Change We Need
Phá rừng, đồn điền chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà máy luyện nhôm
đã khởi công ở Ðắc Nông (Hình VNNet)
Rất nhiều người đang bức xúc về việc Trung Quốc đưa người qua khai
thác bô-xít ở Tây Nguyên. Cuối năm 2007 tôi nghe dự án này bị chính ông
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không ủng hộ, thế nhưng đến cuối năm 2008 thì
cũng chính ông ấy đã mở cửa một cách quá hớp cho nó. Điều này đã thôi
thúc tôi đi tìm sự thật.
Ý tưởng của đề án này có từ thời ông Phan Văn Khải còn làm Thủ
Tướng, nhưng với bản tính dè dặt ông Khải đã không thúc đẩy dự án này.
Để không mất lòng ông Mạnh, ông Khải trì hoãn tiến trình nghiên cứu đề
xuất của các cơ quan chức năng chứ không lên tiếng phản đối. Khi nhậm
chức vào giữa năm 2006, ông Dũng tiếp tục kéo dài cách thức trì hoãn
này hơn nữa. Đến đầu năm 2008 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào
khủng hoảng trong lúc nội bộ Đảng đang lục đục. Đầu tháng 6 ông Mạnh đi
thăm Trung Quốc đề tìm kiếm giải pháp cho vấn đề kinh tế, sau đó 2 tuần
ông Dũng đi Mỹ cho cùng một mục tiêu. Trung Quốc nói với ông Mạnh rằng
sẽ bỏ tiền ra cứu kinh tế Việt Nam với điều kiện tiên quyết là phải cho
Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và chấp nhận có đến khoảng 20
ngàn công nhân làm việc tại đây. Còn Mỹ thì hứa với ông Dũng để đặt bẫy
rằng sẽ tiếp ứng cho Việt Nam 20 tỷ USD mà không cần phải kêu gọi đến
WB hay IMF.
Ông Dũng trở về với thái độ hân hoan và cả huênh hoang về kết quả
mình đạt được, còn ông Mạnh thì nặng trĩu vì với yêu cầu của TQ như vậy
thì ông chẳng nghĩ ra cách nào để thông qua BCT. Nhưng ông Hồ Cẩm Đào
vẫn động viên rằng chỉ cần ông Mạnh quyết tâm thì ắt sẽ có cách đạt
được, và 2 bên đồng ý thiết lập đường dây điện thoại nóng để kịp thời
thông tin ứng cứu “cho nhau”. Ngay sau đó bộ Ngoại giao TQ liên tục đề
nghị Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức TQ nhưng ông Dũng
đều tìm cách thoái thác. Vào lúc ấy mọi người đều thấy rằng ông Dũng
đang nghiêng về phía Mỹ và đang trông đợi vào sự giúp đỡ của Mỹ, đang
tìm một cửa để lấy điểm với Mỹ để củng cố cho thế lực, đặc biệt là các
tập đoàn kinh tế của ông ấy. Nhưng chờ mãi chẳng thấy kết quả lời Mỹ
hứa, chỉ thấy hết đoàn này đến đoàn khác vào VN để ký những thỏa thuận
ràng buộc nhằm xí chỗ. Tình hình kinh tế trong nước diễn biến ngày càng
xấu, tháng 8, tháng 9, tháng 10 năm ngoái căng như dây đàn sắp đứt.
Thời điểm để TQ ra tay đã chín mùi. Ông Dũng không còn cách nào khác,
buộc phải đi TQ trong một tình thế bị động.
Các yêu cầu về nghi lễ ngoại giao long trọng lúc đó đều bị TQ bác
bỏ trước chuyến đi. Nhưng ông Dũng không còn cách nào khác phải chấp
nhận lên đường. Nhưng thật bất ngờ, nghi lễ đón tiếp đã diễn ra long
trọng nhất mà TQ đã từng dành cho các nguyên thủ quốc gia. Kết quả của
chuyến đi được loan báo là thành công ngoài mong đợi. TQ đã đạt được
lời hứa sẽ phê duyệt ngay dự án bô-xít Tây Nguyên cho TQ trước cuối năm
2008, không những được phép đưa người vào VN, TQ còn được những quy chế
quản lý công nhân, công trường tại khu vực khai thác theo những những
đặc thù riêng của mình, gần như một lãnh địa theo quy chế ngoại giao
riêng. Ngược lại, TQ sẵn sàng ứng trước tiền cho VN trong việc khai
thác này một cách “lặng lẽ” để VN có nguồn lực đối phó với khủng hoảng
kinh tế. Con số là bao nhiêu thì đến giờ vẫn chưa có ai tiết lộ được.
Khi tôi “khen” TQ đi một nước cờ cao tay thì một trợ lý trước đây của
ông Mạnh nói rằng “đối xử với người tham như ông Dũng thì có khó gì,
ông ta có quyền lợi thì chuyện gì cũng xong hết”.
Các công việc nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng nhanh
chóng được hoàn thành một cách sơ xài với đa số các ý kiến đồng ý.
Chính phủ trình ngay lên cho BCT và được biểu quyết thông qua với đa số
tuyệt đối. UBTVQH cho ý kiến ủng hộ mà chẳng hề thông qua Quốc Hội.
Việc phê duyệt nhanh chóng như vậy gây bất bình cho rất nhiều tầng lớp
nhân dân, kể cả các thành phần trong quân đội. Những ai am hiểu quân sự
đều biết rằng Tây Nguyên là một dãy đất hẹp nhưng rất trọng yếu, chính
nhờ khống chế được Tây Nguyên dễ dàng vào đầu năm 1975 mà chiến dịch
mùa xuân sau đó đã kết thúc nhanh chóng vào 30/4. Ai chiếm được Tây
Nguyên thì sẽ khống chế được toàn vùng nam bộ, và vì nó hẹp nên cũng sẽ
dễ dàng cắt đôi đất nước Việt Nam tại Tây Nguyên này. Trong quân đội có
một số tướng lĩnh rất bất bình với kiểu “bán nước” này nhưng không làm
gì được. Họ phải nhờ đến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Dù biết rằng sức
khỏe Tướng Giáp rất yếu và tránh bị chấn động, nhưng không còn cách nào
khác, mọi người hy vọng uy tín của ông sẽ làm thay đổi được vấn đề này.
Và quả thật, Tướng Giáp khi nghe chuyện đã thật sự bị sốc, ông không
ngờ người ta dâng Tây Nguyên một cách dễ dàng như vậy.
Bức thư ông gửi cho ông Dũng
đăng trên Vietnamnet chỉ là một phần rất ngắn để đưa ra công luận. Toàn
bộ nội dung những lời của Tướng Giáp phân tích rất rõ nguy cơ mất nước
như thế nào khi để TQ khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Nó được gửi đến
cho cả BCT chứ không chỉ cho ông Dũng. Nhưng kết quả thì mọi người đã
biết, cái dự án chết tiệt đó vẫn được tiến hành bất chấp lời can ngăn
của vị Tướng già hết mực yêu nước. Vì lý do này mà Tướng Giáp đã bị suy
sụp phải nhập viên, tưởng đã không qua khỏi hồi đầu năm. Có người bảo
rằng ông đã không có hồng phúc để ra đi trước khi phải chứng kiến cái
sự suy tàn của chế độ mà ông đã góp phần xây dựng nên nó bằng chính tấm
lòng yêu nước yêu dân của mình. Nhưng tôi cho rằng ông đã vượt qua được
kỳ thập tử nhất sinh vừa rồi là điều phúc lớn cho nhiều người
Ông Dũng từ chỗ “lơ là” quay qua ủng hộ và đẩy mạnh tiến độ dự án
một cách bất ngờ. Để “xoa dịu” Tướng Giáp, ông ấy đã chỉ đạo dành những
dự án đầu tư béo bở của nhà nước cho những người con của Tướng Giáp. Có
lẽ đoán trước được điều này, Tướng Giáp đã nhắc nhở những người con của
mình phải cẩn thận, giữ mình. Những người con của Tướng Giáp không đi
theo nghiệp chính trị, các anh là những doanh nhân. Không biết là những
Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam có đứng vững trước những sự tấn công các loại
đặc quyền không. Một người thân (đang còn trong quân đội) với Tướng
Giáp hiện nay nói rằng các anh này là những người hiếu thảo, sẽ biết
giữ thanh danh cho gia đình. Người này cũng nói rằng may mà bây giờ
Trương Gia Bình – chủ tịch FPT không còn là con rễ của Tướng Giáp, nếu
không thì dễ dàng mua chuộc nhân vật này để gây ảnh hưởng trong gia
đình Tướng Giáp. Tướng Giáp đang khỏe dần lên, đã có thể nghe được
người khác đọc sách báo và truyền đạt lại ý của mình.
Một nguồn tin cho hay rằng trong chuyến đi TQ nói trên, ông Mạnh đã
gặp phải một đòn độc thủ của TQ. Một nhân vật cấp cao trong Đảng CSTQ
nói với một nhân cũng cấp cao (xin được dấu tên) trong đoàn VN đi theo
ông Mạnh rằng nếu phía VN không đáp ứng các yêu cầu của phía TQ thì rất
có thể một số tài liệu liên quan đến thỏa thuận của lãnh tụ Hồ Chí Minh
với lãnh tụ Mao Trạch Đông về vấn đề biên giới lãnh hải sẽ được công
bố, mà điều này thì hoàn toàn bất lợi cho uy tín của Đảng CSVN. Ông
Mạnh ở vào thế không còn lựa chọn nào khác.
Một số người am hiểu cho biết rằng hiện nay số công nhân TQ có ở
Tây Nguyên đã lên đến con số gần 1 vạn người dù rằng công việc khai
khoáng chưa thực sự bắt đầu, chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị.
Nguồn: Change We Need
|