TBT Nông Đức Mạnh sắp đi Nhật. Đây là yêu cầu rất cương quyết của
Nhật trước khi tuyên bố nối lại ODA hồi tuần trước. Phía Nhật đã không
chấp nhận đón tiếp Thủ Tướng theo nghi lễ chính thức nên ông Dũng phải
hủy bỏ chuyến đi Nhật dự kiến từ cuối tháng 1. Thay vào đó Nhật đề nghị
gửi một Bộ Trưởng đại diện Chính phủ để cam kết những vấn đề kinh tế,
và sau đó phải là TBT viếng thăm để có những cam kết chính trị. Ông
Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao đã khéo léo
tránh né trách nhiệm đi Nhật, ông Võ Hồng Phúc phải thực hiện nhiệm vụ
này.
Nông Ðức Mạnh đến Nhật Bản lần đầu tiên ngày 3/10/2002, và Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi
Những cam kết của Chính Phủ
về quyền lợi kinh tế cho Nhật mà ông Phúc chuyển đến đã làm Nhật thỏa
mãn và ra tuyên bố nối lại ODA cho VN, nhưng họ nhấn mạnh rằng tiền sẽ
chỉ giải ngân khi nào những cam kết chính trị được thực hiện. Chưa rõ
những cam kết chính trị mà Nhật đòi hỏi là gì nhưng nó đang làm cho BCT
rất bối rối. Nhật cho biết họ sẵn sàng tuyên bố chấm dứt ODA bất kỳ lúc
nào nếu VN không thực hiện đúng các cam kết. Đảng và Nhà Nước đã chấp
nhận trả những cái giá rất lớn để có được lời tuyên bố nối lại viện trợ
của Nhật để trấn an dân chúng, nay vì sơ xuất gì mà Nhật đổi ý thì chắc
chắn rằng sẽ gây rối loạn trong nước. Không biết những cam kết chính
trị Nhật đòi hỏi là gì nhưng chắc chắn phải là những gì rất to tát vì
Nhật rất tự tin nhắc lại nhiều lần với phía Việt Nam là tất cả những
nhà tài trợ khác dù đã cam kết cho VN trong năm 2009 nhưng đều đang chờ
quyết định của Nhật để hành động tương tự.
Ông Mạnh đang trùng trình tìm cách né tránh nhưng chưa biết có tìm
được cách gì hay không vì áp lực không chỉ đến từ bên ngoài mà cả bên
trong. Lý do là cho dù nội bộ bị chia rẽ nặng nề nhưng tất cả đều có
một quyền lợi chung là sự tồn tại của Đảng để bảo vệ đặc quyền cá nhân,
do vậy ông Mạnh khó lòng tránh né trước đòi hỏi của những người “đồng
chí”. Một vị từng là trợ lý cho ông Mạnh vào khóa trước cho biết ông
Mạnh tâm sự rằng đang rất bối rối, vì nếu yêu cầu của Nhật có gì liên
quan đến sự quyền lợi của Đảng thì chắc chắn ông ấy không dám có ý kiến
làm vui lòng Nhật, mà nếu như thế thì sẽ ảnh hưởng đến giải ngân ODA -
mà cái này cũng đe dọa đến sự tồn vong của Đảng. Một chuyến đi lành ít
dữ nhiều cho sự nghiệp của ông ta.
Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phải đáp ứng những yêu cầu
gần như mệnh lệnh của Nhật: bắt Huỳnh Ngọc Sỹ phải diễn ra trong lúc
Thái tử Nhật đến VN, không được trễ hơn dù chỉ một ngày; Nhật sẽ được
quyền sở hữu từ 75% đến 100% các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chủ
lực mà từ trước đến giờ chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được tham gia
vì lý do an ninh quốc gia (như viễn thông, dầu khí, điện lực, ….); việc
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực này thì phía
Nhật sẽ được ưu tiên là đối tác và cổ đông chiến lược. Chính Phủ đã chỉ
thị sửa đổi hàng loạt các nghị định, thậm chí sửa luật “trình” Quốc Hội
nhằm tạo cơ sở luật để thực hiện các cam kết cho Nhật. Dự thảo luật
viễn thông cho phép tất cả các thành phần kinh tế không phân biệt sở
hữu được quyền tham gia vào việc kinh doanh hạ tầng viễn thông (trước
giờ phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc nhà nước chiếm cổ phần chi
phối), hay đề xuất chia tách tập đoàn EVN thành những đơn vị nhỏ hơn
mới nghe cứ tưởng là để tốt hơn cho đất nước nhưng động lực của chúng
thực ra là để đáp ứng cam kết với Nhật.
Quyền lợi kinh tế thì dễ dàng bán nhưng quyền lợi chính trị sẽ đổi
chác thế nào thì chưa rõ Nhật sẽ đánh nước cờ tiếp theo ra sao. Nhưng
tới bây giờ, bằng nước cờ ODA, Nhật đã đoạt được những quân cờ quan
trọng và chiếm được một thế cờ chủ động. Một tình thế thật đáng buồn
cho dân tộc, đúng là thời đại toàn cầu hóa, người ta không cần dùng đến
súng đạn để mở rộng thuộc địa. Xem TV hôm qua và hôm nay thấy họ toàn
ca ngợi các nhà đầu tư Nhật, ca ngợi VN là địa điểm đầu tư hấp dẫn, mà
đúng là hấp dẫn quá đi chứ.
Chuyện về Tướng Giáp hẹn các bạn kỳ sau.
Nguồn: Change We Need
|