An Dân
Một ngày sau khi Báo Hà Nội mới ra văn bản trả lời
hai giáo dân Thái Hà khiếu nại Báo Hà Nội mới đưa tin sai sự thật về
phiên tòa xử các giáo dân ngày 8/12/2008 và yêu cầu Báo Hà Nội mới cải
chính theo đúng luật báo chí, thì ngày hôm sau, 28/2/2009, trên trang
Pháp luật, báo Hà Nội mới online đã tiếp tục những luận điệu cũ mèn,
đầy tính thách thức công luận và những người thiện chí. Bài viết được
ký tên “nhóm phóng viên Báo Hà Nội mới” với dòng tít: “Vẫn chưa tỉnh
ngộ”.
Sự thật không thể chối cãi
Sự thật tại tòa là các giáo dân đã không nhận tội. Họ đã hiên ngang ngẩng cao đầu.
Thế nhưng, Báo Hà Nội mới đã cố tính đánh lận con đen khi cho rằng: “Các
hành vi “Gây rối trật tự công cộng” và “Hủy hoại tài sản” của bà Việt
và bà Dung là không thể chối cãi. Xét các bị cáo phạm tội do tinh thần
bị kích động về hành vi sai trái của người khác, nhận thức pháp luật
của các bị cáo còn hạn chế, nên tòa đã cho các bị cáo hưởng án treo.
Điều này thể hiện rõ sự khoan hồng của pháp luật, tạo điều kiện cho các
bị cáo điều kiện tốt nhất để sửa chữa sai phạm. Báo Hànộimới đã đưa tin
đúng thực tế diễn biến của vụ việc cũng như phán quyết của tòa án. Việc
bà Việt và bà Dung yêu cầu Báo Hànộimới đăng tin cải chính, bồi thường
danh dự là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Mặc dù hiện nay, cả bà
Dung và bà Việt đều đang trong thời gian chấp hành hình phạt (đang bị
án treo và trong thời gian thử thách), nhưng họ vẫn cố tình lôi kéo,
khiếu kiện các thông tin đại chúng, gây mất trật tự tại các công sở. Đã
đến lúc họ cần phải tỉnh ngộ, dừng ngay những hành vi sai trái nêu
trên, không được để kích động, trượt sâu hơn vào những việc làm trái
pháp luật” (hết trích dẫn).
Ở đây, Báo Hànộimới đã cố tình ngu khi không thể phân biệt được phán
quyết của tòa và sự thật diễn ra tại phiên tòa khi cho rằng: “Báo Hànộimới đã đưa tin đúng thực tế diễn biến của sự việc cũng như phán quyết của tòa án”.
Tòa bảo họ có tội, nhưng họ không nhận tội, hai việc đó khác nhau. Báo
Hànộimới không thể vin vào phán quyết của “phiên tòa bóng tối và ma
quỷ” để đưa tin sai lạc về hành vi của các giáo dân và càng không thể
cố tình bao biện cho hành vi sai trái của mình.
Việc các giáo dân không nhận tội là quá rõ ràng: có băng ghi âm, có
chứng nhân và nhất là các giáo dân đang tiếp tục kháng án lên tòa phúc
thẩm về bản án oan sai chính quyền Hà Nội áp đặt cho họ. Đối với các
giáo dân, bản án mà chính quyền áp đặt cho họ vẫn chưa có hiệu lực thi
hành. Vì thế, không thể bảo họ nhận tội; càng không thể bảo họ “tiếp
tục trượt sâu vào những việc làm trái pháp luật”.
Các giáo dân khiếu kiện đề nghị các cơ quan pháp luật bảo vệ danh dự và
quyền lợi của họ là điều bình thường, được pháp luật bảo hộ. Việc họ
khiếu kiện đúng hay sai đã có cơ quan pháp luật cứu xét. Báo Hànộimới
không thể thay cho các cơ quan pháp luật để đưa ra những phán quyết
thiếu cơ sở như “Việc bà Dung, bà Việt yêu cầu Báo Hànộimới đăng tin cải chính, bồi thường danh dự là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”.
Thực tế, các giáo dân chỉ có một yêu cầu duy nhất là đề nghị Báo
Hànộimới đăng tin cải chính đúng theo luật Báo chí: “có hay không đăng
tin cải chính” mà thôi. Nếu không đăng tin cải chính họ sẽ kiện ra tòa
và để tòa phán quyết đúng sai.
Vấn đề là tại sao trong suốt quá trình khiếu nại, Báo Hànộimới đã tìm
mọi cách ngăn cản, dây dưa không đáp ứng yêu cầu hết sức chính đáng của
các giáo dân đang đòi hỏi quyền lợi của mình? Nếu Báo Hànộimới đúng thì
tại sao lại phải sợ ra tòa? Tại sao chỉ một câu trả lời “có hay không”
mà các giáo dân phải đợi mấy tháng trời, đến khi nhận được văn thư trả
lời thì văn thư ấy đã được ký nửa tháng trước đó?
Vẫn chưa tỉnh ngộ
Còn nhớ, cô phóng viên Vũ Sơn Trà, khi tiếp các giáo dân tới yêu cầu
đăng tin cải chính đã thông báo cho biết đây là vụ việc nhạy cảm, cần
phải chờ sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo Thành ủy. Qua sự việc này, người
ta thấy rõ sự lúng túng của chính quyền Hà Nội trong vụ giải quyết việc
các giáo dân khiếu nại các cơ quan báo chí.
Ông bà ta thường nói: “vạ miệng”. Tuy nhiên, việc sửa sai là chuyện hết
sức bình thường. Thế những Báo Hànộimới tiếp tục, dưới sự chỉ đạo và
chống lưng của thành ủy, đã ngang nhiên thách thức mọi người. Họ vẫn
chưa tỉnh ngộ, vẫn lì lợm dựa thế chống lưng, coi thường pháp luật,
“ngồi xổm” trên pháp luật.
Nhiều người bảo Báo Hànộimới là “gái đĩ già mồm” quả đúng không sai.
Căn bệnh làm “đĩ” cho thành ủy Hà Nội của các phóng viên Hànộimới đã
ngấm vào máu các phóng viên này, khiến họ như những con thiêu thân,
thiêu cháy lương tâm và sự nhân hậu mà tổ tiên họ đã bao năm gầy dựng
nên.
Các phóng viên này đã bất chấp đạo lý của người là báo, cố tình “nói
láo ăn tiền”. Thật nhục nhã cho họ khi được bố mẹ bỏ tiền cho ăn học,
đến khi thành nghề lại quay về lừa lọc cả cha mẹ của mình.
Họ đã bán rẻ lương tâm cho một nhóm quyền lợi bòn rút tiền của dân
nghèo. Người dân – những người không có tiếng nói, đang chờ đợi nơi
những nhà báo có lương tri lên tiếng thay họ, nhưng họ đã phải thất
vọng về sự đớn hèn của những nhà báo, những người được mệnh danh là trí
thức Hà Thành.
Ai phải tỉnh ngộ?
Nhiều người đang tự hỏi các nhà báo chân chính ở Việt Nam hiện nay ở
đâu mà chỉ thấy các phóng viên bồi bút “chuyên đi lề phải” ức hiếp dân
lành?
Ai là người phải tỉnh ngộ? Người dân hay các nhà tri thức, những nhà
báo, những người được nuôi bằng tiền, bằng mồ hôi xương máu của dân?
Đất nước Việt Nam hơn bốn ngàn năm lịch sử, với một bề dầy văn hóa được
kết tinh bởi biết bao xương máu thế hệ đồng bào – một nền văn hóa trọng
nhân nghĩa, giầu tình thương, đang bị một nhóm quyền lực và các phóng
viên bồi bút bào mòn bằng những việc làm mờ ám, bất lương của họ.
Đất nước và dân tộc này sẽ đi về đâu? Câu trả lời xin dành cho mọi
người – nhất là những người, những nhà báo còn có lương tri, những ai
yêu mến sự thật và lẽ công bình.
Nhưng ngay từ bây giờ, một sự xám hối là cần thiết, chỉ có sự xám hối
mới giúp dân tộc và đất nước thoát khỏi cảnh kìm kẹp của một chính thể
chuyên cướp bóc, ức hiếp dân lành.
Đừng đớn hèn trong kiếp bồi bút nữa kẻo phải mang vết nhục ngàn đời.
4/3/2009
An Dân
Nguồn: DCCT
.
|