Thứ Ba, 2024-11-05, 8:38 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 21 » THẤY GÌ QUA PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN THẾ DOANH
11:30 AM
THẤY GÌ QUA PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN THẾ DOANH


Mặc dù truyền thông Việt Nam hạn chế đưa tin về buổi làm việc của phái đoàn Vatican với Nhà Nước Việt Nam, chỉ đưa những bản tin sơ sài, chung chung khiến người quan tâm khó có thể biết hai bên đã trao đổi, bàn bạc, nhưng lời phát biểu của ông Nguyễn Thế Doanh – Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam mà Vietnamnet đăng tải đã nói lên quá nhiều điều.

“Những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên, trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật của Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới.

Thứ hai, muốn có kết quả trong quan hệ thì phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của mỗi bên.

Thứ ba, cả hai bên đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào.”

Thành một thông lệ, khi bất kỳ phái đoàn hay chính phủ nào nhắc đến những vấn đề họ quan tâm tại Việt Nam, nhất là những vấn đề mà dư luận thế giới cho là nhà nước Việt Nam có những hành xử không đúng, ngay lập tức nhà nước Việt Nam sẽ bật ngay băng cát-xét thu sẵn bài ca “tôn trọng lẫn nhau, không xâm phạm vào nội bộ lẫn nhau…” Trong phát biểu của ông Nguyễn Thế Doanh có điểm hơi khác là bao gồm thêm nhiều thứ như lịch sử, văn hóa, pháp luật… Vậy phái đoàn Vatican đã đề cập đến vấn đề gì mà ông Doanh phải liệt kê nhiều thứ như vậy?

Đến đây chúng ta có thể hình dung câu trả lời. Có gì mà lắm thứ liên quan được lôi ra như thế, ngoài hai miếng đất 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung ở Hà Nội. Chẳng phải nhà nước Việt Nam đã hết vin vào luật năm này, rồi lịch sử năm kia!

Chúng ta có thể hình dung, cuộc hội đàm đã không thuận ngay khi mở đầu vì vấn đề đất đai Công Giáo đang nổi cộm gần đây. Phái đoàn Vatican lần này đã kiên quyết bảo vệ quyền lợi cho người Công Giáo Việt Nam, khiến ông Doanh phải nhấn mạnh một cách đay nghiến rằng “muốn có kết quả trong quan hệ thì phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích mỗi bên”. Rõ ràng lợi ích mà bên phái đoàn đưa ra đã thấy ở điểm thứ nhất. Thế còn lợi ích hài hòa mà phía ông Doanh muốn nói là gì? Một cuộc thay đổi nhân sự như ông Lê Thế Thảo nổi hứng đề nghị? Sở dĩ nói “nổi hứng” vì một chính khách lớn không thể đưa ra một văn bản đầy ngớ ngẩn đến tùy tiện, một văn bản không hề có cơ sở nào để thành hiện thực. Hay ông Doanh muốn Vatican công nhận quyền sở hữu hai khu đất tranh chấp kia không thuộc về Công Giáo nữa? Lợi ích của bên ông Doanh thì nhiều lắm! Đã muốn thuyên chuyển Tổng Giám Mục thì còn gì mà họ không muốn! Với những lợi ích mà ông Nguyễn Thế Doanh đòi hỏi như vậy thì đúng là hai bên khó mà hài hòa cho được.

Không còn bài nào hơn, ông Nguyễn Thế Doanh đành phải dùng một lá bài cuối cùng – lá bài mượn danh người khác để ngụy biện. Đó là cụm từ “đồng hành cùng dân tộc”. Lá bài này thật ra không hiệu quả đối với phương Tây, nhưng đối với người Việt Nam vốn có quan niệm “một trăm cái lý, không bằng một tí cái tình”, lá bài này nếu sử dụng mập mờ thì ít nhiều có hiệu quả. Chính vì vậy trong suốt bao năm qua, nhà nước Việt Nam khi lâm vào thế bế tắc trong quan hệ quốc tế lại lôi lá bài này ra dùng. Nhưng ở đây, ông Nguyễn Thế Doanh dùng đến “dân tộc”, không phải là ông gây được sức ép với Vatican, mà muốn dùng lá bài đó để nói với người Việt Nam. Tức là muốn bao biện, muốn có một sự thông cảm. Hay nói trắng ra là che đỡ cho sự thất bại trong hội đàm của mình với phái đoàn Vatican là do lợi ích dân tộc. Ngoài ra ông Nguyễn Thế Doanh còn gài câu “thế lực thứ ba”, lại một lá bài cũ rích nữa. Khi bất cứ có cuộc phản đối đông đảo nào của người dân, từ bà con nông dân, bà con tiểu thương đòi đất, đòi chợ, sinh viên biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm, trí thức lên tiếng đòi dân chủ, nhân quyền, con bài có hình ngáo ộp “thế lực thù đich” của nhà xuất bản tư tưởng văn hóa Việt Nam lại bay đầy đường phố.

Tất cả nỗ lực vớt vát trong lời phát biểu của ông Nguyễn Thế Doanh nói lên Ban Tôn Giáo Chính Phủ nước CHXHCH Việt Nam đã thất bại trong đàm phán với phái đoàn Vatican do thứ trưởng Đức ông P.Parolin, một con người có khuôn mặt dễ mến, nụ cười cở mở dẫn đầu.

Tuy nhiên bên Bộ Ngoại Giao đã dành một số thắng lợi. Lần đầu tiên họ xúc tiến được một cuộc gặp chính thức cấp cao với Vatican – một nhà nước có uy tín rất lớn đối với nhân dân các nước phát triển. Cuộc gặp gỡ này ít nhiều có tính tích cực trong con mắt thế giới nhìn về Việt Nam. Phát ngôn bên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tỏ ra ôn hòa, nhằm giữ mối quan hệ về sau. Đây là cách đi đúng đắn.

Không biết môt số người sẽ trả lời ông Nguyễn Tấn Dũng ra sao sau vụ này, nếu ông Dũng hỏi.

– Đấy các ông tưởng các ông giỏi, tôi mời họ về sân nhà thi đấu với các ông đấy. Xem các ông làm được cái gì nào?

Từ đó có thể hiểu vì sao ông Nguyễn Thế Doanh gay gắt và dùng mọi lá bài như vậy.

Phong Thương
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 848 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 364
Khách: 364
Thành Viên: 0