Thứ Bảy, 2024-04-20, 7:42 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 10 » Lúa gạo Việt Nam: Ăn đắt bán rẻ
4:33 AM
Lúa gạo Việt Nam: Ăn đắt bán rẻ


2009-03-09

Việt Nam quốc gia xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới, nhưng một nghịch lý tồn tại đã lâu là người tiêu dùng phải ăn gạo giá đắt, còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng loại với giá rẻ hơn khá nhiều. Ghi nhận các nguồn thông tin lúa gạo

Gạo xuất khẩu và nội địa chênh lệch trung bình 2000 đồng

Nhiều khả năng năm 2009 này VN sẽ xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo. Thị trường xuất khẩu khai thông trong 2 tháng đầu năm với các hợp đồng được ký hơn 3 triệu tấn, lập tức

Người tiêu dùng phải ăn gạo giá đắt
Người tiêu dùng phải ăn gạo giá đắt, còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng loại với giá rẻ hơn khá nhiều.
ảnh hưởng hoạt động thu mua lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể ngày 12/01/2009 gạo 25% tấm đã ký bán với giá 370 USD/tấn, như vậy 1 Kg gạo xuất khẩu ở hợp đồng này trị giá 6.500đ, ít hơn giá gạo trắng cùng loại trên thị trường nội địa tới 1.500đ/kg. Tương tự như vậy với các loại gạo thơm mức giá còn chênh lệch cao hơn.

 Lúa đông xuân cắt xong bán được ngay với giá cao. Như lời người nông dân cho biết:

“Giá lúa vậy với giá phân vừa rồi tôi mua thì sống được, cũng dễ thở. Tôi làm lúa thường giống 2517, tôi bán được 4.400đ/kg nhưng hôm nay giá lên 4.460đ rồi. Nếu tính bình quân mỗi hectare tôi lời 15 triệu. Bây giờ các công ty xay xát họ trực tiếp đi mua lúa nên nông dân bán được giá cao.Hàng sáo mua đi bán lại mua thấp dường như bây giờ làm không lại các công ty.”

 Với giá lúa thường như giống 2517 hiện bán được từ 4.400đ tới 4.500đ/kg, thì xay ra gạo trắng tới tay người tiêu thụ không dưới 8.000đ/kg. Thế nhưng, theo dõi trang thông tin điện tử của Hiệp Hội Lương Thực VN thì giá gạo xuất khẩu những tuần lễ đầu tháng giêng rất thấp. Cụ thể ngày 12/01/2009 gạo 25% tấm đã ký bán với giá 370 USD/tấn, như vậy 1 Kg gạo xuất khẩu ở hợp đồng này trị giá 6.500đ, ít hơn giá gạo trắng cùng loại trên thị trường nội địa tới 1.500đ/kg. Tương tự như vậy với các loại gạo thơm mức giá còn chênh lệch cao hơn. Một nữ cư dân TP.HCM cho biết giá gạo ở chợ:

“Gạo xấu thì 8.000đ rồi 9.000đ, 12.000đ trở lên, nhà tôi ăn gạo 15.000đ/kg cũng chưa phải là Nàng Hương Chợ Đào đâu, chỉ là ăn ngon thôi, mềm cơm xốp cơm thôi. Những gia đình bình dân đông con người ta ăn gạo 8.000đ/kg.” 

“Gạo xấu thì 8.000đ rồi 9.000đ, 12.000đ trở lên, nhà tôi ăn gạo 15.000đ/kg cũng chưa phải là Nàng Hương Chợ Đào đâu, chỉ là ăn ngon thôi, mềm cơm xốp cơm thôi. Những gia đình bình dân đông con người ta ăn gạo 8.000đ/kg.”
Một nữ cư dân TP.HCM
 

Xuất khẩu không được giá vì không chủ động được nguồn gạo

Ăn đắt bán rẻ là như thế, VietnamNet trang tiếng Anh nói rằng, 3 triệu tấn gạo của những hợp đồng đã ký kết hai tháng đầu năm, thì có đến 1 triệu tấn ký với giá thấp. Nói đơn giản cứ 3 tấn gạo xuất khẩu thì chỉ có 2 tấn ký với giá cao, còn 1 tấn là giá thấp.      

Những hợp đồng giá cao thì gạo 5% tấm được ký bán với giá từ 410 tới 430 USD/tấn.

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, nguyên Tổng Thư Ký Hiệp Hội Lương Thực VN nói rằng, để tránh thua lỗ doanh nghiệp xuất khẩu phải có từ 70 tới 80% lượng gạo trước khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp VN lại hoạt động nghiệp vụ theo cách khác, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện Lúa Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhận định:

Để tránh thua lỗ doanh nghiệp xuất khẩu phải có từ 70 tới 80% lượng gạo trước khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp VN lại hoạt động nghiệp vụ theo cách khác
Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, TTK. Hiệp Hội Lương Thực VN

“Trước nay thế này, họ ký có hợp đồng rồi mới đi xuống các ông thương lái, những người này mua lúa của dân đưa về doanh nghiệp nhỏ xay xát chà sẵn. Các tổng công ty mới thu mua lại của các doanh nghiệp nhỏ đó để đưa ra xuất khẩu. Thành ra không chủ động về thời gian, không chủ động điều tiết xuất khẩu, lúc nào giá rẻ giữ lại. Hơn nữa chi phí trung chuyển quá nhiều gây bất lợi cho doanh nghiệp, từ đó họ giảm giá ép giá nông dân. Do vậy nếu có kho tàng dự trữ tốt mua lúa của nông dân tập trung ngay thì sẽ có hiệu quả.”    

 Khi nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với giá thấp, sẽ xảy ra hai trường hợp. Doanh nghiệp không mua được lúa phải mua giá cao bị thua lỗ. Hoặc doanh nghiệp cấu kết với nhau ép giá gạo nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến, đẩy xúông khâu cuối cùng là thương lái ép giá nông dân tại chân ruộng. Sự kiện vừa nói đã từng xảy ra trong quá khứ ở đồng bằng sông Cửu Long.

“Trước nay thế này, họ ký có hợp đồng rồi mới đi xuống các ông thương lái, những người này mua lúa của dân đưa về doanh nghiệp nhỏ xay xát chà sẵn. Các tổng công ty mới thu mua lại của các doanh nghiệp nhỏ đó để đưa ra xuất khẩu. Thành ra không chủ động về thời gian, không chủ động điều tiết xuất khẩu
TS Lê Văn Bảnh

Theo tin ghi nhận, ngày 5/3 ông Trương Thanh Phong Chủ tịch Hiệp Hội Lương Thực VN đã chính thức đề nghị Tổ Điều Hành Xuất Khẩu Gạo của Chính phủ thanh tra toàn bộ hoạt động mua bán gạo của các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, ký nhiều hợp đồng giá thấp. Ông Phong cũng xác nhận là thông tin là có doanh nghiệp ký bán theo hợp đồng thương mại lô hàng 130 ngàn tấn chỉ với giá 370 tới 380 USD/tấn.

Theo các chuyên gia, tình trạng không chủ động trong sản xuất phân phối và xuất khẩu lúa gạo ở VN, chỉ có thể giải quyết khi nào hình thành được một thế hệ doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, một hệ thống kho trữ có sức chứa nhiều triệu tấn gạo, để có thể tạo thế chủ động trong xuất khẩu, bảo đảm lợi ích nhà xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến, nhất là bảo đảm được giá lúa có lãi cho nông dân.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 686 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0