"Liên Xô, với Gorbachev, không còn can thiệp vào các nước Đông Âu''
Bảo Thạch (RFI)
Đối với các nước Đông Âu, thì kể từ 1987, Perestroika mang thông điệp :
mỗi Đảng có quyền lựa chọn mô hình phát triển cuả mình mà không cần sao
chép Liên Xô. Từ đó, trong tất cả các chế độ cộng sản, giới lãnh đạo và
trí thức tranh luận giữa hai đường lối : cải tổ và bảo thủ
Chính là nhằm thoát khỏi sự trì trệ kinh tế và xã hội, mà Gorbachev đã
đề ra chủ trương Perestroika năm 1986, sau khi được đề cử vào chức vụ
Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô. Dường như ông tin tưởng rằng chủ
nghĩa cộng sản có thể được cải tổ sâu rộng, với việc chấp nhận một số
quy luật thị trường trong lĩnh vực kinh tế và một số thoả hiệp mang
tính dân chủ hoá trong lĩnh vực chính trị.
Đối với các nước Đông Âu, thì kể từ năm 1987, Perestroika mang thông
điệp : mỗi Đảng có quyền lựa chọn mô hình phát triển cuả mình mà không
cần sao chép Liên Xô. Từ đó trở đi, trong tất cả các chế độ cộng sản,
giới lãnh đạo và trí thức tranh luận giữa hai đường lối : cải tổ và bảo
thủ.
Hồng quân Liên Xô trên Quảng trường đỏ
Trong hai năm 1988 và 1989, dường như công luận theo xu hướng cải tổ
tại Đông Âu biểu dương Gorbachev. Bằng chứng là tháng 10 năm 1989,
Gorbachev được đông đảo dân Đông Đức hoan hô với khẩu hiệu ''Gorbi!
Gorbi!'', trong khi lãnh đạo cuả họ là Honecker thì bị chê trách. Vào
thời điểm đó, đả rõ ràng là Maxcơva không còn can thiệp vào công việc
nội bộ cuả Ba Lan, nơi một chính quyền không cộng sản đã thành hình,
hay là Hungari, nơi mà Đảng Cộng Sản cũng đã từ bỏ vai trò lãnh đạo.
Thế nhưng, điều chắc chắn là Gorbachev đã không đảo ngược được xu thế
xụp đổ cuả chủ nghĩa cộng sản. Ông đã châm ngòi vào những biến động
lịch sữ, sẽ nhanh chóng phá vỡ bức tường Bá Linh năm 1989 và dẫn đến sự
tan rã cuả Liên Xô hai năm sau đó.
Nhân kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản cáo chung, RFI đã phỏng vấn nhà
ly khai Bùi Tín. Vào lúc đó, đại tá Bùi Tín giữ chức phó tổng biên tập
báo Nhân Dân tại Hà Nội.
Phỏng vấn ông Bùi Tín
Nguồn: RFI
|