PHƠI TRẦN BỘ MẶT BÁN NƯỚC, HẠI DÂN CỦA NHÓM CẦM ĐẦU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trong
35 năm qua, Việt Nam đã có 3 cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Trung
Quốc . Đó là : thứ nhất, trận hải chiến Hoàng Sa vào tháng Giêng năm
1974; thứ hai, cuộc chiến biên giới phía Bắc vào tháng 2 năm 1979, và
kéo dài suốt 10 năm sau đó; và thứ ba, trận hải chiến Trường Sa năm
1988.
Các yếu tố liên quan đến ba trận chiến này có những điểm nào giống nhau ?
Trước
hết, điểm giống nhau lớn nhất trong cả ba trận chiến này là tinh thần
yêu nước của người Việt Nam trước hiểm hoạ ngoại xâm . Đây cũng là tinh
thần trách nhiệm đối với tổ tiên và các hế hệ Việt Nam mai sau; và vì
vậy tinh thần yêu nước này đã vượt lên trên mọi ý thức hệ, cũng như mọi
nghịch cảnh của lịch sử đất nước trong những thời điểm đó. Tất cả những
hy sinh của mọi con dân Việt Nam trong ba cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc vừa
kể không khác gì những hy sinh của tiền nhân Việt Nam để bảo vệ bờ cõi
trong lịch sử đất nước. Do đó, đất nước và dân tộc Việt Nam ghi ơn
những hy sinh cao quý này như đã biết ơn các thế hệ cha ông chúng ta đã
giữ nước từ nghìn xưa.
Từ
lòng yêu nước đó mà các chiến sĩ Việt Nam trong 3 trận chiến đều đã
vượt qua mọi nghịch cảnh và đều thể hiện tinh thần sẵn sàng xả thân vì
tổ quốc. Trong trận chiến Hoàng Sa, sau khi đã gây tổn thất nặng nề cho
hải đội hùng hậu của Trung cộng, hải đội Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà
cũng mang thương tích trầm trọng. Trong hoàn cảnh đó, trên đường hải
hành trở về, khi nhận được lệnh quay trở lại Hoàng Sa tử chiến giành
lại đảo, cho dù thất bại thì sẽ dùng xác tàu và xác chiến sĩ Việt Nam
làm chứng tích chủ quyền quốc gia trước thế giới và các thế hệ mai sau.
Với tinh thần coi chủ quyền quốc gia là tối thượng, các chiến hạm đầy
thương tích của ta đã quay trở lại chiến trường, dù biết rằng sẽ phải
hy sinh mạng sống, cho đến khi quân lệnh trên được hủy bỏ mới trở về.
Tương tự như vậy, trong cuộc chiến biên giới phiá bắc, dù đảng và nhà
nước cộng sản Việt Nam dấu nhẹm bản chất và ý đồ của “đàn anh” Trung
Quốc cho đến giờ chót, nhưng với tinh thần xả thân cho đất nước, thanh
niên Việt Nam đã không ngần ngại đi thẳng từ nhà trường ra chiến
trường. Trong trận chiến Trường Sa, mặc dù Bộ Tư lệnh Hải quân Quân đôi
Nhân dân đã liên tục báo cáo lên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về
các ý đồ của hải quân Trung Quốc, hầu được trả lời câu hỏi “Trung Quốc
là bạn hay thù . Chúng đánh ta , ta có đánh trả không ? “. Nhưng Bộ
Chính trị không hề trả lời hay có một sự chỉ đạo nào. Tuy bị bỏ mặc như
thế, nhưng các chiến sĩ Hải quân bhân dân vẫn tự mình gấp rút chuẩn bị
chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ hải đảo xa xôi của tổ quốc.
Tinh
thần vừa kể của các chiến sĩ Quân đội nhân dân cũng cho thấy sự khác
biệt rất cơ bản giữa Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Đó
là, trong khi giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đặt chiếc ghế cai
trị của họ lên trên hết, thì đại khối dân tộc Việt Nam (bao gồm cả con
em họ trong Quân đội nhân dân) luôn coi Tổ quốc Việt Nam là tối thượng.
Chính vì vậy mà các chiến sĩ Quân đôi nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng hy
sinh xương máu chống lại sự xâm lược của nước xã hội chủ nghĩa phương
Bắc, để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hiện tượng này một lần nữa cho thấy,
từ đáy lòng, người chiến binh con cháu Lạc Hồng yêu Tổ quốc Việt Nam
chứ không quan tâm đến cái ảo ảnh gọi là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” do
Đảng nhào nặn ra theo khuôn mẫu Liên Xô, Trung Quốc.
Từ
sự khác biệt cơ bản này mà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn
coi thường những hy sinh của những người đã nằm xuống để bảo vệ Tổ
quốc, mà người ta có thể thấy được qua những việc cụ thể.
Trong
khi Cộng Sản Trung Hoa huyênh hoang trưng bày công khai trên nhiều
trang điện tử những tấm ảnh binh lính Trung Quốc bước qua xác của những
chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, những
cảnh bắt giữ và tra khảo binh sĩ Việt Nam, và cho xây dựng đủ loại đài
tưởng niệm binh lính Trung Quốc ngay tại các vùng biên giới, thì Hà Nội
lại cố xoá dần hình ảnh các chiến binh Việt Nam ra khỏi sử sách. Cấm
báo, đài không được nhắc đến những hy sinh này. Đối với cuộc hải chiến
Hoàng Sa của hải quân Việt Nam Cộng Hoà, thái độ của giới lãnh đạo Đảng
Cộng Sản Việt Nam không làm ai ngạc nhiên. Năm 1975, tờ Sài Gòn Giải
Phóng đăng lời tán dương Trung Quốc đã chiếm và “giữ dùm” quần đảo
Hoàng Sa cho Việt Nam. Và đến năm 1979 thì các tài liệu về quan hệ Việt
– Hoa không còn nhắc đến trận Hoàng Sa nữa. Tuy nhiên, điều tệ hại hơn
nữa, là ngay cả trận hải chiến Trường Sa của Hải quân Quân đội nhân dân
cũng bị cố tình đẩy vào bóng tối. Trong các trang quân sử chính thức
ghi lại trận đánh Trường Sa Đảng cộng sản Việt Nam không dám gọi
rõ ra là Hải quân Trung Quốc, mà chỉ dùng nhóm chữ “hải quân nước
ngoài” trong toàn bộ tài liệu; chứ chưa nói gì đến việc Đảng dám gọi
những hành động của Trung Quốc là xâm lược. Và hiển nhiên khi không dám
gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược, thì lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
không thể giải thích lý do và càng không thể tuyên dương những hy sinh
cao quí của những chiến sĩ mang dòng máu Việt xả thân bảo vệ Tổ quốc.
Nếu dân tộc chúng ta không làm gì cả đối với 3 biến cố quan trọng này
thì hàng chục ngàn người con yêu của Tổ quốc sẽ vĩnh viễn đi vào quên
lãng đối với các thế hệ Việt Nam tương lai.
Hiện
nay, thái độ của lãnh đạo Đảng cộng Việt Nam xem thường giá trị của
những giọt máu bảo vệ quê hương càng rõ nét, không chỉ xương máu của
tiền nhân bao đời trước mà ngay cả sinh mạng của người Việt trong ba
cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc vừa qua. Vì coi thường những hy sinh đó, nên
Đảng không những thẳng tay ký kết mà còn chẳng ngần ngại đưa ra loại
người như thứ truởng Lê Công Phụng, thứ trưởng Vũ Dũng mạnh miệng chối
tội cho hành động sai trái dâng cho Trung Quốc v những mảnh giang sơn
mà máu của bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam đã đổ ra để gìn giữ
Lãnh
đạo Đảng cộng sản Việt Nam có thể ươn hèn phản bội và xoá mờ những hy
sinh của các chiến sĩ Việt Nam, nhưng dân tộc Việt Nam nhất định sẽ
không để những hy sinh xương máu cao quí trong ba cuộc chiến chống quân
xâm lược phương Bắc này trở thành vô nghĩa. Xin hãy cùng làm 2 việc cụ
thể: Hãy sưu tầm và gìn giữ tên tuổi, thân thế của từng chiến sĩ giòng
giống Lạc Hồng đã hy sinh trong cả 3 trận chiến, và quan trọng hơn nữa,
hãy cùng nhau chặn đứng những bàn tay bán nước đã và đang phản bội
xương máu dân tộc. đó llà Nhóm cầm đầu Đảng cộng sản Việt Nam
Lê Phương Nga
(Biên soạn theo nguồn Lê Vĩnh – Đài phát thanh Chân trời mới)