Thứ Năm, 2025-01-23, 2:12 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 5 » Vụ Buôn Lậu Từ Nhật Về VN Là Một Phần Của Hệ Thống Ngân Hàng Chui
10:34 PM
Vụ Buôn Lậu Từ Nhật Về VN Là Một Phần Của Hệ Thống Ngân Hàng Chui
BBC

Các thành viên thuộc lực lượng cảnh sát của 14 thành phố ở Nhật Bản cùng làm việc trong cuộc điều tra vụ được cho là một số nhân viên của các toán bay của hãng Hàng Không Việt Nam đưa lậu hàng đánh cắp hôm thứ Hai cho hay: tiền lời kiếm được trong các vụ này được chuyển tới cho một người trung gian....

Theo nhật báo Yomiuri, cảnh sát nói rằng ít nhất 10 tiệm chạp phô ở hai huyện Gunma và Hyogo đã mua những món hàng đưa lậu vào Nhật và tiền lời đã được người trung gian vừa kể dùng để mua thêm những món hàng đánh cắp.

Cảnh sát nói rằng nhóm này đã lợi dụng khoảng cách biệt lớn về giá cả giữa Nhật Bản và Việt Nam và đã trao đổi những thực phẩm và những món hàng bị đánh cắp cho nhau, thay vì trả bằng tiền mặt, và như vậy thiết lập một hệ thống tương tự như một ngân hàng chui.

Tin nói rằng từ năm 2006, cảnh sát đã loan báo nhiều vụ đánh cắp trong các cửa hàng liên quan tới nhiều nhóm người Việt, trong đó một số hàng hóa trị giá tổng cộng khoảng 140 triệu Yen đã bị đánh cắp. Cảnh sát đã bắt giữ 84 người về những vụ đánh cắp này và về những tội trạng khác nữa.

Tháng Chạp vừa rồi, Bộ chỉ huy ban điều tra hỗn hợp bắt giữ 4 người mà người ta tin là những người cầm đầu tổ chức này. Bốn người này là ông Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, một tổ phó tổ bay của Việt Nam Airlines bị cho là đã chuyển vận các món hàng bị đánh cắp, một người đàn ông 43 tuổi và người vợ 39 tuổi thuộc vùng Mitaka ở Tokyo là những người mua bán đồ đánh cắp, và một phụ nữ 34 tuổi ở Sài Gòn.

Người ta tin là người phụ nữ chưa được cho biết tên này là người cầm đầu tổ chức.

Phi công Đặng Xuân Hợp đã bị truy tố về tội chuyển vận hàng đánh cắp và sau đó đã lại bị bắt giữ vì bị nghi mua các món hàng bị đánh cắp. Cặp vợ chồng tại Mitaka bị buộc tội mua các món hàng bị đánh cắp. Cảnh sát cũng đã có trong tay một án lệnh để bắt giữ người phụ nữ tại Sài Gòn bị nghi mua các món hàng bị đánh cắp.

Theo tin của nhóm điều tra, người phụ nữ ở Sài Gòn đã đưa cho phi công Đặng Xuân Hợp bánh phở để ông Hợp đưa vào Nhật trong hành lý hoặc các thùng giấy chở theo trên phi cơ mỗi khi ông nằm trong toán bay.

Sau khi mang vào Nhật, ông Hợp giao hàng tận tay cho một tiệm chạp phô trong vùng Isezaki thuộc huyện Gunma. Tiệm chạp phô chuyển tiền mua món hàng này vào một tài khoản của người trung gian, và người này dùng tiền đó để mua thêm những món hàng do các nhóm hoặc cá nhân đánh cắp tại các cửa tiệm của Nhật. Theo luật lệ của Nhật, thực phẩm phải trả thuế khi đưa vào Nhật.

Tuy nhiên, phi công Đặng Xuân Hợp không kê khai các món hàng này với hải quan Nhật và nói rằng đây là những món quà mang cho bạn. Giá bánh phở và các thực phẩm khác của Việt Nam tại Nhật đắt gấp 10 lần giá tại Việt Nam, và khi đưa lậu vào Nhật, ông Hợp không phải trả cước phí chuyển vận và cũng không phải qua những thủ tục thuế và hải quan.

Theo cảnh sát Nhật, tổ chức này tin rằng dùng thực phẩm để thanh toán cho các món hàng mà nhóm mua vào hữu hiệu hơn dùng tiền rất nhiều. Cảnh sát cũng tin là ông Đặng Xuân Hợp đã nhận từ một người trung gian tại một khách sạn ở Osaka những món hàng như mỹ phẩm và băng video bị đánh cắp tại các tiệm tạp hóa của Nhật rồi chuyển vận các món hàng này về Việt Nam qua những chuyến bay cất cánh từ sân bay Kansai.

Cảnh sát thuật lại lời ông Hợp khai là được cấp trên giới thiệu với người phụ nữ tại Thành Phố Hồ Chí Minh, và rằng ông đã vận chuyển các món hàng bị đánh cắp để lấy tiền thưởng và chịu trách nhiệm việc chuyên chở các món thực phẩm vào Nhật.

Chủ nhân của một cửa tiệm chạp phô khai là đã mua các thực phẩm này của người phụ nữ vừa kể từ 3 tới 4 năm nay, và thường nhận được hàng giao tới tận cửa tiệm. Cảnh sát Nhật tin rằng người phụ nữ này là người duy nhất biết rõ toàn bộ hoạt động của nhóm. Những người lưu lại quá hạn tại một quốc gia thường sử dụng những loại ngân hàng chìm, trái phép, để gửi tiền về quê nhà.

Các ngân hàng này thanh toán những khoản tiền chuyển nhượng bằng tiền mặt được góp vốn ở cả hai nước. Cảnh sát Nhật tin là nhóm trong vụ này đã dùng thực phẩm thay cho tiền mặt để tránh khỏi bị cảnh sát phát giác và để tăng tối đa mức lợi nhuận của mình.


Báo Nhật Nói Về Đường Dây Buôn Lậu Ở Vietnam Airlines

Cựu phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người đứng đầu' (boss), giới thiệu cho ông việc làm ăn của đường dây phi pháp.

Báo Nhật tờ Yomiuri Shimbun công bố các chi tiết về đường dây buôn lậu của cựu phi công Hàng không Quốc gia Việt Nam, ông Đặng Xuân Hợp vào Nhật Bản.

Theo bài trên báo ngày 3/02/2009, đường dây chuyển lậu hàng từ Việt Nam vào Nhật là một phần của hệ thống mua hàng ăn cắp từ Nhật để đem ra khỏi nước này.

Bài báo nói điều tra từ 14 địa phương của Nhật cho thấy ít nhất 10 cửa tiệm tại Gunma và Hyogo mua hàng của đường dây mà ông Hợp chỉ là một mắt xích.

Cảnh sát Nhật từ năm 2006 đã điều tra những người Việt mua bán hàng ăn cắp từ các siêu thị và tiệm bán đồ của Nhật. Nhưng nối hai đoạn của đường dây này là dịch vụ như báo Yomiuri Shimbun gọi là 'ngân hàng ngầm', để tạo điều kiện cho cả việc thu mua hàng nhập lậu và tiêu thụ hàng đánh cắp.

Bắt giữ

Nhà chức trách Nhật đã bắt 84 người liên quan. Nhưng vụ nổi bật nhất là việc bắt phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi và hai người khác ở Tokyo, một nam, một nữ.

Người thứ tư mà cảnh sát Nhật tin là trưởng nhóm là một phụ nữ 34 tuổi ở Sài Gòn.

Bài báo nói Nhật Bản đã có được trát bắt người này. Người ta cũng cho hay ông Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người thủ trưởng' của ông ta.

Theo đó, chính người lãnh đạo ông Hợp (his boss) đã giới thiệu ông cho người phụ nữ nọ ở Sài Gòn.

Cựu phi công Hợp cũng khai rằng ông nhận lời chuyển hàng để 'nhận thưởng'.

Nhưng báo Nhật không nêu tên người chỉ đạo ông Hợp là ai và có phải là một quan chức của chính Vietnam Airlines hay không.

Chệnh lệch giá

Bài báo cũng giải mã việc làm ăn của đường dây phi pháp mà phi công Hợp chỉ đóng vai trò vận chuyển. Nhờ chênh lệch giá cả hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhóm làm ăn đã đưa vào Nhật các mặt hàng, như gia vị phở, thức ăn từ Việt Nam, và chuyển ngược lại mỹ phẩm, đồ video v.v.

Họ dùng phi công Vietnam Airlines vì không phải khai báo hải quan chặt chẽ mà nói là chuyển 'quà' cho ai đó.

Nhưng việc làm ăn lớn tới mức từ 2006 đã lên tới nhiều triệu yên Nhật tính theo trị giá hàng đánh cắp tại Nhật để mang về Việt Nam tiêu thụ.

Phi công Hợp đã bị bắt giữ vào tháng 12/2008 do bị nghi ngờ tiếp tay chuyển hàng ăn cắp của các nhóm tội phạm người Việt hoạt động tại Nhật Bản. Phi công này sau đó đã nhận được cáo buộc chính thức vì hành vi phạm pháp vào hôm 7/01/2009.

Theo cơ quan điều tra Nhật Bản, các phi công và các tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn bất thường hành lý mỗi khi tới Nhật Bản.

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 744 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 25
Khách: 25
Thành Viên: 0