Trong
khi cả triệu người dân ở các khu vực huyện Nhà Bè, Bình Chánh… của
TPSàiGòn khát nước sạch thì Nhà máy nước BOO Thủ Đức được đầu tư cả
hàng chục triệu USD hoàn thành cả năm nay vẫn... im lìm.
Trong
khi đó, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) lại không đủ năng lực
cung cấp đủ nước sạch cho người dân toàn thành phố, nên đã xảy ra
chuyện tréo ngoe là: người giàu ở nội thành trả một thì người nghèo ở
ngoại thành phải trả phí sử dụng nước sạch cao gấp chục lần nhưng vẫn
"khát nước" triền miên.
Tắc vì vướng... một hộ dân
Dự
án đầu tư xây dựng Nhà máy nước BOO Thủ Đức có tổng vốn đầu tư 1.547 tỷ
đồng, thi công ngày 30/9/2005, phát nước theo mức thiết kế 300.000 m3
một ngày. Đây là cột mốc ghi nhận chủ trương xã hội hóa ngành cấp nước
của TP SàGòn.
Khối lượng công trình khá lớn, từ hồ chứa nước,
khu xử lý, trạm bơm cần giải tỏa và đền bù 50 ha đất. Công trình được
chủ đầu tư thuê tập đoàn CDM International Inc, Mỹ, làm tư vấn, quản lý
dự án và giám sát thi công. Nhà thầu thi công cũng là đơn vị thiết kế
là Tập đoàn Hyundai Mobis (nay là Hyundai Rostem, Hàn Quốc).
Công
trình này được chia thành hai gói, xây dựng nhà máy nước (chiếm khối
lượng 55% công trình) và phần còn lại là đường ống dẫn nước dài 25,7 km
đi từ quận Thủ Đức, băng ngầm qua sông Sài Gòn đến điểm cuối là huyện
Nhà Bè. Đường ống chính có đường kính 2 m, nên mặt bằng cần giải tỏa là
8 m bề ngang. Đường ống này hiện còn 7 km chưa hoàn thành do vướng giải
phóng mặt bằng.
Trong giai đoạn một, đoạn đường ống từ nhà máy
đến cầu Rạch Chiếc phục vụ nhà máy nước vận hành, thử tải không thể
thực hiện theo đúng tiến độ vào tháng 8/2007, do vướng… một hộ dân. Cả
công trình đành nằm chờ, thiệt hại mỗi ngày hàng trăm triệu đồng. Mặc
dù nhà máy nước đã hoàn thành gần một năm rưỡi nhưng đến nay chưa thể
phát nước vì đường ống dẫn chưa xong…
Gần nhà máy nước… cũng thiếu nước
Ông
Nguyễn Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, cho biết, huyện Nhà Bè
có 17.800 hộ dân nhưng đến nay mới có 4.163 hộ dân ở thị trấn Nhà Bè
được gắn đồng hồ nước, nhưng cũng phải canh giờ, dùng bơm hút vì áp lực
nước rất yếu. Số còn lại sử dụng nước sạch mua từ các trạm, bồn chứa do
xe bồn chở đến.
Tuy nhiên, để có nước sạch sử dụng người dân
phải chen nhau, xếp hàng chờ mua từ 13h đến đêm. Nước chở bằng xe nên
định mức cũng eo hẹp, tối đa chỉ 17 lít mỗi người một ngày.
Bà
Phạm Thị Viết, Phó bí thư thường trực huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nhà
Bè, than: “Chuyện nước sạch ở Nhà Bè lặn hụp lắm. Trong khi đó nước
giếng thì chỉ dùng để tắm giặt vì nguồn nước ngầm đã ô nhiễm. Điều
nghịch lý là dù đường ống cái dẫn nước sạch của Sawaco đã chạy đến Khu
công nghiệp Hiệp Phước nhưng người dân hai bên đường ống lại không được
xài”.
Không chỉ quận, huyện “vùng sâu, vùng xa” nguồn nước mà
khu vực gần nhà máy nước, như người dân ở khu phố 5, phường Hiệp Bình
Phước, quận Thủ Đức, vẫn phải tay xách tay mang can nhựa xếp hàng chờ
mua nước máy tại một điểm đổi nước trên đường số 3. Một số người dân
khá giả thì thuê thợ sắt hàn xe kéo tay để chở được nhiều nước còn hộ
nghèo thì gánh, vác, chở bằng xe hai bánh từng can.
Vẫn còn 'khát' triền miên
Nguồn
cung cấp nước sạch cho toàn thành phố là hai nhà máy Tân Hiệp và Thủ
Đức dù đã chạy hết công suất (hơn một triệu m3 một ngày đêm) nhưng vẫn
không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Theo Sawaco, để đảm
bảo nhu cầu nước cho người dân, đơn vị này đang kêu gọi đầu tư nhiều dự
án cấp nước, trong đó, có dự án Hệ thống cấp nước sông Sài Gòn giai
đoạn hai (nhà máy nước Tân Hiệp 2), với mục tiêu hoàn chỉnh thi công và
lắp đặt hệ thống cấp nước với công suất 300.000 m3 một ngày, cung cấp
cho các quận, huyện phía Tây, Tây Nam thành phố (giai đoạn 2014 - 2020,
tổng kinh phí đầu tư 1.000 tỷ đồng); dự án mở rộng nhà máy nước Thủ Đức
giai đoạn IV với công suất bổ sung 300.000 m3 một ngày... Tuy nhiên,
các dự án trên vẫn chưa có chủ đầu tư và còn gặp khó khăn ở khâu giải
tỏa, xây dựng tuyến ống chuyển tải nước thô từ Hóa An về Thủ Đức… Bên
cạnh đó, việc kêu gọi đầu tư, mở rộng mạng lưới cũng gặp không ít khó
khăn.
Nghị
quyết của HDND TP HCM tại kỳ họp thứ 14 khóa VII đưa ra là trong năm
2009, phấn đấu 92% hộ dân có nước sạch sử dụng. Thế nhưng, mục tiêu này
xem ra khó có thể đạt được khi cuộc chiến pháp lý giữa Nhà thầu thi
công công trình nhà máy nước BOO Thủ Đức và chủ đầu tư dự án lại vừa
mới bắt đầu. Nhà máy nước cứ tiếp tục "trùm mền", còn người dân vẫn
ngày đêm "khát" nước sạch.
Tấn Thuấn
|