§ Phong Thương Trong
những ngày khó khăn của giáo dân Thái Hà hồi năm ngoái. Các vấn đề liên
đới chỉ giải quyết ở cấp quận hay cấp thành phố. Hầu như trên trung
ương không thấy có ý kiến. Những người hữu quan nói rằng sự việc Thái
Hà do cấp thành phố Hà Nội giải quyết.
Ngay cả sự xuất hiện của ông Trọng phó thủ tướng tại Thái Hà cũng
không thấy ý kiến gì của trung ương sau đó. Cấp cao nhất mà giáo dân và
tu sĩ Thái Hà được gặp gỡ là ông Vũ Hồng Khanh thuộc ủy ban nhân dân TP
Hà Nội.
Nhà nước muốn giữ việc giáo dân Thái Hà đòi đất nằm trong phạm vị
thành phố. Họ cho rằng đây không phải là việc đáng để trung ương can
thiệp. Cũng có nghĩa họ muốn dư luận coi đây là việc không lớn lắm. Sở
dĩ họ làm vậy là để bóp nghẹt cho sự việc nhỏ đi.
Có thật là trung ương không tham gia ?
Nhưng những ngày vừa qua, liến tiếp các vụ bắt bớ trái phép và vô lý
của công an TP HCM đối với những người ở văn phòng luật sư Pháp Quyền
của ông Lê Trần Luật đã nói lên điều gì. ?
Câu trả lời đơn giản. Tại vì ông Lê Trần Luật với tư cách luật sư,
đại diện hợp pháp cho các thân chủ mình là giáo dân Thái Hà. Đi khởi
kiện báo Hà Nội Mới, đài truyền hình Việt Nam 43- Nguyễn Chí Thanh –Hà
Nội. Nội dung rất đơn giản là đề nghị các cơ quan trên đính chính lại
hình ảnh của họ tại phiên tòa không đúng như các cơ quan truyền thông
trên đã đưa.
Hình dung liên quan từ Thái Hà đến vụ bắt bớ, cản trở văn phòng ông
Luật là việc đơn giản. Nhưng nếu nói Thái Hà là việc của Hà Nội, thì
sao người liên quan với Thái Hà tận trong Nam lại bị sách nhiễu nặng nề
đến vậy ?
Để cái vòi vươn xa đến như vậy, phải có một cái đầu của con Bạch Tuộc chỉ đạo.
Mọi việc phối hợp rất nhịp nhàng, từ thoái thác trả lời của các cơ
quan đài, báo. Đến lúc cầm chắc bên trong Nam cơ quan công an đã vô
hiệu hóa tự do đi lại của Lê Trần Luật. Đài, báo đồng loạt trả lời họ
không đính chính gì cả. Trong cái sáng hôm Lê Trần Luật bị an ninh giữ
ở sân bay phía Nam thì bà Việt cũng bị giữ tại công an phường để tường
trình lại sự việc mà tòa đã xử. Tất cả những diễn biến ấy chứng minh
rằng đã có một sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương, xuyên suốt từ Bắc
chí Nam. Nhằm làm tan rã ý chí đòi công lý- sự thật mà nhà nước đã vay
của nhân dân. Một món nợ quá lớn mà nhà nước Việt Nam từ khi hình thành
đã lấy đi của nhân dân đến tận bây giờ vẫn lấy. Nay không đủ can đảm để
chi trả, đành phải dùng những trò bài bây để trốn tránh chủ nợ.
Thực ra giáo dân Thái Hà chỉ là một trong muôn vàn chủ nợ, cả dân
tộc Việt Nam này đều là chủ nợ của nhà nước hiện hành. Trả nợ cho một
chủ nợ sẽ khiến nhiều chủ nợ khác đến đòi. Chính vậy nhà nước bằng mọi
giá phải áp đảo chủ nợ nào dám đứng lên đòi thanh toán, hoặc nhà nước
dùng thủ đoạn làm họ mất kiên trì quên đi món nợ đó. Nhất là khi có
quyền lực và các phương tiện nắm trong tay thì việc xù nợ bằng mọi cách
là điều kẻ tiểu nhân hay làm.
Chúng ta những giáo dân Thái Hà với niềm tin vào công lý, những cộng
sự và luật sư anh dũng, những tri thức quan tâm đến vận mệnh dân tộc.
Cần phải nỗ lực sát cánh trong việc đòi món nợ công lý- sự thật này.
Chúng ta đòi hoàn toàn không phải mục tiêu người ta hoàn nợ cho chúng
ta, bởi chúng ta biết người ta đã hoàn toàn mất khả năng chi trả và
không hề muốn trả. Chúng ta đòi vì một ý nghĩ sâu xa hơn, tốt đẹp hơn
cho đất nước, dân tộc này là – không cho phép họ đừng lấy thêm gì của
nhân dân nữa.
Những văn bản trả lời của các cơ quan nhà nước như Tòa Án, Báo, Đài
khiến chúng ta hình dung tới một vị lãnh đạo trong lịch sử là Chúa
Chổm. Sau khi mắc nợ nhiều quá không trả được nhân dân bèn dùng đến
quyền lực để đánh bài cùn. Ra lệnh Cấm Chỉ. Tức là những người đòi nợ
Chúa buộc phải dừng lại ở chỗ đó. Phố Cấm Chỉ ngay nay vẫn còn trên bản
đồ Hà Nội, là bài học đắt giá cho hậu thế về việc cho giai cấp thống
trị vay mượn.
Phong Thương
|