Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-03-06
Liên
quan đến vụ giáo dân Thái Hà kiện truyền thông trong nước xuyên tạc sự
thật, Trà Mi tiếp tục ghi nhận những diễn biến mới nhất về buổi làm
việc giữa các đương đơn với đài truyền hình Việt Nam hôm 5/3/2009:
Photo courtesy Vietcatholic
Luật sư Trần Luật và giáo dân Thái Hà
Đài truyền hình VN xác
nhận tin của đài hoàn toàn chình xác
Sau
khi báo Hà Nội Mới chính thức từ chối đề nghị cải chính của các giáo dân, ngày
5/3/2009 đến lượt đài truyền hình Việt Nam đưa ra phản hồi tương tự. Hai đương
đơn là bà Nguyễn Thị Việt và Ngô Thị Dung được mời qua điện thoại đến làm việc
lần lượt vào lúc 2 giờ và 4 giờ chiều ngày thứ năm để nhận câu trả lời miệng từ
đại diện đài truyền hình.
Chúng tôi hoàn toàn không có gì là sai. Phiên toà hôm đấy bác đã nhận hành
vi vi phạm của mình. Thông tin chúng tôi đưa là hoàn toàn chính xác. Bây giờ
bác không nhận thì bác có bằng chứng nào?
Đại diện đài truyền hình
Một
đoạn đối thoại của nhà đài với bà Việt như sau:
“-
Chúng tôi hoàn toàn không có gì là sai. Phiên toà hôm đấy bác đã nhận hành
vi vi phạm của mình. Thông tin chúng tôi đưa là hoàn toàn chính xác. Bây giờ
bác không nhận thì bác có bằng chứng nào?
-
Tôi có công nhận sự việc của tôi làm nhưng không phải là hành vi vi phạm pháp
luật. Hai lần phát biểu của tôi khi đứng trước vành móng ngựa, tôi đã chỗ nào
nhận rằng đấy là tôi vi phạm pháp luật hoặc đấy là hành vi vi phạm pháp luật
đâu? Tôi chưa có một chỗ nào công nhận. Vì vậy, chúng tôi mới đi lên tới phúc
thẩm. Anh có thấy khi luật sư của tôi hỏi đến câu thứ hai thì anh ở Viện Kiểm
Sát bậm môi lại và không cãi đựơc không? Anh có quay được cái đoạn ấy không?
-
Tôi quay hay không tôi không thể phát cho bác. Đấy là quyền của chúng tôi….
-
Đấy vì là quyền của các anh cho nên anh mới đổ vạ được cho dân chúng tôi thấp cổ
bé họng, anh mới nói sai được cho chúng tôi. Vì các anh thông tin một chiều cho
nên dân chúng tôi thấp cổ bé họng mới phải ngồi đây như thế này. Còn nếu phiên
toà xử công khai cho mọi người vào, hôm nay chúng tôi không phải ngồi đây nói
chuyện với các anh. Khi nào chúng tôi nói rằng: “Thưa quý toà tôi đã thấy đây
là hành vi vi phạm của tôi”, thì các anh mới bảo rằng tôi đã công nhận “hành vi
vi phạm”. Anh thử xem anh đã thu được câu nào của tôi như thế chưa?”
“Họ
yêu cầu tôi phải có bằng chứng gì để nói họ sai. Người ta lại hẹn 10 ngày nữa để
xin ý kiến của lãnh đạo và để đoàn thanh tra của đài làm việc. Theo tôi họ
cứ muốn kéo dài thời gian để chúng tôi chán bỏ cuộc nhưng càng làm thế chúng
tôi càng thêm hưng phấn để tiếp tục đi tìm công lý.”
Bà Dung, giáo dân
Phát
biểu với chúng tôi về kết quả buổi làm việc ngày 5/3 với VTV1, bà Dung nói rằng:
“Họ
yêu cầu tôi phải có bằng chứng gì để nói họ sai. Người ta lại hẹn 10 ngày nữa để
xin ý kiến của lãnh đạo và để đoàn thanh tra của đài làm việc. Theo tôi họ
cứ muốn kéo dài thời gian để chúng tôi chán bỏ cuộc nhưng càng làm thế chúng
tôi càng thêm hưng phấn để tiếp tục đi tìm công lý.”
ĐTHVN không có chức năng đòi bằng chứng
Luật
sư Trần Luật, đại diện của các đương đơn, phát biểu:
“Việc
VTV1 yêu cầu đưa bằng chứng, đó không phải là chức năng của đài truyền hình. Họ
chỉ có trả lời đúng sai thôi chứ không thể buộc người khác đưa ra chứng cứ, chỉ
có toà án mới có thể yêu cầu việc này.”
Phiên
toà ngày 8/12/2008 xét xử các giáo dân Thái Hà về tội gây rối trật tự công cộng
khi họ tập trung cầu nguyện và đập bức tường của công ty may Chiến Thắng trên
khu đất của nhà thờ nhằm đòi lại đất của giáo hội bị nhà nước chiếm dụng và
sang nhượng vô lý.
Báo Hà Nội Mới tường thuật rằng “tại toà các giáo dân đã cúi
đầu nhận tội” và được nhà nước khoan hồng. Còn kênh VTV1 thì loan tin các giáo
dân thừa nhận “hành vi vi phạm pháp luật” của họ. Đó chính là trọng tâm mà các
giáo dân yêu cầu cải chính nhưng không đựơc hai cơ quan ngôn luận của nhà nước
đáp ứng.
Trước
hồi đáp của báo đài, luật sư của các đương đơn khẳng định:
“Việc
VTV1 yêu cầu đưa bằng chứng, đó không phải là chức năng của đài truyền hình. Họ
chỉ có trả lời đúng sai thôi chứ không thể buộc người khác đưa ra chứng cứ, chỉ
có toà án mới có thể yêu cầu việc này.”
Luật
sư Trần Luật
“Cái
chuyện người ta có hành vi là một lẽ, còn hành vi đó có vi phạm hay không là một
lẽ khác. Tất nhiên sự việc của đôi bên sẽ được đưa đến toà. Gỉa thiết rằng có một
phiên toà để xử lý như thế thì tôi sẽ trình bày lập luận của tôi như thế này.
Thứ
nhất, báo Hà Nội Mới bảo cáo trạng buộc tội như thế và kết quả phiên toà đúng
như thế thì họ đưa tin “cúi đầu nhận tội” là không sai. Tôi cho rằng đó là cách
nguỵ biện. Bởi lẽ cáo buộc của Viện Kiểm Sát và kết quả của phiên toà hoàn toàn
độc lập với thái độ chủ quan là có “cúi đầu nhận tội” hay không. Nhà nước, Viện
công tố có thể buộc tôi là có tội, phán quyết của toà có thể cho rằng tôi có tội,
nhưng bản thân tôi, hành vi của tôi có cúi đầu nhận tội hay không là một chuyện
khác.
Tại
toà, các bị cáo thừa nhận có hành vi cầu nguyện và đập phá bức tường, nhưng họ
khẳng định rằng hai hành vi đó không phải là hành vi phạm tội. Cái việc tôi thừa
nhận tôi có hành vi không đồng nghĩa với việc thừa nhận đó là “hành vi phạm tội”.
Chúng tôi có đầy đủ vật chứng và nhân chứng. Họ chưa bao giờ cúi đầu nhận tội.
Cách suy luận của đài VTV1 là cách suy luận rất chủ quan. Bản thân tôi là người
đặt câu hỏi cho các bị cáo rằng: “Ông/bà thấy việc cầu nguyện và đập phá bức tường
như thế trong nhận thức của mình có phải là phạm tội hay không?” Tất cả họ đều
trả lời là không có phạm tội. Còn VTV1 cho rằng bị cáo đã khai nhận hành vi có
đập phá bức tường và cầu nguyện như thế là phạm tội. Đó là cách suy diễn hoàn
toàn phi logic.”
“Hôm
qua, công an quận Gò Vấp kêu lên làm việc nhưng tôi từ chối vì bên cơ quan an
ninh đã có cuộc hẹn đối thoại với tôi vào hôm nay, sáng thứ năm. Sáng nay tôi
đã gặp anh trưỏng phòng PA 35. Qua đó họ nói thẳng là tôi không nên đi Hà Nội
trong lúc này. Cho đến lúc nào phiên toà Thái Hà mở ra tôi mới được đi. Họ nói
thẳng thắn: “Bây giờ anh có muốn đi cũng không được!”
Luật
sư Trần Luật
LS Trần Luật vẫn không được phép đi Hà Nội
Ông
Luật cũng cho biết thêm:
“Ngày
3/3 tôi đã quyết định không chờ đợi sự trả lời của họ nữa vì xét khía cạnh luật
pháp, sự trả lời của họ không phải là điều kiện để chúng tôi khởi kiện hay
không. Tuy nhiên rất tiếc tôi bị công an ngăn cản không cho đi Hà Nội và bây giờ
họ quản chế tôi như tù nhân trong nhà.”
Hôm
3/3 an ninh áp giải luật sư Luật từ sân bay Tân Sơn Nhất về giam giữ cả ngày tại
đồn công an quận Gò Vấp, ngăn cản không cho ông đi Hà Nội tiếp xúc với thân chủ.
Ngày hôm sau, tức thứ tư, ông cũng có lệnh đến đồn làm việc tiếp, ông Luật thuật
lại:
“Hôm
qua, công an quận Gò Vấp kêu lên làm việc nhưng tôi từ chối vì bên cơ quan an
ninh đã có cuộc hẹn đối thoại với tôi vào hôm nay, sáng thứ năm. Sáng nay tôi
đã gặp anh trưỏng phòng PA 35. Qua đó họ nói thẳng là tôi không nên đi Hà Nội
trong lúc này. Cho đến lúc nào phiên toà Thái Hà mở ra tôi mới được đi. Họ nói
thẳng thắn: “Bây giờ anh có muốn đi cũng không được!”
Mặc
dù vậy, các giáo dân đứng đơn trong việc đòi hỏi truyền thông nhà nước tôn trọng
sự thật và công lý vẫn một mực quả quýêt cho dù có luật sư hay không, họ vẫn
theo đuổi vụ kiện đến cùng:
“Chúng
tôi vẫn tiếp tục đến cùng. Tôi cũng nói với bà Việt là cho dù còn 1 người cũng
chiến đấu đến cùng. Chúng tôi không chịu thua cuộc vì chúng tôi đi tìm chân lý
và sự thật.”
Trên
đây là những diễn tiến mới nhất liên quan đến vụ giáo dân Thái Hà kiện truyền
thông nhà nước. Chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi vụ việc để thông tin đến quý vị
trong thời gian sớm nhất có thể. Mong quý vị đón
theo dõi.
|