Thứ Tư, 2024-12-04, 2:21 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 30 » Đài Loan bắt giam và trục xuất người vượt biên từ Việt Nam
6:46 AM
Đài Loan bắt giam và trục xuất người vượt biên từ Việt Nam

2009-01-29

Tết là thời điểm gia đình sum họp quây quần bên nhau. Nhưng Tết không về với những người Việt đang lâm cảnh tù tội nơi xứ người.


nguyenVanHung200.jpg
LM Nguyễn Văn Hùng. RFA file photo
Đài Loan có ba nhà giam lớn: Nghi Lan, Tam Hiệp, Tân Trúc, được gọi là “Trại Thu Dung Người Nước Ngoài”, trong đó có một số người Việt Nam, phần lớn từ miền Bắc.

Vượt biên

Họ là những ai, lý do nào họ bị chính quyền Đài Loan bắt giữ? Từ thành phố Đào Viên cách thủ đô Đài  Bắc chừng trăm cây số, Linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Tại Đài Loan,  nói về những người ấy: 

“Những người Việt cả nam lẫn nữ đã bị bắt ở trong tù của Đài Loan, trong số đó có những người đi vượt biên, từ Việt Nam đi bằng thuyền đến Đài Loan và sau đó nhập cư bất hợp pháp và bị cảnh sát bắt. Chữ vượt biên không phải tôi dùng mà là những người trong tù khi nói chuyện với tôi thì họ dùng cái chữ đó, và tôi cũng thấy chữ đó khá chính xác.

Có những người bị đưa sang Trung Quốc, ở Trung Quốc một thời gian rồi sau đó mua thuyền mua bè sao đó thì mới đến Đài Loan. Có những người đi thẳng từ Việt Nam đến Đài Loan và có những người do sự móc nối với những tổ chức đi vượt biên, đưa người từ Việt Nam qua đến bở biển Đài Loan, cho người xuống rồi họ trở về Việt Nam.

Có những người bị đưa sang Trung Quốc, ở Trung Quốc một thời gian rồi sau đó mua thuyền mua bè sao đó thì mới đến Đài Loan. Có những người đi thẳng từ Việt Nam đến Đài Loan và có những người do sự móc nối với những tổ chức đi vượt biên.

LM Nguyễn Văn Hùng

Có những nhóm từ 15 đến 20 người. Có những người qua lại Đài Loan lần thứ hai, có những người khi ghe chở họ vừa cặp vào bờ biển Đài Loan  thì đã có cảnh sát  chờ sẵn trên bờ để bắt họ. Còn một số người khác được đưa đến bờ xong, vào bờ đi kiếm việc làm và trong thời gian đi làm thì đã có người báo thì họ bị bắt.

Khi tôi đến thăm thì anh chị em trong đó trình bày hết tất cả những sự việc cho tôi nghe. Đến giờ phút này thì tuỳ theo các trạigiam, có trại khoảng chừng hai chục người hoặc là hai mươi lăm người, có trại thì chừng năm mười người, không nhất định. Dạo trước còn khá nhiều nhưng mà dạo này thì có phần giảm.”

Nguyên nhân nào khiến những người này tìm cách ra khỏi nước kiếm việc bằng con đường vượt biên như thế. Vẫn lời Linh mục Hùng: 

“Hầu hết nói là vì cuộc sống quá nghèo khổ khó khăn, một số người thì bị lừa nghĩa là không biết mình bị người ta lừa đưa qua Đài Loan bằng thuyền, một số ít người khác thì nói là ở Việt Nam bây giờ sống mà không được tôn trọng quyền làm người thành thử ra họ tìm cách họ đi. Nhiều người đi từ vùng quê, cũng có một số đi từ vùng đô thị, hầu hết đi từ miền Bắc.”

Những người bị bắt kể lại với Linh mục Nguyễn Văn Hùng cách thức họ ra đi:     

“Có hai cách. Đi bằng thuyền thì từ Quảng Ninh hoặc là Hải Phòng, sau đó qua Trung Quốc. Thứ hai là đi bằng đường bộ, đi qua Móng Cái, từ Móng Cái đến biên giới thì bên kia họ đã liên lạc được với nhau, lọt qua biên giới thì họ đến tỉnh Phúc Kiến, từ đó kiếm thuyền qua Đài Loan”.

Theo luật Đài Loan, người ngoại quốc nhập cảnh bất hợp pháp thì bị đưa ra toà xét xử . Người Việt vượt biên  đến Đài Loan không nằm ngoài qui định đó, và văn phòng trợ giúp pháp lý của linh mục Nguyễn Văn Hùng không có cách nào chạy tội cho họ được. Tất cả tuỳ thuộc vào phán quyết của toà Đài Laon và sự can thiệp của phía chính quyền Việt Nam:

Hầu hết nói là vì cuộc sống quá nghèo khổ khó khăn, một số người thì bị lừa nghĩa là không biết mình bị người ta lừa đưa qua Đài Loan bằng thuyền, một số ít người khác thì nói là ở Việt Nam bây giờ sống mà không được tôn trọng quyền làm người thành thử ra họ tìm cách họ đi.

LM Nguyễn Văn Hùng

“Họ bị đưa ra toà vì họ phạm pháp, thành thử toà án phải phán quyết tội của họ. Sau khi phán quyết xong họ muốn về nước thì họ cũng phải có giấy tờ, phải có tiền mua vé máy bay. Có những trường hợp bệnh tật nặng mà không có ai giúp thì chúng tôi cũng lo cái chuyện đi kiếm tiền vé máy bay để giúp họ có phương tiện trở về nước sớm.”

Lời kể của người trong cuộc

Để rõ chi tiết hơn Thanh Trúc xin gửi đến quí vị vài mẫu đối thoại. Xin tạm dấu tên những người sắp thưa chuyện cùng quí vị. Một chị ở Quảng Ninh cho hay:

“Con bị bắt ba bốn tháng nay.  Con đi thuyền sang, con đi mất hai ngàn đô. Sang Trung Quốc ở Phúc Kiến, có bạn bè bên đấy, quen mấy chị ở bên Ma Cao rồi chị em rủ nhau đi. Nhà cũng chưa có tiền, muốn đi kiếm thêm một tí mà đi qua công ty nó mất nhiều quá, sáu bảy ngàn đô nên thôi đành cách đi vượt biên...

Từ Việt Nam sang Trung Quốc thì đi ôtô, hai ngày đến Phúc Kiến. Ở đấy một tuần thì có người Trung Quốc đến đưa đi, giao tiền cho người ta rồi người ta chở sang đây, cặp bờ Đài Loan luôn... Chuyến con đi có 10 người.”

Vẫn theo lời chị, chuyến đi mười người đó thì hết chín người bị cảnh sát Đài Loan bắt, mình chị may mắn trốn được, tìm việc làm ô xin cho một gia đình bản xứ ở Đài Trung. Ba  tháng sáu chị bị bắt mang vào Trại Thu Dung Người Nước Ngoài:

“Chỉ đợi mỗi hộ chiếu là về thôi, án đã xong rồi bởi vì là mười người mà chín người bị bắt  thì họ về hết rồi. Khai án đều như nhau, họ về hết rồi...  Thế còn con thì hơn một tháng án xuống là được về thế nhưng mà đợi hơn hai tháng nay thì hộ chiếu vẫn chưa xuống.”

Đi theo kiểu đánh cá xa bờ ấy, bên Việt Nam là đi theo công ty Du Lịch Dịch Vụ Sevico Hà Nội, bay sang Hồng Kông rồi bọn con lên tàu.

Một thanh niên ở Nghệ An

Một anh ở Nghệ An, dân miền biển, làm nghề đánh cá xa bờ, nhưng vì làm việc trên tàu quá cực khổ lại ăn uống thiếu thốn nên cùng bạn rủ nhau bơi vào bờ Đài Loan rồi bị bắt ngay về tội nhập cảnh bất hợp pháp. Anh kể:

“Đi theo kiểu đánh cá xa bờ ấy, bên Việt Nam là đi theo công ty Du Lịch Dịch Vụ Sevico Hà Nội, bay sang Hồng Kông rồi bọn con lên tàu. Đi làm trên tàu khổ quá, nước không có mà  uống, ăn  không có mà ăn. Khổ quá, được bảy  ngày thì con với  hai người Quảng Bình nhảy xuống bơi vào bờ thì bị bắt liền luôn. Bắt được thì nó đưa lên đây cho đến giờ. Bị bắt thì họ đưa ra toà hai lần rồi.”

Trường hợp thứ ba, tìm cách đi qua trung gian của công ty xuất khẩu lao động Getraco Sài Gòn, đánh cá  xa bờ, chủ đưa qua tàu khác, tàu này cặp vào Đài Loan thì anh bị khép vào tội nhập cảnh trái phép:  

“Bay sang Singapore, xuống Singapore đi ba tháng ngoài biển, làm việc 24/24, lương bổng như bọn con đi thì hai trăm đô, có người thì một trăm rưỡi đô. Con đi theo Getraco Sài Gòn là một nghìn đô. Giờ chừ thì giấy tờ con có rồi thì có thể được về nhưng mà...”

Ý anh muốn nói là toà Đài Loan  đã phán quyết buộc anh về lại Việt Nam nhưng giấy tờ phía Việt Nam cấp lại cho anh thì chưa xong. 

Bị bắt và trục xuất

Tưởng cần biết, khi nhà chức trách Đài Loan phát hiện và bắt giữ những người Việt nhập cảnh  bất hợp pháp, việc đầu tiên là họ thông báo cho cơ quan đại diện tức Phòng Văn Hoá Kinh Tế Việt Nam ở thủ đô Đài Bắc.

Ông Nguyễn Bá Hải, trưởng phòng Quản Lý Công Nhân Việt Nam thuộc Phòng Văn Hoá Kinh Tế Việt Nam tại Đài Bắc, trả lời những câu hỏi của Thanh Trúc:

Đại bộ phận là đi kiếm việc làm đấy nhưng mà lại không đi qua con đường chính thống. Mà thông thường là  họ sang Trung Quốc, từ Trung Quốc người ta thuê thuyền người ta đi.  Con số này tôi không nắm được nhưng tôi biết chỗ cái bộ phận lãnh sự các anh ấy giải quyết đưa về một số người rồi.

Ô. Nguyễn Bá Hải

“Khi mà họ báo cho phía Việt Nam thì Việt Nam sẽ phải giúp họ làm thủ tục, thậm chí là họ ở đâu thì bộ phận theo dõi về việc này là đến tận nơi gặp những người đó xem là như thế nào để giúp cho họ quay về nước.  Họ đã nhập cảnh trái phép và bị bắt như thế thì không thể ở đây được. Theo tôi được biết cái bộ phận này đã làm và cho hồi hương một số người.”

Thanh Trúc: Họ có thể đi theo con đường xuất khẩu lao động chẳng hạn, hay là đường du lịch, nhưng tại sao họ liều lĩnh vượt biên như vậy?

Ông Nguyễn Bá Hải: Đại bộ phận là đi kiếm việc làm đấy nhưng mà lại không đi qua con đường chính thống. Mà thông thường là  họ sang Trung Quốc, từ Trung Quốc người ta thuê thuyền người ta đi.  Con số này tôi không nắm được nhưng tôi biết chỗ cái bộ phận lãnh sự các anh ấy giải quyết đưa về một số người rồi.

Thanh Trúc: Cũng có tin nói rằng thủ tục làm giấy tờ của bên Việt Nam thì khá là chậm so  với sự chờ đợi của bên Đài Loan?

Ông Nguyễn Bá Hải: Nói là thủ tục chậm thì tôi cho rằng nó phải theo cái phương thức nào? Ví dụ như những người này họ sang đây mà trong tay  họ còn cái chứng minh thư chẳng hạn, chứng minh họ là người Việt Nam mà có quê hương đàng hoàng thì sẽ làm thủ tục cho họ về ngay được.

Còn có những người mà không còn thủ tục gì thì phía Việt Nam phải bắt họ kê khai xong đó là gởi về Việt Nam để điều tra xem có đúng cái anh…  ví dụ ông Nguyễn Bá Hải là ở xóm A xóm B xóm C này không, đúng như thế thì bên này mới làm thủ tục cho về được. Chứ nếu  không có thủ tục nhân thân rõ ràng thì không biết đưa họ về đâu cả. Phải chứng minh họ là người Việt Nam thì mới đưa họ trở về Việt Nam được.

Tôi cũng báo cáo thế này, năm nào cũng thế một năm là dăm bảy lần chúng tôi đi thăm mấy Trại Thu Dung lớn mà có cả người Việt Nam. Tất cả những người nhập cư bất hợp pháp hoặc lao động bỏ trốn được đưa vào đấy. Tết vừa rồi chúng tôi cũng đến thăm mấy trại lớn ở Tam Hiệp và Nghi Lan và Tân Trúc, thì cái số này cũng không nhiều, họ đang trong cái giai đoạn chờ để làm thủ tục về.

Việt Nam sẵn sàng làm thủ tục cho họ sớm hồi hương, nếu trong tay họ còn  giấy tờ thì trên này bộ phận lãnh sự giải quyết rất là nhanh. Nếu không có thì buộc phải chờ, bao giờ trong nước xác minh được người này đúng là người Việt Nam thì mới làm giấy tờ cho họ về được.

Mình chỉ có giúp cho họ về mặt pháp lý, chứ còn sang đến đây trái phép rồi mà lại  còn tham gia làm những cái việc phi pháp gì đấy thì buộc phải chờ cơ quan tư pháp bên này người ta phán quyết xong được thì chúng tôi mới làm thủ tục cho họ về.
---------------------------------
Trên đây là một số thông tin về  các trường hợp gọi là vượt biên từ Việt Nam sang Đài Loan mà nhiều người đã và đang sa lưới pháp luật bên xứ Đài.

Chuyện người Việt mình tìm mọi cách ra nước ngoài lao động kiếm tiền không phải chuyện lạ. Cũng không lạ những chuyện công nhân xuất cảng phá ngang hợp đồng bỏ trốn ra ngoài kiếm việc khác.

Thế nhưng khi từ vượt biên được nêu lên tới nay bổng dưng nghe nặng mối ưu tư xót xa quá làm sao. Vì lẽ gì mà  quá  nhiều người bằng mọi giá phải đi ra nước ngoài cho bằng được?  Ai chịu trách nhiệm trước vấn đề này?

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 847 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 33
Khách: 33
Thành Viên: 0