Phần lớn gói kích cầu 17 ngàn tỷ đồng được sử dụng để cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp.
Thời
báo Kinh Tế VN bản tin trên mạng ngày 4/3 cho biết, riêng trong 30 ngày đầu từ
khi chính sách này có hiệu lực, các ngân hàng thương mại đã thực tế cho vay 93
ngàn tỷ đồng, các khoản vay này nằm trong chương trình cấp bù lãi suất 4%.
Trên
các báo mạng, chưa có thông tin về việc với tổng vốn cho vay 93 ngàn tỷ đồng vừa
nói, ngân sách Nhà nước phải chi bao nhiêu cho phần cấp bù lãi suất 4%.
Tuy vậy
có thể ước tính một cách giả định, nếu các ngân hàng cùng cho vay với lãi suất
10% một năm, tức phần trả lãi là 9.300 tỷ, các doanh nghiệp chỉ chịu lãi 6% tức
5.580 tỷ còn ngân sách Nhà nước cấp bù 4% là 3.720 tỷ đồng. Đó chỉ là câu chuyện
giả định và chương trình cấp bù mới diễn ra trong một tháng.
Phát
sinh tiêu cực lạm dụng
Chính
bởi chỗ việc cấp bù lãi suất cho tổ chức và cá nhân, nhằm kích cầu sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ, nên sẽ có lắm phát sinh, đặc
biệt là những chuyện mang dáng dấp tiêu cực lạm dụng.
Vietnam Net ngày 3/3
trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rằng cần đề phòng gói kích cầu bị lợi dụng.
Thủ tướng VN đã tuyên bố như vừa nói trong phiên họp thường kỳ tháng 2/2009 của
chính phủ được tổ chức trong hai ngày 2 và 3 tháng Ba tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Tấn
Dũng nhận định rằng, gói kích cầu đầu tư tiêu dùng được triển khai và thực hiện
tích cực đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân.
Tuy nhiên vẫn theo lời
Thủ tướng thì việc triển khai gói kích cầu phải được thực hiện công khai, minh
bạch. Chính phủ VN sẽ phải có biện pháp chủ động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để
ngăn ngừa hành vi trục lợi.
Ý
kiến các chuyên gia
Một
số chuyên gia kinh tế tài chánh tỏ ra khá dè dặt nếu không muốn nói là không ủng
hộ biện pháp dùng tiền ngân sách hỗ trợ lãi suất 4%. Chuyên gia Việt kiều Bùi
Kiến Thành trong các bài viết của mình trên Thời Báo Kinh Tế VN đã thể hiện
quan điểm này khá rõ ràng. Trong dịp trả lời Đài ACTD ông Bùi Kiến Thành nhận định:
Vấn đề nguyên tắc: việc này có thể giải quyết qua
chính sách tiền tệ, qua Ngân HàngTrung Ương, chứ không cần phải dùng ngân sách
tài trợ như vậy.
Ô. Bùi Kiến Thành
“Vấn
đề nguyên tắc: việc này có thể giải quyết qua chính sách tiền tệ, qua Ngân
HàngTrung Ương, chứ không cần phải dùng ngân sách tài trợ như vậy. Đây là chuyện
của tài khóa, của ngân sách.
Còn trong lãnh vực tiền tệ, hoàn toàn có thể giải
quyết vấn để lãi suất thấp đối với doanh nghiệp, bằng cách cấp vốn cho ngân
hàng thương mại cùng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn thấp cho ngân
hàng.”
Trên
Thời Báo kinh Tế VN, ông Bùi Kiến Thành đưa ra ví dụ rõ ràng, vì được quyền
phát hành tiền tệ tín dụng, không phải trả lãi để huy động vốn, nên Ngân Hàng
Nhà Nước có thể cho hệ thống ngân hàng thương mại vay vốn với lãi suất từ 0% đến
0,25% như bên Mỹ hoặc 0,3% như ở Nhật.
Với lãi suất vay vốn thấp, hệ thống ngân
hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp thí dụ từ 3% tới
5% một năm mà không cần phải được ngân sách Nhà nước cấp bù.
Đó
là ý kiến chuyên gia, trên thực tế chính phủ VN đã quyết định sử dụng chính
sách tài khóa, dùng ngân sách Nhà nước để thực hiện cấp bù lãi suất 4% cho
chương trình kích cầu đầu tư tiêu dùng.
Khi
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra cảnh báo lo ngại gói kích cầu bị lợi dụng, chắc
hẳn ông đã có nhiều thông tin từ các chuyên gia chính phủ.
Đáp
câu hỏi của chúng tôi về sự quan ngại lợi ích nhóm đối với nguồn vốn kích cầu
17 ngàn tỷ đồng tương đương 1 tỷ đô la, TS Nguyễn Quang A Viện trưởng viện
nghiên cứu phát triển IDS nhận định:
“Đấy
là một nguy cơ thực sự. Chuyện các nhóm lợi ích họ tác động là có, có thể cảm
nhận được và điều đó cần phải tránh. Nếu không kết quả sẽ rất tai hại.”
Đấy là một nguy cơ thực sự. Chuyện các nhóm lợi ích
họ tác động là có, có thể cảm nhận được và điều đó cần phải tránh. Nếu không kết
quả sẽ rất tai hại.
TS Nguyễn Quang A
Theo
VnEconomy, các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất 4% được dành cho khách hàng
vay để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh. Loại cho vay được cấp bù
lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng.
Chương trình vừa nói
có hiệu lực từ 1/2 tới 31/12/2009. Đề phòng những sự lạm dụng có thể có, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước giao trách nhiệm cho các lãnh đạo ngân hàng thương mại.
Nông
dân nuôi cá trồng lúa cũng thuộc diện được vay vốn sản xuất và được hỗ trợ lãi
suất 4%. Ông Ba một người canh tác 8 hectare lúa ở vùng sông nước Cửu Long tỏ
ra phấn khởi về chuyện được cấp bù 4% lãi suất, ông nói:
“Bây
giờ đang ở ngân hàng đi trả nợ, tôi vay trung hạn trả tới 3 năm lận. Hiện tại
tôi trả 100 triệu đồng, tôi đang chịu lãi suất 6 tháng đầu là 1,35% mỗi tháng,
6 tháng kế tôi phải chịu 1,75% mỗi tháng.
Nếu tôi trả dứt cái này xin vay lại
cái mới thì được Nhà nước hỗ trợ 4% lãi suất, tôi tính trả cho hết luôn, đúng
ra 250 triệu tôi chỉ phải trả 100 triệu thôi, nhưng bây giờ đang tạo điều kiện
trả cho hết luôn 250 triệu để mình vay cái mới.”
Doanh
nghiệp chưa thực sự hưởng lợi
Doanh
nghiệp vừa và nhỏ là một trong các nhóm đối tượng ưu tiên của kế hoạch kích cầu.
Nhưng theo Saigon Giải Phóng Online ngày 6/3/2009, doanh nghiệp thành phố vẫn
chưa thực sự hưởng được lợi ích từ chủ trương này.
Tờ báo trích lời ông Huỳnh
Văn Minh, Chủ tịch hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành phố nói rằng, thậm chí lãi suất
thấp còn chưa tiếp cận được thì làm sao chạm tay vào lãi suất ưu đãi của chính
phủ.
Thậm
chí lãi suất thấp còn chưa tiếp cận được thì làm sao chạm tay vào lãi suất ưu
đãi của chính phủ.
Ô.
Huỳnh Văn Minh
Thưa
quí thính giả, trên thực tế đa số các doanh nghiệp đang còn nợ ngân hàng chồng
chất với các khoản vay từ lúc lãi suất rất cao 15 tới 18%.
Vì thế ông Huỳnh Văn
Minh đề nghị chính phủ cho đảo nợ để doanh nghiệp tính theo lãi suất mới, thấp
hơn là đã cứu được doanh nghiệp rồi chứ chưa cần đến lãi suất hỗ trợ 4%.
Đối
với những doanh nghiệp đã được thụ hưởng lãi suất ưu đãi thì họ mong chương
trình này được triển khai nhanh hơn. Ông Phạm Văn Minh, Giám đốc công ty Phú An
Sinh chuyên doanh chăn nuôi, giết mổ gia cầm nhận định:
“Hiện
nay các ngân hàng đang giải ngân khoản vốn hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên mới chỉ
là bắt đầu dần dần, trong hạn mức mình giải ngân thì nhiều lần, nhưng chỉ được
từng phần ... từng phần. Như vậy trọn gói kích cầu chưa đi vào giá thành.”
Chính
sách cấp bù lãi suất 4% để kích cầu đầu tư và tiêu dùng còn hiện lực tới
31/12/2009. Như thông báo thì chỉ trong tháng 2/2009 các khách hàng thụ hưởng cấp
bù lãi suất 4% đã vay được tổng cộng 93 ngàn tỷ đồng.
Chưa hiểu chương trình
kích cầu này đã cứu được bao nhiêu doanh nghiệp khỏi ngừng hoạt động, tuy nhiên
báo chí đã bắt đầu nói tới chuyện tiêu cực dù chưa có trường hợp cụ thể nào được
nêu lên.
Vietnam Net ngày 4/3 có bài mang tựa ‘vay vốn hỗ trợ lãi suất, gửi lại
để kiếm lời’, tờ báo mạng cảnh báo là mức hỗ trợ lãi suất nay đã bằng 50% so với
mức lãi suất trung bình.
Ngoài ra các ngân hàng còn áp dụng nhiều hình thức ưu
đãi khiến lãi suất cho vay có khi chưa đến 5%, thậm chí lãi suất cuối cùng ở một
số nơi chỉ còn 1 tới 2%.
Vietnam Net cảnh báo quan niệm cấp bù lãi suất 4% là
tiền cho không từ ngân sách, nênkhông thể tránh khỏi phát sinh tiêu cực, nhất
là các doanh nghiệp lợi dụng chính sách để vay tiền nhưng sử dụng không đúng mục
đích.