Nhân quyền tại Việt Nam là điều được nói đến trong nhiều năm gần đây bởi những tổ chức quan tâm về nhân quyền.
Photo courtesy of Vietcatholic
Hàng
rào kẽm gai cùng với Công an, Cảnh sát cơ động được dựng lên để ngăn
cản các cuộc tụ họp cầu nguyện của giáo dân tại Tòa Khâm Sứ hôm Chủ
nhật 21-9-2008.
Tu
sĩ và tín đồ của các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam vừa trao đổi với phóng viên
Đài Á Châu Tự Do và cho biết ý kiến của họ về nhân quyền ở Việt Nam thời gian vừa
qua, đặc biệt là về quyền tự do tín ngưỡng.
Sau khi phúc trình của
Washington về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2008 được đưa ra mới đây và gặp
sự phản đối của Hà Nội, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam một lần nữa được công luận
nhắc đến.
Hoa Kỳ trước đó tuyên bố rằng
nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ tình trạng
đàn áp nhân quyền vẫn tiếp diễn ở Việt Nam một cách đáng quan tâm và nhiều hành
động vi phạm quyền của công dân tiếp tục xảy ra.
Việt Nam đáp lại rằng nhận
định của chính phủ Hoa Kỳ thiếu khách quan. Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố Mỹ
cần tiếp cận một cách toàn diện và khách quan về sự khác biệt giữa hai quốc gia
đối với vấn đề nhân quyền.
Nhân
quyền ở bên này, nếu nói về mặt xã hội thôi nhé, chưa có nói về mặt tôn giáo,
thì chúng tôi chưa được cầm cái lá phiếu để đi bỏ cho ông chủ tịch nước hay là
một vị bí thư. Nguyên cái đó cũng đủ nói là nhân quyền có rất ít.
Một giáo sĩ Thiên Chúa
Giáo
Ngay sau đó, nhiều nhà đấu
tranh cho dân chủ trong nước lên tiếng rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam
trong năm vừa qua còn tệ hại hơn nhận xét của chính phủ Mỹ vì các quyền con người
bị hạn chế và đàn áp không nương tay. Cùng một quan điểm này, những người dân ở
nhiều tỉnh, thành khi được hỏi cũng cho rằng ở Việt Nam các quyền tự do căn bản
như tự do ngôn luận, tư tưởng, hội họp, tín ngưỡng… vẫn bị giới hạn hoặc áp chế.
Nhiều tu sĩ và tín đồ Công
Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, và Hòa Hảo cho biết trong suốt năm vừa qua
đến nay nhân quyền ở Việt Nam không tiến bộ. Họ không được hưởng mọi quyền tự
do căn bản theo như luật định. Nhà nước không ngừng trấn áp và bắt giữ những
người bất đồng chính kiến. Đặc biệt, nhiều hoạt động tôn giáo bị giới hạn; tu
sĩ và giáo dân bị theo dõi, bắt bớ; đất đai của mọi tôn giáo đều bị trưng thu
dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thiên Chúa Giáo
Một giáo sĩ Thiên Chúa
Giáo ẩn danh ở thành phố Hà Nội tường thuật:
“Thực ra mà nói thì là
nhân quyền ở Việt Nam chưa cao, chưa có đảm bảo là nhân quyền được cao lắm.
Nhân quyền ở bên này, nếu nói về mặt xã hội thôi nhé, chưa có nói về mặt tôn
giáo, thì chúng tôi chưa được cầm cái lá phiếu để đi bỏ cho ông chủ tịch nước
hay là một vị bí thư. Nguyên cái đó cũng đủ nói là nhân quyền có rất ít.
Còn nói về bên tôn giáo
thì, chúng tôi phụ thuộc vào nhà nước mà, cho nên là cũng phải chấp nhận thôi.
Có những cái nhà nước ra như thế nào thì mình cũng phải theo thôi.
Ở bên này cứ nói là có
nhân quyền nhưng mà thực tế là không được. Các cái buổi lễ bình thường thì
không có vấn đề gì cả. Chỉ có vừa rồi 2 cái vụ, vụ ở Thái Hà và vụ ở chỗ nhà thờ
lớn ấy. Các cái vụ này thì, cái đất đai thì, theo như nhà nước nói thì họ vẫn
đúng – đấy là cái quyền của họ thôi.
Theo như cái hiến pháp
và pháp luật ở bên này thì những cái tổ chức về xã hội và giáo hội thì cái
chính sách người ta quy định như thế.”
Theo nhận xét của Hoa Kỳ
cũng như nhận xét của các tổ chức, các nhóm nhân quyền khắp nơi, Việt nam hiện
là một quốc gia dưới chế độ độc đoán của đảng cai trị là Đảng Cộng Sản. Tin tức
cho hay vào cuối năm 2008 chính quyền đã giam giữ từ vài chục đến vài trăm tù
nhân chính trị và nhiều người tranh đấu cho công nhân; công an thì có các hành
động đàn áp và bắt bớ dân chúng.
Phật Giáo Hòa Hảo
Ông Nguyễn Văn Lía ở An
Giang, cựu thư ký Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương - Phật Giáo Hòa Hảo cho hay:
“Sao mà chưa có thấy được
tự do nhân quyền gì hết. Còn bị nghĩa là gò bó quá chừng. Người dân ở đây thì
không có tự do hội họp gì được hết trơn. Không dám đòi hỏi nghĩa là tập thể,
hay la lối gì hết trơn. Hổng có dám gì hết. Họ hổng có làm đúng theo luật gì hết.
Báo
đài, báo chí trên đất Việt Nam hoàn toàn đều là trái ngược hết, đều là tráo trở.
Làm sao có nhân quyền ? Đảng cầm quyền họ chỉ dùng cái quyền lực. Làm gì mà có
nhân quyền? Tất cả 85 triệu dân Việt Nam đều là nô lệ cho đảng cầm quyền.
HT Thích Nhật Ban, Chánh Đại
Diện GHPGVNTN tỉnh Đồng Nai
Ngừơi dân bây giờ khổ dữ
lắm. Tự do tín ngưỡng thì mấy ổng cũng cho. Tu hành thì cho - làm việc thiện
này kia vậy đó. Truyền đạo thì, mấy ngày lễ lớn thì cho đi lễ này kia vậy. Cái
cấm thì hổng có cấm - cái việc đạo đức thì làm được, còn ngoài ra đừng có nói
cái gì nữa hết, hổng có được.”
Ghi nhận của Hoa Kỳ về
thành tích nhân quyền của Việt Nam cũng cho hay thêm là xã hội Việt Nam trong
năm vừa qua vẫn tồn tại nhiều tiêu cực, chẳng hạn tệ nạn tham nhũng vẫn tràn
lan, và lá phiếu của cử tri không thể nói lên nguyện vọng thật sự của công dân.
Phật Giáo
Hòa Thượng Thích Nhật Ban,
Chánh Đại Diện GHPGVNTN tỉnh Đồng Nai thì tuyên bố sau khi cho biết thêm là hồi
cuối năm ngoái chùa Ba La Mật tại huyện Long Thành do ông trụ trì đã phải hứng
chịu sự hành hung, đập phá và cướp bóc của chính quyền địa phương:
“Đất nưóc Việt Nam có
dân chủ, nhân quyền hay không? Chúng tôi xác nhận rằng, tôi nói như thế này, Việt
Nam hiện bây giờ không có nhân quyền.
Báo đài, báo chí trên đất
Việt Nam hoàn toàn đều là trái ngược hết, đều là tráo trở. Làm sao có nhân quyền
?
Đảng cầm quyền họ chỉ
dùng cái quyền lực. Làm gì mà có nhân quyền? Tất cả 85 triệu dân Việt Nam đều
là nô lệ cho đảng cầm quyền.”
Vừa rồi là một vài tiếng
nói của giáo sĩ cùng tín đồ một số tôn giáo về vấn đề nhân quyền của Việt Nam
trong năm qua, tiêu biểu cho ý kiến và quan điểm của tất cả những ngưòi khác
trong cùng một cuộc đổi trao.