Thứ Năm, 2024-03-28, 7:07 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 30 » Hàng ngàn công nhân xuất khẩu bị mất việc làm
6:42 AM
Hàng ngàn công nhân xuất khẩu bị mất việc làm

2009-01-29

Giữa lúc kinh tế thế giới bị khủng hoảng, chúng tôi được tin hiện có hàng ngàn lao động Việt Nam lâm cảnh mất việc làm, vô gia cư, đói khát ở nước ngoài trong khi giới chủ nhân và các quan chức liên hệ tỏ ra tắc trách.

Photo courtesy Vietnamnet

Một nhóm lao động chờ lên máy bay sang Malaysia

Tình cảnh của họ nghiêm trọng tới mức nào? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển trụ sở tại Virginia (Hoa Kỳ) cho biết:

“Boat People SOS” tiên đoán trước tính thế 

TS Nguyễn Đình Thắng : Trong thời gian qua chúng tôi có theo dõi và cũng tiên đoán trước rằng sẽ có rất nhiều rủi ro mà công nhân - đồng bào của chúng ta hiện nay đang lao động ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ gặp phải vì nên kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái. Và chúng tôi cũng đã bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng qua những hồ sơ cụ thể, thì chúng tôi có thể nêu ra một vài cái rủi ro điển hình sau đây.

Những công nhân bị sa thải như vậy đã không được sự trợ giúp nào cả của phía chủ sử dụng lao động; họ hoàn toàn bị bỏ rơi, họ bị đẩy ra ngoài, không được vào ở các khu ký túc xá nữa.

TS Nguyễn Đình Thắng

Trước hết, chúng tôi biết được có cả ngàn đồng bào của chúng ta đã bị mất việc, đã bị sa thải ở các quốc gia như Cộng Hoà Tiệp (Czech), ở tại Đài Loan, cũng như ở Mã Lai và nhiều quốc gia khác nữa. Những công nhân bị sa thải như vậy đã không được sự trợ giúp nào cả của phía chủ sử dụng lao động; họ hoàn toàn bị bỏ rơi, họ bị đẩy ra ngoài, không được vào ở các khu ký túc xá nữa.

Thành ra bây giờ họ là những người vô gia cư. Và họ không hề được một đồng lương trợ giúp nào về vấn đề thất nghiệp hết, thành ra họ hoàn toàn trắng tay và phải đi xin ăn chỗ này chỗ kia, sống nhờ vã  và sống lậu với những người bạn của mình ở những ký túc xá khác cho tới khi bị phát hiện và bị trục xuất nữa. Thành ra đó là cả một vấn nạn rất là lớn, đặc biệt ở thủ đô Praha của Cộng Hoà Tiệp thì hiện nay tình trạng này rất là trầm trọng.

Thất nghiệp không có tiền trở về VN 

Thanh Quang : Thưa Tiến Sĩ, trước tình cảnh như vậy, bây giờ họ muốn trở về nước thì gặp trở ngại như thế nào không?

TS Nguyễn Đình Thắng : Họ không được đưa về nước, đó mới là điều oái oăm, là bởi vì họ không có tiền để trả vé máy bay về nước. Thật ra ở trong hợp đồng khi mà họ ký kết ở Việt Nam với công ty môi giới Việt Nam thì trong hợp đồng có điều khoản là tiến phí dịch vụ mà họ đóng cho công ty môi giới có bao gồm cả việc can thiệp trong trường hợp công nhân bị nghỉ việc không phải do lỗi của họ thì công ty môi giới có nhiệm vụ thứ nhất là phải can thiệp, trợ giúp;

Họ không được đưa về nước, đó mới là điều oái oăm, là bởi vì họ không có tiền để trả vé máy bay về nước.

TS Nguyễn Đình Thắng

thứ hai là phải trả tiền vé máy bay để đưa họ về nước; thứ ba là phải hoàn trả lại cho công nhân một phần phí dịch vụ cũng như là tiền ký quỹ dựa trên tỷ lệ thời gian mà họ đã thực hiện hợp đồng, chẳng hạn như họ hứa là 3 năm theo hợp đồng, nhưng mà chỉ một năm thôi thì họ bị sa thải không phải vì lỗi của họ thì công ty môi gới phải trả lại 2/3 tiền ký quỹ cũng như là tiền dịch vụ phí.

Thế nhưng, các công ty môi giới Việt Nam hoàn toàn bỏ rơi họ, thành ra các công nhân sau khi bị sa thải thì họ đứng đường, họ không nhận được một sự trợ giúp nào cả.

Còn hai vấn đề nữa mà chúng tôi cũng rất là quan tâm. Trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái nó đã xảy ra cái tệ trạng là một số công nhân bị quỵt lương; chẳng hạn như ở Mã Lai, chủ sử dụng lao động nhiều người đã cố tình không trả lương cho công nhân đúng thời hạn, nhiều khi họ giam lương lại đến 3 tháng, có khi 6 tháng mà không trả với những lời hứa hẹn là họ sẽ trả từ từ. Nhưng mà khi họ sa thải công nhân vì không có việc nữa thì họ lờ luôn phần lương mà họ thiếu của công nhân, thành ra coi như là họ quỵt lương công nhân. Còn công nhân thì hoàn toàn không biết cách nào xoay sở để đòi lại ít ra phần lương mà họ đã đổ sức lao động ra để mà kiếm được nhưng lại không nhận được. Đó là một điều hết sức là tắc trách của giới chủ.

Cái thứ hai nữa, khi mà sa thải như vậy thì chủ nhân có nhiệm vụ trả tiền phí để hồi hương công nhân, kể cả vé máy bay ở trong đó; tuy nhiên, chủ sử dụng lao động cũng không làm việc ấy. Và công nhân bị mất lại phải tự xuất tiền túi ra để mua vé máy bay, mà công nhân làm gì có cái tiền ấy, làm gì có khả năng tài chánh như vậy, nhất là khi họ không được nhận lương cả 5-6 tháng và không hề được sự tiếp trợ nào từ phía Việt Nam, kể cả chính phủ cũng như công ty môi giới. Đó là vấn nạn nữa mà chúng tôi cũng rất là quan tâm.

Khi họ sa thải công nhân vì không có việc nữa thì họ lờ luôn phần lương mà họ thiếu của công nhân, thành ra coi như là họ quỵt lương công nhân. Còn công nhân thì hoàn toàn không biết cách nào xoay sở để đòi lại
TS Nguyễn Đình Thắng

Thanh Quang : Thưa Tiến Sĩ, nghe nói có nhiều công nhân ở tại Việt Nam đã đóng tiền cho các công ty môi giới rồi nhưng mà việc làm của họ ở các nước ngoài chưa có hay là khan hiếm gì đó vậy mà họ vẫn bị các công ty môi giới đẩy đi, rồi họ rơi vào tình trạng bấp bênh ở xứ lạ quê người, thì vấn đề này thực hư ra sao?

TS Nguyễn Đình Thắng : Dạ thưa vâng. Về trường hợp này thì chúng tôi có tiếp xúc với vài công nhân và được họ cho biết rằng ở bên Đài Loan, cũng như ở bên Nam Hàn (Hàn Quốc) có khá nhiều trường hợp mà công nhân đến nơi thì hoàn toàn không có việc. Khi họ ghi danh với lại công ty môi giới ở Việt Nam, họ trả tiền đầy đủ rất là cao, họ nhận được những lời hứa hẹn sẽ được công ăn việc làm, mức lương khá để mà trả nợ và lại còn tích luỹ để dành dụm vốn liếng về nước.

Tuy nhiên, khi vừa đặt chân đến nước ngoài thì không có công ăn việc làm bởi vì công ăn việc làm mà họ dự định đến để làm việc thì lại không còn nữa, bởi vì các chủ sử dụng lao động ở các quốc gia ấy cũng không còn nhận được các đơn đặt hàng từ các công ty ngoại quốc, thành ra họ không có việc làm nữa. Thành ra các công nhân này vừa đến nơi là đã bị thất nghiệp và hoàn toàn bị bơ vơ. Hiện nay họ đã đóng hết tiền cho công ty môi giới, chưa nhận được một đồng xu nào tiền lương cả, thành ra họ không có phương tiện để hồi hương.

Thanh Quang : Như Tiến Sĩ lúc nãy có đề cập vấn đề trách nhiệm của công ty môi giới và của phía Việt Nam, thì một cách cụ thể, trước những rắc rối như vậy thì các công ty môi giới bày tỏ trách nhiệm như thế nào, thưa Tiến Sĩ?

Chính sách”mang con bỏ chợ” của các Cty môi giới

TS Nguyễn Đình Thắng : Cho đến giờ này chúng tôi thấy họ hoàn toàn thiếu tinh thần trách nhiệm, từ phía công ty môi giới cũng như từ phía chính phủ Việt Nam. Công ty môi giới có lẽ đã biết trước rằng một số công nhân trước khi họ đặt chân đến các quốc gia tiếp nhận họ là sẽ không có công ăn việc làm nhưng mà vẫn cứ lờ đi để mà đẩy họ đi ngỏ hầu thu cái tiền phí rất lớn của công nhân mà đem con bỏ chợ. Đó là thái độ hoàn toàn tắc trách.

Cho đến giờ này chúng tôi thấy họ hoàn toàn thiếu tinh thần trách nhiệm, từ phía công ty môi giới cũng như từ phía chính phủ Việt Nam.
TS Nguyễn Đình Thắng

Thứ hai là đối với những công nhân sau một thời gian làm việc bị sa thải sớm thì họ đã cầu cứu với công ty môi giới mà cho đến hiện nay chưa hề có một sự hồi đáp hoặc là tiếp ứng, hỗ trợ nào cả.

Trong khi đó chính phủ Việt Nam biết chuyện này mà cũng chưa có biện pháp nào để một mặt giải cứu công nhân, tiếp trợ họ thay vì để họ đứng đường và vô gia cư, mặt khác điều tra và phải có biện pháp kỷ luật đối với công ty môi giới. Nhưng mà cho đến hiện nay vẫn chưa hề có một động thái nào từ phía chính phủ Việt Nam cả.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng muốn nhắc thêm rằng chính phủ Việt Nam trong cái luật để dưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì có điều khoản là thiết lập một quỹ hỗ trợ người lao động ở nước ngoài, thì quỹ này một phần do công ty môi giới phải đóng vào, một phần là do các công nhân phải đóng vào, và quỹ đó được dùng để giúp công nhân trong những hoàn cảnh như chúng tôi vừa kể là bị thất nghiệp, đứng đường, không có nơi nương tựa nào hết, thì chính phủ phải trích quỹ ra để mà lo cho công nhân, cũng như phụ vào trong phần tiền vé máy bay để đưa họ về nước.

Nhưng cho đến nay, kể cả công ty môi giới và chính phủ chưa hề có một sự can thiệp nào cả cho các công nhân mà hiện nay đang là nạn nhân của vấn đề sa thải rất là bất ngờ vì lý do nền kinh tế suy thoái.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 767 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0