Thứ Hai, 2025-01-13, 1:36 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 30 » Phải đi cho đến cùng
6:27 AM
Phải đi cho đến cùng
 

Bóng ma chủ nghĩa độc tài Nguồn: photoforum.ru

Ngày 30/4/1975, lằn mức đánh dấu chiến thắng của cộng sản Việt Nam (CSVN) trên toàn cõi Việt Nam, đảng CSVN đã từ từ lộ bộ mặt thật: Một bộ mặt của bạo quyền, tà mị, cướp của giữa ban ngày và giết người trong bóng tối dưới mọi hình thức tốt đẹp nhất của ngôn từ. CSVN rất có tài biến những danh từ văn vẻ, hàm ý tốt trở thành... khủng bố hoặc đáng phỉ nhổ nhất, chẳng hạn như: học tập cải tạo, kinh tế mới, chính sách khoan hồng, giác ngộ cách mạng, đỉnh cao trí tuệ, giải phóng, mặt trận tổ quốc, etc...

Từ đó đến nay, nạn nhân của nhà nước cộng sản, người dân Việt Nam, có nhẫn nhục, khuất phục trong suốt bao nhiêu năm không? Tuyệt đối không!

Hành động phản kháng phổ biến nhất là người Việt đã liều mạng chạy trốn khỏi lũ cai ngục tham tàn. Họ đã chạy trốn, bỏ lại quê hương, ngôi nhà quen thuộc, người thân ruột thịt, để đương đầu với bão táp biển Đông, hải tặc, một sống hai chết. Họ chấp nhận bắt đầu cuộc sống mới với con số 0, từ ngôn ngữ, kiến thức sống đến của cải vật chất. Cuộc bỏ phiếu bằng chân này diễn ra khắp mọi miền đất nước, cả Nam lẫn Bắc, đã kéo dài và lên cao đến nỗi người ta có câu nói “Nếu cái cột đèn có chân thì nó cũng bỏ đi.”

Cuộc bỏ phiếu này, cuối cùng, chỉ chấm dứt khi Liên Hiệp Quốc phải làm một quyết định... vô nhân. Đó là gửi trả những thuyền nhân Việt Nam từ các trại tị nạn về lại Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1990, và đã phải trả, tính trên đầu người trả về, một số tiền để chính phủ Việt Nam nhận lại các công dân của mình. Sau này, người Việt di dân ra nước ngoài chuyển qua các phương thức hợp pháp, nhưng vẫn cùng một mục đích, thoát ra khỏi ách cai trị của đảng CS, như ODP, HO, du học không trở về, xuất khẩu lao động, etc...

Tuy nhiên, còn có những người Việt đã và đang chọn lựa sự phản kháng tích cực hơn là chạy trốn. Đó là tìm cách chống lại bạo quyền, mưu đồ giành lại quyền làm chủ nước nhà. Họ là những người con yêu của dân tộc Việt, những anh hùng.

Võ Đại Tôn – Sinh năm 1936 tại Trung phần, nguyên Đại Tá của quân lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Ngay sau khi mất miền Nam, ông đã bị đưa vào trại tập trung, nhưng đã trốn thoát một năm sau đó, vượt biển tới Úc. Năm 1981, bất chấp tình trạng sức khỏe và nguy hiểm, Võ Đại Tôn đã về lại VN với mưu cầu tổ chức kháng chiến phục quốc, và đã bị bắt năm 1982. CSVN đã tuyên án ông 10 năm tù, hoàn toàn biệt giam và thường bị tra tấn dã man. Ngày 13/07/1982, CSVN đã mở một cuộc họp báo quốc tế, trong âm mưu buộc Võ Đại Tôn đọc bản nhận tội do chúng dàn dựng là đã hành động theo lệnh của CIA Mỹ. Không ngờ bất chấp đe dọa, ông đã phản cung và tuyên bố chuyến về của ông phát xuất từ lý tưởng dành tự do cho Việt Nam. Tháng 12/1991, nhờ sự quan tâm của các cộng đồng quốc tế, CSVN phóng thích ông trở về Úc.

Trần Văn Bá – Sinh năm 1945 tại Sa đéc, sinh viên du học tại Pháp thời VNCH năm 1966. Ông nguyên là Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, phụ tá giảng viên (1) Đại học Nanterre, Pháp. Thời gian sau 1975, khi các chuyến vượt biển của thuyền nhân Việt ngày một lên cao, Trần Văn Bá tham gia rất tích cực vào các công tác cứu trợ, nhưng anh vẫn luôn quả quyết phải giải quyết vấn đề tận gốc, tức là tại Việt Nam. Ngày 06/06/1980, ông cùng các chiến hữu khởi sự cuộc hành trình về quê hương trong mục đích gầy dựng tổ chức kháng chiến phục quốc. Tháng 9, 1984, ông đã bị bắt tại Cà Mau trong một chuyến tàu công tác cùng những người tổ chức. Tháng 12, 1984, CSVN đã tuyên án tử hình ông cùng 4 đồng chí Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân. Ngoài ra còn 21 người khác với các bản án chung thân, hoặc nhẹ hơn. Dư luận thế giới sôi sục, các cộng đồng người Việt hải ngoại và các chính giới ngoại quốc liên tục biểu tình, bình luận phản kháng đòi CSVN hủy án tử hình. Dưới sức ép của công luận quốc tế, CSVN đã cải án tử hình của Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành khổ sai chung thân, nhưng vẫn giữ án tử hình và hành quyết Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch vào ngày 08/01/1985.
Trần Văn Bá đã được vinh danh Huy Chương Tự Do (Truman-Reagan Medal of Freedom) 2007 và Paris đã cho phép dựng một đài tưởng niệm Trần Văn Bá ngay tại thủ đô nước Pháp, khánh thành vào 27/09/2008 sắp tới (2).

Hoàng Cơ Minh – Sinh năm 1935 tại Hà Nội, cựu Phó Đề Đốc Hải Quân của quân lực VNCH. Ông đã di tản đến Mỹ sau khi mất miền Nam (30/04/1975). Không cam lòng lo cho đời sống riêng, bỏ lại đồng bào khốn khổ dưới chế độ CS, ông Hoàng Cơ Minh đã thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (tiền thân của đảng Việt Tân hiện nay), lập căn cứ kháng chiến tại Thái, với sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào hải ngoại. Tháng 8, 1987, ông đã chết trong cuộc chiến đấu tại Lào trên đường đưa các kháng chiến quân vào Việt Nam.

Nguyễn Đan Quế – Sinh năm 1942 tại Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954, nguyên phụ tá giáo sư Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Sau tháng 4, 1975, bác sĩ Quế làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy. Dù có cơ hội rời khỏi nước nhưng ông đã chọn ở lại để giúp cho đồng bào nghèo khổ. Năm 1976, ông đã bị sa thải khỏi ban quản trị của bệnh viện vì đã thẳng thắn chỉ trích các chính sách kỳ thị đối với bệnh nhân của các cán bộ y tế của viện.

Sau đó ông thành lập Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ quy tụ rất đông trí thức và phổ biến hai tờ báo bí mật “Vùng Dậy” và “Toàn Dân Vùng Dậy”, tố cáo CSVN vi phạm nhân quyền và đòi hỏi chế độ giảm kinh phí quốc phòng để phát triển an sinh xã hội cho người dân. Đầu năm 1978, ông và 47 thành viên bị bắt, không xét xử, 5 trong số đã chết vì hành hạ trong lao tù. Mười năm sau, ông được phóng thích, trở thành hội viên của Hội Ân Xá Quốc Tế.

Năm 1990, ông thành lập Cao Trào Nhân Bản, tiếp tục đòi hỏi CSVN phải tôn trọng nhân quyền và chấp nhận đa đảng. Tháng 11, 1990, ông bị bắt lại, chịu án 20 năm khổ sai. Tháng 9, 1998, dưới sức ép của các tổ chức quốc Tế, các dân biểu Hoa Kỳ và người Việt tự do ở khắp nơi, CSVN đã phải trả tự do cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông cương quyết từ chối ra nước ngoài và vẫn tiếp tục từ trong nước đấu tranh đòi hỏi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Nguyễn Đình Huy – Sinh năm 1932 tại Ninh Bình, sáng lập viên đảng Tân Đại Việt năm 1964. Sau tháng 4, 1975, ông bị tù cải tạo cho đến tháng 1, 1992.

Tháng 7, 1992, ông cùng một số đồng chí thành lập phong trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (PTTNDT & XDDC) tại VN, và đã các thành viên đại diện ở Hoa Kỳ dưới sự bảo trợ của Uỷ Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do (ICFV) ra mắt chính thức tại Hoa Kỳ vào ngày 13/11/1992 tại một phòng họp Hạ Viện của Mỹ.

Ngày 17/11/93, ông bị bắt khi đang chuẩn bị cho buổi hội thảo Quốc Tế Phát Triển VN, dự định vào 27/11/93 tại Saigon, dự trù có khoảng 30 chánh khách quốc tế từ Âu, Úc, Mỹ và Á châu đến tham dự.

Tháng 8, 1995, CSVN xử kín ông và 8 vị khác thuộc nhóm PTTNDT & XDDC. Ông lãnh án 15 năm. Trong thời gian bị giam cầm ông, chủ tịch, và nhà báo Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, phó chủ tịch PT, đã được giải thưởng “Tự do phát biểu” của Human Right Watch 1997 & 1998. Bất chấp họng súng và nhà tù, giáo sư Nguyễn Đình Huy đã can đảm đứng lên cắm ngọn cờ dân chủ ngay tại quốc nội. Tôn chỉ của PTTNDT & XDDC là người dân Việt có đầy đủ cơ hội phát triển tài năng và cùng nhau xây dựng đất nước trong hòa bình và tiến bộ.

Hoàng Minh Chính – Sinh năm 1922, nguyên là Giám Ðốc Viện Nghiên Cứu Học Thuyết Mác-Lênin. Là một đảng viên cộng sản bị thanh trừng hồi năm 1967 trong vụ án gọi là “Xét Lại – Chống Ðảng” do Lê Ðức Thọ đề xướng.

Qua vụ này ông đã bị cầm tù oan ức 2 lần, tổng cộng 11 năm không xét xử và bị hành hung một cách dã man. Ông được thả về năm 1987, sau đó vẫn tiếp tục gởi đơn đòi minh oan, đồng thời vận động đòi nhà cầm quyền CSVN xét xử lại vụ án nói trên cũng như phải thiết lập một nền dân chủ tự do thực sự tại Việt Nam...

Sợ những sự thật mà ông cáo giác lan rộng, nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh bắt giam ông lần nữa vào ngày 14/06/1995 và gán cho tội “tuyên truyền chống chế độ”. Sau khi được thả ra, già yếu và bệnh tật, nhưng ông vẫn lập lại đảng Dân Chủ 21 và tiếp tục ủng hộ cho các phong trào dân chủ. Ông vừa qua đời tại Việt Nam vào Tết âm lịch năm 2008.

Nguyễn Hộ – Sinh năm 1916 tại Sài Gòn, gia nhập đảng CS năm 1937, tập kết ra Bắc năm 1954. Sau năm 1975, ông trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất trong hàng ngũ cán bộ ở miền Nam. Nghỉ hưu từ năm 1987 (ở tuổi 71), ông có nhiều thời gian sống gần gũi nhân dân, nhận thức được sự khốn khổ của dân chúng dưới chế độ Cộng sản.

Sự va chạm đầu tiên của ông với luật pháp xảy ra vào năm 1990, sau khi ông cùng với một vài lãnh tụ nổi danh của miền Nam thành lập Câu Lạc Bộ Cựu Kháng Chiến, rồi xuất bản tờ báo mang tên Truyền Thống Kháng Chiến. Câu Lạc Bộ nầy đã thu hút hội viên trên toàn quốc. Chẳng bao lâu sau, nó trở thành là nơi xuất phát những lời phê phán các chính sách của nhà cầm quyền, nhất là lề lối đối xử tồi tệ đối với cựu chiến binh và trí thức. Báo chỉ xuất bản được hai số (vào cuối năm 1989) và hai số báo đó đã khiến cho chính phủ ra lệnh tịch thu báo số 3 và đóng cửa Câu Lạc Bộ.

Không chịu đựng được áp lực của nhà cầm quyền, ông Nguyễn Hộ đã rời khỏi Sài Gòn ngày 21 tháng 3 năm 1990 và trở thành nhân vật công khai đối lập. Một tháng sau, vài cộng sự viên của Câu Lạc Bộ Cựu Kháng Chiến bị bắt. Ðó là các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu và Lê Ðình Mạnh. Hậu quả của phong trào nầy là từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 5 năm 1991 có 35.000 người bị bắt, theo sự tiết lộ của báo Quân Ðội Nhân Dân hồi tháng 5 năm 1991. Ông bị bắt ngày 07/09/1990, bị quản thúc tại gia suốt 3 năm sau. Ông can tội gì? Phải chăng chỉ vì ông đã tuyên bố:


“Hơn 60 năm đi theo con đường cách mạng Cộng Sản, nhân dân Việt Nam đã chịu đựng vô vàn hy sinh và rồi cuối cùng chẳng được gì cả. Ðất nước vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu như thuở xưa, nhân dân không được no ấm và hạnh phúc, không được tự do và dân chủ. Ðó là một sỉ nhục.”


Bùi Minh Quốc – Nhà thơ, đã có mặt trong quân đội Bắc Việt tại chiến trường miền Nam. Sau 1975, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội Văn Nghệ tỉnh Lâm Đồng và đã từ từ nhận rõ ra được sự ngu dốt, độc đoán, sai lầm và phản bội của CSVN.

Cuối năm 2001, quá uất ức khi biết tin Hiệp Ðịnh Biên Giới Việt Trung ký ngày 29/12/1999 đã làm mất đi một phần đất của tổ tiên, ông đã thực hiện một chuyến phóng sự vùng biên giới Trung Việt để tìm hiểu thực tế. Ngày 14/1/2002, công an đã bắt ông tại Hà Nội và tịch thu trên 300 tài liệu bị xem là “phản động”, trong đó có những hình ảnh và sổ tay ghi nhận dữ kiện trong vùng biên giới. Sau 3 ngày bị tra tấn tại Hà Nội, ông đã bị trục xuất về Ðà Lạt, nơi ông đang bị quản thúc và bị theo dõi suốt ngày suốt đêm.

Hà Sĩ Phu – Sinh năm 1940 tại Bắc Ninh, nguyên giảng viên Đại Học Dược Khoa Hà Nội, trình luận án nghiên cứu về Tế Bào Sinh Học tài Tiệp Khắc. Về nước, giữ chức vụ Phó Giám đốc phân viện Khoa Học Đà Lạt, về hưu năm 1993. Ông đã viết những bài viết nổi tiếng như: Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ (1988), Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân (1993), Chia Tay Ý Thức Hệ (1995).

Cuối năm 1995 bị tông xe, giật túi, bị bắt, giam 9 tháng ở trại giam B14 để hỏi cung về bài Chia Tay Ý Thức Hệ, về quan hệ với các ông Nguyễn Hộ, Đỗ Trung Hiếu, Hoàng Minh Chính, Trần Độ…, sau đó ra toà và chịu án tù 1 năm.

Lê Chí Quang – Sinh năm 1970 tại Hà Nội, tham gia phong trào đấu tranh cho dân chủ từ năm 2000, phát động chiến dịch phản đối nhà nước VN dâng biển, dâng đất cho Trung Cộng.

- Năm 2001, anh góp ý với Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX, phê phán văn kiện Đại hội và đề ra cương lĩnh mới cho Đảng CS, cũng như kêu gọi dân chủ đa nguyên, ngôn luận, tự do báo chí.

Hai bài viết này đã bị công an thu giữ hiện không còn bản gốc. Các bài viết sau đó được phổ biến rộng rãi như Hiệp định Thương Mại và quan hệ Việt Mỹ (6/2001), Hãy cảnh giác Bắc Triều (10/2001).

Ngày 08/11/2002, trong một phiên xử kín, Tòa Án Nhân Dân Hà Nội đã kết án ông Lê Chí quang 4 năm tù ở và 3 năm quản thúc tại gia. Nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới như Amnesty International, Reporters sans Frontières, Committee to Protect Journalists, ... cực lực lên án bản án này.

Ngày 12/o6/2004, dưới áp lực của các tổ chức nhân quyền và chính giới các nước tự do, nhà nước CSVN đã trả tự do cho anh Lê Chí Quang

Nguyễn Vũ Bình

Sinh năm 1968 tại Nam Định, nguyên là phóng viên Tạp Chí Cộng Sản. Ngày 02/09/2000, anh nộp đơn xin thành lập đảng Tự Do- Dân Chủ, gia nhập Hội Chống Tham Nhũng. Ông bị bắt giam vào tháng 7/2002 sau khi gửi một bản điều trần về tình hình Việt Nam đến Uỷ Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ qua internet. Sau đó anh bị tuyên án 7 năm tù và 3 năm tù và 3 năm quản chế. Ông đã được thả ra trước thời hạn vào năm 2007 vừa qua nhờ áp lực của các cơ quan nhân quyền quốc tế.

Đỗ Nam Hải

Sinh năm 1959 tại Hà Nội, theo gia đình vào Nam năm 1975. Sau thời gian sống và tai nghe mắt thấy sự thật về đất nước tài miền Nam, anh đã dùng thời gian ở Australia khoảng năm 2001 để viết và phát tán 5 bài tiểu luận nổi tiếng với bút hiệu Phương Nam: Việt Nam Đất Nước Tôi, Việt Nam Và Sự Đổi Mới, Suy Nghĩ Về Nhận Thức lại, Viết Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh,Viết Tiếp Về Nhận Thức Lại.

Sau đó về lại Việt Nam và làm việc tại Saigon, ông là một trong nhiều người thành lập khối 8406 vào năm 2006, thu thập hàng ngàn chữ ký của các trí thức và công dân yêu nước đòi hỏi trưng cầu dân ý, dân chủ hóa và đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam. Ông hiện luôn bị bạo quyền CS khó dễ, theo dõi, khủng bố và gần như quản chế tại Sài gòn.

Ngoài các nhân vật kể trên, còn rất nhiều các nhà đối kháng yêu nước khác nổi bật như: ông Phạm Hồng Sơn, cựu tướng Trần Độ, ông Nguyễn Thanh Giang, bà Dương Thu Hương, bà Trần Khải Thanh Thủy, ông Hoàng Tiến, ông Nguyễn Khắc Toàn, ông Nguyễn Chí Thiện, hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, mục sư Hồng Quang, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Lê Nguyên Sang, ông Huỳnh Nguyên Đạo, thương gia Nguyễn Bắc Truyễn, ông Nguyễn Phong, cô Nguyễn thị Lệ Hằng, ect... mà giới hạn bài viết không thể sơ lược hết.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng những tiếng nói phản kháng trên đã đến từ mọi miền của đất nước, cả đến những người Việt dù đã thoát ra khỏi ngục tù CS từ khắp các chân trời tự do, Pháp, Mỹ, Úc..., những con người từ mọi lứa tuổi và có nhiều khác biệt về tôn giáo, quá khứ, bối cảnh, thế giới quan, trình độ, kinh nghiệm sống. Nhưng tất cả họ đã gặp nhau ở một điểm. Đó là gạt quyền lợi của cá nhân để dấn thân cho nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc.

Chống lại nhà cầm quyền độc tài thối nát hiện tại là trách vụ của tất cả những người yêu nước hướng tới sự tồn vong của dân tộc. Một nước với dân số 86 triệu, dĩ nhiên mỗi người đều có nguồn gốc và nguyên nhân, lý tưởng khác biệt khi tự nhận mình là người chống bạo quyền CS. Người hiểu biết không ai trông đợi tất cả mọi người chống Cộng vì cùng một nguyên nhân, từ cùng một nguồn gốc, có cùng bối cảnh, hay chung một lý tưởng. Hãy nhìn vào “the big picture” – đảng độc tài CS phải sụp đổ vì tất cả những tội lỗi từ quá khứ đến hiện tại họ đã gây ra cho dân tộc. Và nếu như có những người tin rằng phải gạt bỏ quá khứ thì hãy chỉ nhìn vào hiện tại. Đất nước đang bị lũng đoạn bởi một tập đoàn cực kỳ phản động đặt quyền lợi đảng phái trên quyền lợi quốc gia, đi ngược lại ý nguyện của dân tộc và có nhiều cơ sở cho thấy sẽ để mất nước vào tay ngoại bang. Thế thì hãy cùng trợ giúp nhau, kính trọng quá khứ của nhau để hướng tới một ý nguyện chung là: Độc tài CS phải đổ. Và nếu có những người còn tin vào có thể nói chuyện với độc tài CS thì hãy nghe câu tuyên bố của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát!”


Con thú dữ trước khi chết thường lồng lộn và hung hăng. Cả một chế độ công an đi chung với xã hội đen và bọn đầu gấu luôn rình rập khủng bố, vùi giập không nương tay những người tranh đấu cho sự công bằng, cho quyền lợi chung của người dân. Linh mục Lý bị bịt miệng giữa tòa. Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài tù tội vì lưu trữ và phát tán các tài liệu về dân chủ. Bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, thương gia Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành lãnh án vì tham gia đảng phái đấu tranh bất bạo động. Ông Trương Quốc Huy đang ngồi tù vì rải truyền đơn, tham gia vào các mạng hội thảo về dân chủ. Những người phản kháng bất bạo động đang bị trấn áp bằng bạo lực, ông Vũ Hùng, ông Nguyễn Xuân Nghĩa,cô Phan Thanh Nghiên, ... Hàng trăm ngàn nạn nhân hữu danh và vô danh mà người viết không thể đề cập hết.

Đoạn đường núi Sọ, 80 triệu người dân Việt vẫn đang phải đi trong nhọc nhằn, cay đắng. Nhưng khác với Chúa Jesus, dân Việt ta sẽ đến được núi Sọ, không phải để bị đóng đanh trên thập giá, mà để đưa chính lũ quân dữ lên thập giá của lịch sử.

Dân tộc Việt từ đó sẽ phục sinh.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 908 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 6
Khách: 6
Thành Viên: 0