Thứ Ba, 2024-11-05, 8:48 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 8 » Học sinh ĐBSCL đua nhau bỏ học
5:56 AM
Học sinh ĐBSCL đua nhau bỏ học
2009-03-07

Tờ Lao Động, số 49, xuất bản hôm thứ 6, 6 tháng 3 vừa qua có đăng bài viết tựa đề: “Vấn nạn học sinh đua nhau bỏ học” và kèm theo tấm hình với lời ghi chú: “Các lớp học ở đồng bằng sông Cửu Long, sau ngày khai trường đã trống hẳn”

giao-duc-200.jpg
Lối thoát việc phát triển nguồn nhân lực thì bao giờ cũng bắt nguồn từ Giáo dục và Đào tạo. Thế nhưng ngành này hiện nay có quá nhiều vấn đề. AFP Photo
Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết về sự việc đang gây âu lo cho công luận Miền Tây.

Theo báo Lao Động thì sau tiếng trống khai trường, như thông lệ vào mỗi niên học, đồng bằng sông Cửu Long phải đối phó với chuyện hàng loạt các em học sinh bỏ học, mà cơ quan ngôn luận này gọi là “vấn nạn” vì trong năm học 2008-2009, học sinh các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đua nhau bỏ học, bình quân tại mỗi tỉnh có cả hàng ngàn em không còn đến trường lớp nửa.

Ngành chức năng về giáo dục và đào tạo, dường như vẫn chưa nhìn ra căn nguyên của chứng bệnh trầm kha này, hầu kê cho đúng toa thuốc.

Nguyên nhân bỏ học

Một trong những nguyên nhân chính được đề cập tới khiến hàng loạt học sinh phải bỏ học là vì căn bệnh nghèo, phụ huynh các em phải kiếm sống chật vật nên con lớn phải ở nhà phụ giúp việc và trông coi em nhỏ.

Ngoài tình cảnh nghèo khó … như rồi một khi đỗ đạt, ra trường đại học, rồi tìm kiếm cũng không ra công việc, vì thế lớp trẻ khi nhìn thực trạng đó, biết rằng học hành cũng không đi đến đâu, nên dễ bỏ học.

Ông Phú, một nhà giáo tại vùng ĐBSCL

Tuy nhiên theo giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nguyên hiệu trưởng trường đại học An Giang thì “nhà nghèo” chỉ là giọt nước làm tràn cái ly đã chứa quá nhiều bất cập, làm nản lòng sự hiếu học của các em, ông muốn nói tới “ sự quá tải” trong chương trình giảng dạy của nhà trường.

Ông nhấn mạnh rằng, nội dung sách giáo khoa quá nặng so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới, ngoài ra ngành giáo dục Việt Nam vẫn duy trì phương pháp dạy và học bị xem là lạc hậu, không gây hứng thú mà lại khiến học sinh “sợ bài, sợ lớp , sợ trường”.

Mặt khác, các giáo chức cũng cho rằng, việc thiếu trường lớp triền miên cho nên tại nhiều địa phương, chánh quyền phải mượn đình chùa để làm lớp học, hay cảnh ọp ẹp, thiếu thốn mọi tiện nghi cũng làm giảm khá nhiều lòng nhiệt tình trong chuyện dạy và học của cả thầy, cô, lẫn học trò.

Qua câu chuyện với Ban Việt Ngữ chúng tôi, ông Phú, một nhà giáo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nói lên ý kiến của mình về chuyện học sinh trong khu vực này bỏ học hàng loạt:

“Ngoài tình cảnh nghèo khó, khiến các em phải bỏ học, lao mình vào cuộc sống phụ cha mẹ kiếm ăn qua ngày, còn một vấn đề khác là cho dù, phải bán ruộng, bán đất lấy tiền cho con em ăn học, như rồi một khi đỗ đạt, ra trường đại học, rồi tìm kiếm cũng không ra công việc, vì thế lớp trẻ khi nhìn thực trạng đó, biết rằng học hành cũng không đi đến đâu, nên dễ bỏ học.

Muốn giải quyết tình trạng khó khăn này, chánh phủ cần phải cải tiến chương trình giáo dục, với trình độ văn hóa theo kịp với thế giới, có thế mới khuyến khích tinh thần hiếu học, cầu tiến của các em.”

Sách giáo khoa của Việt Nam không giống ở bất cứ nước nào khác trên thế giới.

GS kiêm đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Dũng

Trong khi đó, em Trọng, 17 tuổi, học sinh trung học vùng đồng bằng sông Cửu Long nói, trường em không gặp cảnh trò bỏ học:

“Cháu đang học lớp 11, trường ở Thốt Nốt, có gần 3000 học sinh, thường xuyên đến trường hàng ngày, không có chuyện bỏ học như các trường khác, cháu thấy chương trình học thích hợp, mọi chuyện vẫn bình thường.”

Theo một số giới chức ngành giáo dục tại Việt Nam thì muốn cải thiện “vấn nạn học sinh bỏ học”, trước hết phải dẹp bỏ ngay tâm lý đổ lỗi cho học sinh, cho bậc phụ huynh, mà cần phải cải thịên vấn đề then chốt là môi trường sư phạm, tạo sự công bằng trong việc bố trí, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, và nhất là chú trọng đến nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Công luận vẫn chưa quên nhận xét của giáo sư, kiêm đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Dũng nói rằng “sách giáo khoa của Việt Nam không giống ở bất cứ nước nào khác trên thế giới” do sự độc quyền biên soạn, in ấn, phát hành và chỉnh sửa liên tục, mà vẫn cứ sai sót hoài, từ cấp tiểu học đến bậc đại học.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 862 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 552
Khách: 552
Thành Viên: 0