Thứ Ba, 2024-11-05, 8:47 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 1 » Hiệu quả kinh tế của nhà máy lọc dầu Dung Quất
3:37 PM
Hiệu quả kinh tế của nhà máy lọc dầu Dung Quất

2009-03-01

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã ra mẻ đầu tiên, mà trong nước vẫn còn tranh luận về hiệu quả kinh tế của dự án này. Việt-Long trình bày thêm những ý kiến của nhiều giới xoay quanh vấn đề này.

Photo courtresy Công thương điện tử

Khu vực chứa dầu ở Dung Quất

Bà mẹ trẻ Trần Thị Yến, 25 tuổi, người địa phương huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi quả được hưởng nhiều lợi ích từ khu kinh tế Dung Quất, nơi thiết lập nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, trung tâm của một khu công nghiệp quy mô.

Những con đường rộng lớn chạy dài trên bờ biển cát. Cả một đạo quân công nhân từ xa kéo về xây dựng những nhà máy khổng lồ, đường xá, cư xá, văn phòng chi chít. Và chị Yến lấy được người chồng cũng từ đoàn công nhân ấy. Chị còn mở một quán nước có karaôkê, kiếm lợi nhuận khấm khá.

Chính quyền Việt Nam coi những trường hợp như bà mẹ trẻ này là bằng chứng của quyết định sáng suốt, thiết lập khu kinh tế Dung Quất ở miền Trung còm cõi, chứng tỏ viễn kiến của Nhà nước về phát triển kinh tế.

Lấy chính trị để quyết định kinh tế

Những nhà phân tích kinh tế và chính trị lại nghĩ khác. Họ vẫn chỉ trích dự án nhà máy lọc dầu là điển hình của hiện trạng lấy chính trị để quyết định về kinh tế ở Việt Nam.

Cho Tây nguyên còn chưa đủ, nói chi chở đi thành phố Hồ Chí Minh với Hà Nội.

Ông Võ Tiến Dũng, phó TB QL khu KT Dung Quất

Giới đầu tư và chuyên môn nước ngoài cho rằng vị trí của Dung Quất ở một nơi hẻo lánh nằm giữa hai đầu máy kinh tế Sài Gòn và Hà Nội, và quá xa giếng dầu thô, là khuyết điểm nặng nhất của quyết định ấy. Giám đốc chương trình giáo dục Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nói, việc này cho thấy đầu tư vào khu vực quốc doanh thường không mấy được ảnh hưởng bởi những sự cân nhắc về kinh tế.

Nhà máy Dung quất cho ra mẻ dầu tinh chế đầu tiên hôm 22 tháng 2. Công luận lập tức đặt dấu hỏi tại sao giá dầu Dung Quất cũng không kém giá dầu nhập cảng, trong khi chỉ phải tinh lọc dầu khai thác từ giếng Bạch hổ. Phó trưởng ban quản lý dự án này, ông Đinh văn Ngọc, trả lời rằng phí vận chuyển đi Sài Gòn và Hà Nội chẳng kém phí tổn chở từ Singapore về. Rồi nguồn nguyên liệu từ giếng Bạch hổ là nơi liên doanh với Nga, cũng phải mua gần như giá dầu thô nhập khẩu. Một nhân viên cao cấp khác, ông Võ Tiến Dũng, phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, giải thích rằng nhà máy chỉ sản xuất 30% nhu cầu, cung cấp cho các nơi gần còn chưa đủ: “cho Tây nguyên còn chưa đủ, nói chi chở đi thành phố Hồ Chí Minh với Hà Nội.”

Con đường vận chuyển chính của khu kinh tế dài 23 km, mang tên cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, chạy xuyên trái tim khu Dung Quất ra tới hải cảng. Ông Kiệt được sùng bái ở nơi đây vì ông chính là người nhất quyết xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất. Công ty Total của Pháp rút khỏi dự án liên doanh nơi này năm 1995, vì không đồng ý về địa điểm. Năm 2002, đối tác thay thế Total là Zarubeznev của Nga cũng rút lui vì cũng lý do.

Viễn kiến chiến lược vĩ đại

Tuy nhiên phó trưởng ban quản lý khu kinh tế, ông Lê Văn Dũng, vẫn gọi vị cố Thủ tướng của ông là một con người có viễn kiến chiến lược vĩ đại. Ông Dũng cho rằng trách nhiệm của cả chính phủ là phát triển khu vực miền Trung, và trao cho người dân nơi đây cái cần câu cá thay vì cho con cá. Viên chức này cho biết thuế thu được ở địa phương tăng lên, và GDP bình quân nơi này đã tăng từ 400 đô la mỗi người hồi năm 2006 lên 700 đô la năm 2008.

Những người đàn ông còn sức vóc phải đi bộ mỗi ngày 10 km về chốn cũ để làm lao động phổ thông, mà chưa rõ tương lai sẽ ra sao khi khu kinh tế hoàn thành, không còn công việc xây dựng để mà làm nữa.

Cũng một quan điểm tương tự, khi được hỏi rằng khi dầu bán ra không rẻ hơn dầu nhập thì lợi ích kinh tế ở chỗ nào, ông Võ Tiến Dũng nhấn mạnh đến những lợi ích xã hội: "lợi ích không chỉ ở giá dầu đâu, mà còn công ăn vịêc làm....”

Bi tráng của cư dân Dung Quất

Giới quan sát quốc tế ngoài không mấy hài lòng. Một chuyên gia về kinh tế Việt Nam, muốn ẩn danh, nói rằng đưa một dự án nặng vốn không liên quan nhiều đến kinh tế địa phương vào một tỉnh nghèo đã khiến tác động cho địa phương ấy chỉ được tối thiểu. Rồi thì sự xa xôi khiến lợi ích của công việc lọc dầu có thể chỉ là số âm. Kết quả là gì? Là phải trả phần bù lỗ cho một dự án lỗ lã không tạo nên công ăn việc làm.

Đã vậy, cư dân địa phương bị di dời không thấy tương lai. Lồng trong những câu chuyện được gọi là bi tráng của người cư dân Dung Quất khi gọi là hy sinh hưởng ứng chính sách của Nhà nước để phải bỏ quê mà “hăng hái” di dời vào nơi hẻo lánh cho khu kinh tế được thành hình, người đọc có thể thấy cả một tập thể dân cư phải đi vào nơi không có đất màu mỡ mà canh tác kiếm ăn.

Một thương binh cách mạng cụt chân không còn khách mua hàng của ông đan lát để kiếm sống qua ngày. Những người đàn ông còn sức vóc phải đi bộ mỗi ngày 10 km về chốn cũ để làm lao động phổ thông, mà chưa rõ tương lai sẽ ra sao khi khu kinh tế hoàn thành, không còn công việc xây dựng để mà làm nữa. Môt gia đình di dời được đền bù chỉ 1phần tư diện tích đất xưa kia, không sản xuất được để mà ăn, số tiền đền bù mấy chục triệu ăn dần cũng hết, đành phải mò về chốn cũ kiếm việc làm sống qua ngày.

Category: Kinh tế | Views: 1166 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 545
Khách: 545
Thành Viên: 0