Thứ Bảy, 2025-01-25, 7:16 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 3 » Bản phúc trình nhân quyền năm 2008: phản ứng của Việt Nam
9:07 PM
Bản phúc trình nhân quyền năm 2008: phản ứng của Việt Nam

2009-03-02

Phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về nhân quyền thế giới trong đó có phần nói về Việt Nam đã gây phản ứng đáng kể từ nhà cầm quyền Hà Nội, trong khi một số nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước thì cho rằng bản báo cáo này vẫn chưa thích hợp.

Photo courtesy Vietnamnet

Ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giáo Việt Nam nói Hoa Kỳ cần có phương cách tiếp cận khách quan và toàn diện về sự khác biệt giữa hai nước trong lãnh vực nhân quyền

Việt Nam: Bản phúc trình nhân quyền thiếu khách quan? 

Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố bản phúc trình nhân quyền năm 2008 có phần đề cập tới Việt Nam thì Hà Nội hôm Thứ Năm (26-2-09) đã lên tiếng phản đối khi cho rằng những nhận xét trong bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ là "thiếu khách quan". Theo ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giáo Việt Nam, Hoa Kỳ cần có phương cách tiếp cận khách quan và toàn diện về sự khác biệt giữa hai nước trong lãnh vực nhân quyền.

Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố bản phúc trình nhân quyền năm 2008 có phần đề cập tới Việt Nam thì Hà Nội hôm Thứ Năm (26-2-09) đã lên tiếng phản đối khi cho rằng những nhận xét trong bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ là "thiếu khách quan"

Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng khẳng định rằng Hiến Pháp Việt Nam có quy định cụ thể các quyền căn bản của người dân và trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong việc bảo đảm quyền con người trong mọi lãnh vực, kể cả các quyền tự do ngôn luận, báo chí, thông tin. Nhưng chính những quyền căn bản ấy, theo lời bà Karen Steward, Quyền Trợ Lý Ngọai Trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, thì Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội.

Vẫn theo bà Steward, nói chung Hoa Kỳ nhận thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa thoả đáng.

Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội....Nói chung Hoa Kỳ nhận thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa thoả đáng.

Bà Karen Steward, Quyền Trợ Lý Ngọai Trưởng Mỹ

Để minh chứng cho tình hình nhân quyền chưa thỏa đáng ấy, bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đề cập tới nhiều yêú tố tiêu cực của Việt Nam trong năm qua, kể cả việc nhà cầm quyền tiếp tục ngăn chận các quyền tự do căn bản như vừa nói, hoạt động của nhiều giáo hội bị hạn chế, tệ nạn tham nhũng lan tràn, người dân không thể thay đổi chính phủ bàng lá phiếu, những người bất đồng chính kiến bị đàn áp, bị bắt giữ, khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn, trong khi các hoạt động chính trị bị ngăn cấm.

Nhân quyền ở VN còn đen tối hơn nhận xét của bản phúc trình? 

Phản ứng của các nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước ra sao trước bản phúc trình của Bộ Ngoại Giáo hoa Kỳ ?

Từ Hà Nội, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn nhận xét :

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn : "Phúc trình năm nay của Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ công bố về tình hình nhân quyền toàn thế giới mà trong đó có phần liên quan tới Việt Nam là còn rất khiêm tốn và chưa đầy đủ đâu, vì nhân quyền ở Việt Nam năm 2008 vẫn đen tối và còn tệ hại hơn những năm trước đây. Bằng chứng là họ bắt bớ rất là nhiều nhà hoạt động dân chủ, những nhà hoạt động nhân quyền và cả đồng bào dân oan, nông dân ở các địa phương nữa.

"Phúc trình năm nay của Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ công bố về tình hình nhân quyền toàn thế giới mà trong đó có phần liên quan tới Việt Nam là còn rất khiêm tốn và chưa đầy đủ đâu, vì nhân quyền ở Việt Nam năm 2008 vẫn đen tối và còn tệ hại hơn những năm trước đây.

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

Các quyền con người cơ bản cũng bị hạn chế và bị đàn áp thẳng tay như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do sinh hoạt đảng phái và chính trị thì tuyệt nhiên càng không có.

Cho nên tôi cho rằng sự đánh giá của Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ năm nay còn né tránh ở một mức độ nào đó cho chính phủ Việt Nam.

Điều này, trong năm 2009 tới đây thì phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới cần phải có sự đánh giá một cách thấu đáo, chính xác và đầy đủ, toàn diện hơn nữa đối với tình hình đàn áp nhân quyền ở trong nước hiện nay."

Vừa rồi là nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn từng giúp dân oan khiếu kiện và đưa vấn đề dân oan lên internet nên bị bắt. Và ông hiện đã hết án quản chế hồi tháng rồi nhưng bị công an tiếp tục vây hãm chặt chẽ.

Tại Huế, Linh mục Phan Văn Lợi thuộc Ban Điều Hành Khối 8406 và đang trong tình trạng bị quản chế, cho biết :

LM Phan Văn Lợi : "Việc dùng từ "chưa thoả đáng" theo như chúng tôi thấy là không được chính xác. Cần phải nói mạnh hơn nữa là ở Việt Nam ngày càng vi phạm nhân quyền trên mọi phương diện, từ tôn giáo cho tới dân chủ, cho tới các quyền dân sinh, thì trong năm vừa qua chúng ta đã thấy rất nhiều sự kiện ở tại Việt Nam hầu như mọi hạng người, mọi thành phần xã hội ở Việt Nam đều đã bị những sự vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản.

Vấn đề tự do báo chí, tôn giáo, dân chủ ở Việt Nam cần phải xem lại
Vấn đề tự do báo chí, tôn giáo, dân chủ ở Việt Nam cần phải xem lại
Trước hết, đó là những người dân thường, những người phải đi lao động nước ngoài thì bị nhà nước bỏ mặc đến nỗi có lúc cần phải có người việt ở hải ngoại cứu giúp, bằng không thì họ sẽ long đong và thậm chí bị bóc lột tàn tệ.

Ở trong nước, chính những người dân ở thành phố hoặc ở thôn quê tiếp tục bị cướp đất đai. Những vụ gần đây ở Miền Bắc là ở Hải Dương, ở Hưng Yên, ở trong Miền Nam thì là các vùng cực Nam vẫn tiếp tục bị cướp đất như ở Kiên Giang. Rồi các tôn giáo vẫn tiếp tục bị đàn áp, các giáo hội như là Tin Lành vẫn có nhiều giáo hội cho tới bây giờ vẫn không được công nhận.

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tiếp tục bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Bên Công Giáo thì rất nhiều cơ sở, rất nhiều dòng tu, rất nhiều tài sản của giáo hội bị cướp đoạt, thậm chí bị biến thành những công trình mị dân mà thôi.

"Việc dùng từ "chưa thoả đáng" theo như chúng tôi thấy là không được chính xác. Cần phải nói mạnh hơn nữa là ở Việt Nam ngày càng vi phạm nhân quyền trên mọi phương diện, từ tôn giáo cho tới dân chủ, cho tới các quyền dân sinh
LM Phan Văn Lợi

"Mới đây một vụ rất đặc biệt nữa, đó là chuyện Luật sư Lê Trần Luật, người đã bênh vực cho giáo dân Thái Hà, vừa mới bị tước đoạt những tài sản trong văn phòng của Luật Sư. Và cái vụ phúc thẩm của Thái Hà thì đã bị hoãn vô thời hạn. Đồng thời những giáo dân kiện báo Hà Nội Mới và Đài Truyền Hình Hà Nội thì cũng đã bị làm ngơ, không cho người ta khởi kiện.

"Rồi các nhà dân chủ ở trong nước thì một số đã bị tù từ rất lâu, một số đang bị giam giữ mà không biết lúc nào sẽ bị đưa ra xét xử, và chắc chắn họ sẽ bị xét xử vì những tội đòi các quyền con người, đòi các quyền chính trị, quyền hội họp, quyền tự do ngôn luận.

Chẳng hạn như những thành viên trong Khối 8406 vì đã giăng biểu ngữ đòi hỏi quyền cho người Việt Nam, lên án nhà cầm quyền cộng sản dâng đất dâng biển cho Trung Quốc mà bây giờ vẫn bị cầm tù.

"Đang khi đó thì những người công nhân xí nghiệp ở trong nước bị thất nghiệp rất là nhiều mà không có một sự hỗ trợ nào của chính quyền cả. Họ tiếp tục không có lương tiền, bị đuổi việc, thậm chí bị những chủ xí nghiệp không trả lương, mà rồi sự cứu giúp từ phía chính quyền hỗ trợ cho người thất nghiệp hầu như là không có gì cả. Nói chung như vậy, tất cả mọi giới, mọi đồng bào cũng như mọi tập thể tôn giáo ở tại Việt Nam đều tiếp tục bị những vi phạm nhân quyền rất trầm trọng từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Cho nên đáng lẽ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần phải nói mạnh, mạnh hơn nữa, để cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thấy rằng họ đang bị thế giới, nhất là hoa Kỳ, theo dõi chặt chẽ."

Vừa rồi là Linh mục Phan Văn Lợi thuộc địa phận Bắc Ninh và đang bị quản chế ở Huế.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 884 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 6
Khách: 6
Thành Viên: 0