Những
tranh chấp, mang tính bạo động, liên quan đến đất đai giữa người dân và
chính quyền trong thời gian qua là một “ngọn lửa” có thể thổi lên rất
nhiều ngọn lửa khác tại Việt Nam.
Photo courtesy of ecopark
Chính
quyền huyện Văn Giang san ủi mặt bằng để xây dựng công trình ở xã Xuân
Quan.Sự việc gây ra cuộc đụng độ giữa hàng nghìn dân với công an, chỉ
vì đền bù không thỏa đáng.
Đó
là nhận định của giới quan sát về tình trạng thu hồi, giải tỏa đất đai hiện nay
tại một đất nước đang trong cơn sốt kêu gọi đầu tư nước ngoài và phát triển
kinh tế. Biên tập viên Thiện Giao ghi nhận một số ý kiến sau đây.
Người
dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy đi rồi mình bị dời tới một chỗ khác
không thể sống được, trong khi miếng đất cũ của mình cuối cùng cũng không phát
triển như quy hoạch đã ấn định. Điều này khiến sự bất mãn của người dân càng tăng
cao hơn.
LS Lê Công Định
Chỉ trong chưa đầy 2 tháng
đầu năm Dương Lịch, đã có 2 vụ bạo động, trong số nhiều vụ liên quan đến đất
đai. Một xảy ra tại Miền Bắc, và một tại miền Nam.
Tại miền Bắc
Trước hết là tại huyện Văn
Giang, Tỉnh Hưng Yên, những ngày đầu tháng Giêng.
“Tình hình bây giờ ở
trên ấy đang căng thẳng ghê lắm. Người dân dồn lại không cho đổ đất. Còn chính
quyền thì vào cưỡng ép chứ còn gì nữa.”
“Dự án của chính quyền
là để làm đường và làm đô thị Văn Giang. Họ đưa giá mà người dân chưa thỏa thuận
nhưng chính quyền vẫn cứ tiếp tục lấy. Hôm qua thì chính quyền bắt đầu giải tỏa.
Nhân dân thì đấu tranh. Giữa công an và nhân dân thì có xô xát.”
“Chính quyền thì muốn
làm đô thị nhưng lại giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động thì
không minh bạch. Tôi nghĩ nếu giá hợp lý thì có thể họ bán, nhưng bây giờ thì
người dân thấy chưa hợp lý.”
Tại miền Nam
Và tiếp theo là xã Long
Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, ngày 19 tháng Hai.
“Dân ở đây đứng lên yêu
cầu Chủ Tịch Xã dừng hốt cốt, dừng quy hoạch. Chủ Tịch Xã không chịu dừng. Người
dân bức xúc, chực 2, 3 ngày tại xã mà xã vẫn không ký. Dân lôi cổ áo của Bí Thư
là bà Thúy, đòi trả lại nguyên trạng cho dân. Phía xã la lối, nói này nói kia.
Dân bèn quậy lên. Phía xã kêu cảnh sát 113 xuống can thiệp. Họ bắt đi mấy chục
người về Biên Hoà rồi.”
“Tình hình ở đây, người
đầu tư quy hoạch đất mà dân không chịu. Bây giờ họ định hốt cốt, mồ mả người ta
đi. Mồ mả này chôn từ lâu rồi, nhiều lắm. Nay họ đánh dấu mồ mả để hốt cốt, thì
dân phản đối.”
Hiện tượng “mua quy hoạch”
Một hiện tượng phổ biến hiện
nay tại Việt Nam: người dân với tất cả quyền lợi thiết thân liên quan đến mảnh
đất họ đang sống, có thể bị đẩy ra khỏi nhà bất cứ lúc nào với giá đền bù không
thỏa đáng. Những mảnh đất ấy, khi đến tay người đầu tư thực sự, thì được trao với
giá cao ngất ngưởng, cao hơn rất nhiều lần so với tiền đền bù. Số chênh lệch giữa
giá đền bù cho dân với giá trao cho nhà đầu tư thật sự nằm ở những “khâu” trung
gian, mà phần lớn dính dáng đến chính quyền và giới đầu cơ.
Theo
tôi thì chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam.
LS Nguyễn Vân Nam
Người ta gọi đây là hiện
tượng “mua quy hoạch.” Hiện tượng này đang tạo nên sự phẫn nộ, gây nên tâm lý bất
an nơi người dân, nhất là người dân thuộc khu vực nông thôn Việt Nam.
Một luật sư đang làm việc
tại Sài Gòn, là ông Lê Công Định, nhận xét rằng hiện tượng “cò mồi quy hoạch,”
với thực trạng là dân bị mất đất, trong khi đất quy hoạch bị bỏ hoang, là yếu tố
khiến sự bất mãn tăng cao.
“Nhưng nhà đầu tư lại
cũng không phải là nhà đầu tư thực thụ, hoặc có đủ tiền. Họ chỉ đến làm “cò mồi,”
xin dự án. Ở Việt Nam có tình trạng là xin giấy phép làm dự án xong rồi để đó
và chờ bán lại cho một nhà đầu tư khác có tiền hơn. Tình trạng đó đưa tới việc
gì? Lẽ ra người dân được đền bù với giá cao hơn, nhưng vì áp lực của một số
quan chức địa phương trong chuyện cấu kết với nhà đầu tư ban đầu khiến giá đất
đền bù cho người dân quá thấp. Nhưng lấy được đất rồi, họ rào lại để bán nhưng
lại không tìm ra được nhà đầu tư mới. Hệ quả là họ cứ bỏ đó khiến cho người dân
cảm thấy không an tâm. Người dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy đi rồi
mình bị dời tới một chỗ khác không thể sống được, trong khi miếng đất cũ của
mình cuối cùng cũng không phát triển như quy hoạch đã ấn định. Điều này khiến sự
bất mãn của người dân càng tăng cao hơn.”
Hiện tượng “mua quy hoạch”
đưa đến bất mãn trong dân chúng, chỉ là nguyên nhân trực tiếp gây ra vấn nạn.
Chính quan điểm lập pháp của Việt Nam, rằng “quyền sử dụng” và “quyền sở hữu”
trên cùng một tài sản là 2 quyền tách biệt, thuộc về 2 thực thể riêng biệt,
chính là nguyên ủy gây ra xung đột.
Cưỡng ép giữa chính trị và
thực tại pháp lý
Luật sư Lê Công Định cho rằng
hiện đang tồn tại một sự “cưỡng ép” giữa quan niệm chính trị và thực tại pháp
lý tại Việt Nam.
“Tôi cho rằng việc Nhà
Nước đứng ra làm chủ sở hữu đất đai là quan niệm mang tính chính trị nhiều hơn
là phản ánh một thực tại pháp lý. Do đó, sự cưỡng ép giữa một quan điểm mang
tính chính trị vào một sự việc cần được giải quyết từ góc nhìn pháp lý, là 2 điều
mâu thuẫn nhau. Xung đột sinh ra từ đây.
Tôi
cho rằng việc Nhà Nước đứng ra làm chủ sở hữu đất đai là quan niệm mang tính
chính trị nhiều hơn là phản ánh một thực tại pháp lý.
LS Nguyễn Vân Nam
Khi kinh tế phát triển,
người ta cần đến quyền quyết định hay sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Nhưng đúng lúc đó, người ta gặp phải trở ngại là người dân không có quyền sở hữu
thực sự, trong khi Nhà Nước nắm hết. Mọi chuyện vì thế phải đi qua Nhà Nước
trong khi quyền lợi thiết thân thì lại thuộc về người nằm quyền sử dụng đất, là
người dân. Những điều này khiến tạo ra mâu thuẫn và xung đột; tất cả đều xuất
phát từ quan điểm lập pháp.”
Yếu tố gây ra tham nhũng
Trong một cuộc nói chuyện hồi
đầu tháng Giêng vừa qua với tiến sĩ luật sư Nguyễn Vân Nam liên quan đến những
tranh chấp đất đai thuộc về tôn giáo, ông Nam có nói rằng việc “không thừa nhận
quyền tư hữu đất đai là yếu tố gây ra nạn tham nhũng.”
“Người dân chỉ được quyền
sử dụng đất thôi. Quyền sử dụng đất này là một quyền có thời hạn và có giới hạn.
Thì đây cũng chính là một vấn nạn. Theo tôi thì chính việc không thừa nhận quyền
tư hữu về đất đai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham
nhũng ở Việt Nam.”
Luật sư Nguyễn Vân Nam
cũng nói rằng “quyền tư hữu tài sản, trong đó có đất đai, là một quyền thiêng
liêng,” và rằng ở những quốc gia có một xã hội dân sự bình thường, người ta tôn
trọng một nguyên tắc chung: “Thừa nhận quyền tư hữu của cá nhân. Và quyền ấy là
nền tảng căn bản cho xã hội.”