽ ở những
trường hợp khác thì người thủ trưởng cách này cách kia cũng có chịu trách
nhiệm và tôi thấy thời gian qua có những vụ tham nhũng và người thủ trưởng đó vẫn
phải ra hầu toà với tư cách là đại diện của cơ quan để xảy ra tham nhũng.
Trong
trường hợp này đưa ông Vũ Đình Thuần ra xét xử thì chính phủ phải có người đại
diện. Đấy là tôi chưa muốn nói là người trực tiếp điều hành và chỉ đạo trực tiếp
ông Vũ Đình Thuần, và là người chỉ định ông Vũ Đình Thuần làm trưởng dự án
112, thì rõ ràng nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải phải có trách nhiệm.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, kể
cả thủ tướng, chủ tịch nước
Mặc Lâm : Thưa Luật Sư, việc triệu hồi một thủ
tướng làm chứng trước tòa có được hiến pháp Việt Nam quy định hay không, thưa
ông?
TS Cù Huy
Hà Vũ : Về mặt hiến
pháp thì hiến pháp nói về những nguyên tắc nói chung là mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật là một; cái thứ hai, các hành vi phạm tội đều xét xử theo quy định
của pháp luật. Đấy là hiến pháp nói về những vấn đề nguyên tắc
như thế, còn đến khi những nguyên tắc được thể hiện cụ thể qua Bộ Luật Tố Tụng
Hình Sự thì bộ luật tố tụng hình sự quy định không chỉ những người có hành vi
phạm tội trực tiếp mà kể cả những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc
là nhân chứng đều phải có trách nhiệm ra toà trong vụ án.
Từ đó dẫn đến kết luận
rằng ở mọi cơ quan để xảy ra tham nhũng thì cơ quan đó, mà cụ thể là người đứng
đầu cơ quan đó là phải có trách nhiệm, tức là có trách nhiệm liên đới, hay
nói cách khác theo bộ luật mà tôi vừa dẫn, tức là người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan, thì rõ ràng trong trường hợp này người thủ trưởng phải ra toà hoặc cử
người đại diện của mình, có thể uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình ra
toà, nhưng bắt buộc phải có.
Trong trường hợp này nguyên thủ tướng Phan Văn Khải
cần phải ra toà hoặc cử đại diện của mình ra toà.
Tới bây giờ
thì không có một điều luật nào miễn trừ quan chức cấp cao dù đó là thủ tướng, kể
cả chủ tịch nước hay những vị cấp cao nhất ở nhà nước này.
TS Cù Huy
Hà Vũ
Mặc Lâm
: Trong trường hợp
nguyên thủ tướng Khải không chấp nhận ra tòa theo như giấy triệu tập thì việc
gì sẽ xảy ra, thưa ông?
TS Cù Huy
Hà Vũ : Nếu mà ở một
cơ quan chính phủ mà có tham nhũng mà ông thủ tướng không ra toà hoặc không cử
đại diện cho mình ra toà thì sẽ làm cho người dân Việt Nam mất lòng tin, tức là
tắm thì tắm bên vai thôi, cái chuyện mà đến những cơ quan cao nhất của nhà nước
như là Văn Phòng Chính Phủ mà lại không tắm triệt để thì người ta cho rằng luôn
luôn có một sự miễn trừ đối với những nhân vật cao cấp nhất.
Mặc Lâm : Luật Sư vừa nhắc đến từ "miễn trừ"
làm cho chúng tôi liên tưởng đến luật của Hoa Kỳ về các điều khoản miễn trừ cho
tổng thống hay phó tổng thống, không biết Việt Nam có luật nào miễn trừ cho thủ
tướng hay không, thưa ông?
TS Cù Huy
Hà Vũ : Tới bây giờ
thì không có một điều luật nào miễn trừ quan chức cấp cao dù đó là thủ tướng, kể
cả chủ tịch nước hay những vị cấp cao nhất ở nhà nước này.
Mặc Lâm : Xin cám ơn Tiến sĩ luật Cù
Huy Hà Vũ đã dành thời gian cho chúng tôi trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.