Thứ Hai, 2025-01-06, 8:43 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 29 » Lời tâm sự đầu năm cho em bé bán vé số vô danh
6:27 AM
Lời tâm sự đầu năm cho em bé bán vé số vô danh


• Xuân Khê

Em đang nhìn xuống , một cái nhìn câm nín và chịu đựng

Lời tâm sự
đầu năm cho em bé
bán vé số vô danh


Xuân Khê

Ngày đầu tiên trong năm xem hình trên mạng chợt tôi dừng lại trên tấm hình một em bé Việt nam bán vé số của một người nào đó post lên trên. Cái cảm giác đầu tiên là một nỗi buồn khó tả, một cảm xúc dâng trào làm cho tôi chợt thấy cay cay trên mắt ; chợt khám phá ra rằng dù sao trong tôi còn có một cảm xúc thật tình một tình cảm còn nồng nàn với đồng bào ruột thịt.


Em bé bán vé số; lứa tuổi còn nhỏ hơn con út của tôi . Nhưng con út của tôi còn quá hạnh phúc vì ngày ngày được ba nó chở đi học , đươc huởng những gì đầy đủ nhất trên quê hương thứ hai này.

Em bé bán vé số trong hình này không biết đang lang thang trên phố thị nào đó trên quê hương Việt nam . Em đang ngồi bên vệ đường đếm lại từng tờ vé số. Có lẽ em đang đếm lại xem lời được bao nhiêu ? còn bao nhiêu thứ nào gạo nào cơm là cả trời đợi mong của mẹ của em đang đợi ở nhà.Tôi thấy mắt em đang nhìn xuống ; một cái nhìn cam chịu và nhẫn nhục và hình như trong tâm hồn em, sự chịu đựng này đã chai lì theo ngày tháng bất hạnh của lứa tuổi thơ của các em với những cơn mưa tầm tã , những đợt nóng cháy da trên những hè phố Sài gòn , Đà nẵng , hoặc có thể những cơn rét làm thân em run cầm cập dọc những con phố Hà nội .


Em bé bán số ơi ; trên chiếc nón em đang đội trên đầu chú thoáng thấy một lá cờ nước Mỹ. Có lẽ trên những đoạn đường đi van nài cầu khẩn khách qua đường mua giúp cho em vài tờ vé số; hay những khi em ngập ngừng , chờ đợi lòng hảo tâm của những "đại gia" đang nhậu nhẹt say sưa bên những dĩa đồ ăn thơm phức mùi thơm từ những thứ đồ nhậu làm em phải nuốt nước miếng em đã nghe họ nói với nhau, bô bô biết bao nhiêu thứ chuyện “thiên đường xứ Mỹ “ . Từ những câu chuyện có thể em đang mơ : "ước gì em được ở Mỹ em sẽ được ăn ngon như thế , hay em sẽ được mặc đẹp hay em sẽ có những chiếc xe bóng loáng “thời thượng” từ những vị khách giàu có đang nhậu “xỉn” kia" . Và một ước mơ “cháy bỏng” trong em rằng em sẽ có tiền để em gởi về cho ba mẹ ; cho anh cho chị hay cho mấy đứa em nhỏ hơn của em nữa không chừng .


Em bán vé số ơi! nhìn những giòng xe bóng loáng hối hả chạy trên đường phố nhộn nhịp quê nhà; những tham quan bạo chúa nào vila nào biệt thự cao sang mỗi lần em đi ngang như em đã nhìn lên : ôi cao vòi vọi ôi đẹp quá theo con mắt tò mò của các em. Những con ông cháu cha ngày đêm trong phòng trà hay vũ hội ; Saì gòn Cần thơ, Nha trang, Đà nẵng , Hà Nội hay Hải phòng ; em đang tủi cho thân em, một trong hàng vạn đứa bé bán vé số vô danh trên khắp nẻo đường đất nước đang run run chờ khách mua cho vài tờ số . Hay em đang thèm thuồng liên tưởng tới những đứa bé khác, quá tốt số hơn em vì chúng là con “nhà quan” được cha mẹ đưa tới truờng trong những chiếc xe hơi đắt giá tới cả trăm ngàn đô la .


Em bán vé số ơi ! nhìn chiếc áo thun mỏng manh của em đang mặc ; không che đủ tay , không trùm kín cổ trong lúc chú đây tiếc cho những đống áo quần cũ xứ này khi phải đem bỏ từng đống ở garage chờ ngày “đổ rác” .

Em bán vé số ơi ; lại nhìn đôi dép “lẹp xẹp” em đang mang làm chú tiếc rẽ những đôi giày cũ ở xứ này người ta vứt đi từng đống nhưng làm sao có cách gì mà cho các em được !!!


Ngắm nhìn hình dáng tiều tụy của em; chú đau xót cho thân phận các em sao lại sinh ra trong những “ngôi sao xấu” . Cũng có thể các em đã quen rồi hay các em đâu có biết phân biệt thế nào là khổ và sướng đâu ! các em khi sinh ra thì nhà các em đã rách nát tả tơi ; là thiếu là đói và từ cái đơn điệu khổ đau một nhịp điệu trầm luân lại giúp em không có cái sung sướng để so sánh, để phân bì ; và như thế là cũng đỡ tủi thân cho em có đủ sức lang thang với những ngày tháng đọa đày.


Em bé bán vé số vô danh ơi ; đôi mắt đang nhìn xuống của em đó ; chịu đựng và mỏi mòn chính đó cũng là niềm trăn trở và day dứt cho chú đây với nhiệm vụ xưa kia không thành ; của ngày xưa chiến bại để giờ đây là nỗi đọa đày cho các em .

Bên kia vệ đường , em có nhìn thấy hình bóng của một bà già không hở em ? Lưng bà đã còng xuống theo gánh nặng thời gian , cánh tay khẳng khiu bà đang cố xua đuổi những con ruồi đang cố bu vào mớ hàng rong của bà ; đó cũng là niềm hi vọng ; là gạo sáng cháo chiều là cả 1 trời hi vọng giống như những tấm vé số của cháu vậy.

Đã ngày 30 tết rồi ; khách qua đường đang tất tả về nhà cho kịp cúng giao thừa hay tất niên có ai còn để tâm mua giùm vé số cho cháu hay ba cái thứ hàng rong của bà già bên kia đường như cháu thấy đó đâu! Đôi mắt bà cũng đang mõi mòn chờ khách và hình như đang hướng về phía nào đó một chân trời vô định hay một quá khứ xa xăm?


 

Mời ông đi qua , mời bà đi lại mua giúp hàng tôi

Và em có thể chạy băng qua đường ; 2 bà cháu hãy cho nhau vài lời tâm sự .
Trên đường những chiếc xe hơi bóng loáng , những chiếc “xế nổ” đời mới vun vút đi qua; vô hồn và vội vã .


Xuân Khê ngày đầu năm
xuân Kỷ Sữu –thương về miền đất khổ   

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 857 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0