Thứ Hai, 2025-01-20, 8:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 11 » Bất Đắc Dĩ Làm Bauxite?
9:19 PM
Bất Đắc Dĩ Làm Bauxite?
Trần Khải



Có phải nền kinh tế Việt Nam đã tới chỗ cùng đường, và cần phải vùng vẫy bằng mọi giá, cho nên mới lấy một dự án đã gác bỏ từ 20 năm trứơc, là khai thác mỏ bauxite Tây Nguyên, ra để khẩn cấp tìm việc cho công nhân, bất kể chống đối từ nhiều chuyên gia?...


Nhưng như thế, có phải kinh tế VN đang bị đẩy tới chỗ suy thoaí nguy hiểm? Những câu hỏi như thế dễ dàng gợi trên đầu người quan sát, khi tờ báo The Economist nói rằng nền kinh tế Việt Nam cần phải có maú rắn mới cứu nổi, nhưng Thủ Tướng CSVN lại chỉ có khả năng rao bán dầu rắn thôi, nghĩa là bó tay, không làm như ý nổi.


Cuộc tranh cãi cũng dễ dàng thấy ở Hoa Kỳ, khi các gói dự án cứu nguy kinh tế của Tổng Thống Barack Obama liên tục bị các nhà bình luận cánh hữu chỉ trích trên đài FOX, và khi khán giả chỉ cần bấm nút sang đài NBC sẽ ngược lại, thấy các nhà bình luận khác bênh vực TT Obama, và chĩa mũi dùi, quy lỗi cho cố TT Bush và tấn công dữ dội các vị dân cử Cộng Hòa đang gây rối TT Obama.


Điều khác nhau chính là, tại Việt Nam không có tự do ngôn luận, cho nên các bài viết chống đối việc khai thác mỏ bauxite Tây Nguyên đành phải chuyển lên các trang web hải ngoại.


Tình hình kinh tế Mỹ hiện cực kỳ căng thẳng. Bạn cứ đi ra buổi sáng Thứ Bảy ở các tiệm cà phê Bolsa, sẽ thấy vắng hẳn rồi, so với vaì tháng trứơc.


Tỉ phú Hoa Kỳ, Warren Buffett, người nổi tiếng là phù thủy trong giới đầu tư cổ phiếu, nói rằng kinh tế Mỹ đã ’rơi xuống vực thẳm’. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (World Bank) nói rằng kinh tế toàn cầu sẽ giảm sút trong năm 2009, và đó sẽ là lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Và Ngân hàng Thế giới cũng nói rằng thương mại toàn cầu sẽ giảm sút với mức cao nhất so trong vòng 80 năm qua.


Nouriel Roubini, giáó sư Đaị Học Kinh Thương Stern ở Viện Đaị học New York, nói với đaì CNBC rằng suy thoaí kinh tế Mỹ sẽ kéo dài vài năm (nói rõ: vài năm), ông đưa ra con số là có thể kéo dài tới 36 tháng rồi mới lên lại.


Bản tin MSNBC nóí rằng Roubini nói “Sức tăng kinh tế Mỹ sắp gần tới zero và tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao hơn 10% trong năm tới.”


Điều đáng sợ chính là, Roubini là người đã tiên đoán trước cuộc suy thoái hiện nay, và bây giờ ông nói cuộc suy thoáí bây giờ chỉ mới đang ở tháng thứ 15. Đáng sợ vậy.


Thế nên, tình hình Việt Nam cũng là bi thảm lắm. Bản tin trên đài Quốc Tế Pháp (RFI), một làn sóng phát từ Paris, hôm 9-3-2009 ghi bản tin, trích:


“Cho đến nay, Việt Nam chưa có thống kê chính thức về lao động nông thôn ra thành thị làm việc. AFP trích đăng nhận định của ông Jonathan Pincus, thuộc chương trình giảng dậy kinh tế Fulbright, ở Sài Gòn, thì chắc chắn là trong các ngành may mặc và giầy da xuất khẩu, số lao động sẽ bị giảm mạnh, có nơi giảm tới 50%. Còn theo dự báo của bộ Lao động, trong năm nay, sẽ có khoảng 400 ngàn người bị mất việc làm.


Tuy nhiên, không ai rõ là có bao nhiêu người trong số những nhân công bị sa thải nói trên, sẽ trở về quê hay ở lại thành thị để tìm kiếm công việc khác. Nhưng theo giới chuyên gia, xu hướng nhóm nhân công này trở về quê quán đang ngày càng rõ nét. Bởi hai lý do : trước hết là khan hiếm việc làm tại thành thị, nhiều công xưởng, doanh nghiệp phải đóng cửa, sa thải nhân viên. Việt Nam phấn đấu có mức tăng trưởng 6,2% trong năm nay. Còn Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, IMF, dự báo chỉ khoảng 5%...


Một chủ nhân có nhà cho người lao động thuê, tại Sài Gòn, nói với AFP rằng từ trước Tết Nguyên Đán đến nay, là kể từ 6 – 7 năm nay, chưa bao giờ ông thấy có nhiều người bỏ về quê, không thuê nhà, nhiều đến thế.” (hết trích)


Những con số phần trăm đó thực sự chưa đo lường đúng một viễn ảnh đáng sợ. Vì kinh tế Mỹ và Liên Âu còn suy giảm, thì thị trường xuất cảng của VN sẽ còn thê thảm. Một viễn ảnh được tiên đoán từ báo Tiền Phong hôm 9-3-2009, cho biết, có thể sắp bùng nổ một đợt thất nghiệp trong ngành may dệt, và dự báó có thể tới 2 triệu thợ may thất nghiệp trong vài tháng tới. Báo Tiền Phong viết:


“Dệt may : Hơn 2 triệu lao động thiếu việc làm


Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Hiện nay có tới 70% doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chỉ có đơn hàng sản xuất đến hết tháng 3 này; hơn 2 triệu lao động của ngành dệt may rơi vào cảnh đối mặt với việc giảm thu nhập và thất nghiệp.


Đúng như đã dự báo năm 2009 của Hiệp hội, ngành dệt may xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn bởi các thị trường chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU đều sụt giảm mạnh.


Hầu hết các nhà nhập khẩu đều ép giảm giá, nhiều đơn hàng buộc phải giảm 10%...” (hết trích)


Đã có cơ nguy thất nghiệp, mà bán hàng lại bị ép giá bắt phảỉ sụt 10% thì còn gì mà sống.


Không chỉ riêng may dệt, mà các ngành khác cũng thế. Bản tin đaì VOA hôm 3-3-2009 cho thấy:


“Tỉ lệ thất nghiệp ở VN sẽ tăng gấp 5 lần trong năm 2009


Ngành dệt may, giày dép và chế biến thủy hải sản là những khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất


Các giới chức chính phủ Việt Nam cho hay tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ khiến tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2009 tăng 5 lần so với năm 2008.


Bản tin của DPA trích lời bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, nói rằng theo dự đoán của Bộ Lao động thì khoảng 300,000 công nhân có phần chắc sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009.


Theo cục trưởng Nguyễn Đại Đồng thì con số này cao gấp 5 lần so với con số 80 ngàn công nhân mất việc làm trong năm 2008.” (hết trích)


Như thế, chúng ta có thể hỏi, rằng có phải vì lý do không tìm nổi việc làm cho công nhân, nên chính phủ CSVN phải chụp giựt các dự án, và gần đây là mở laị một dự án đã bị gác từ năm 1980. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV). trong bàì “Thảm hoạ dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên” đã cho biết dự án này:


“Trong những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ VN đã từng đề xuất đưa dự án khai thác bô - xít ở Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên của khối hợp tác COMECON. Các nước thành viên của COMECON, đặc biệt là Liên Xô, khi đó rất cần bô - xít cho nhu cầu công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, Hội đồng COMECON đã quyết định không triển khai dự án, thay vào đó, đã tích cực giúp VN triển khai các dự án cao su, cà phê và chè.


Sau hơn 20 năm “án binh bất động”, năm 2007 Việt Nam đã thông qua một quy hoạch phát triển ngành bô-xít - nhôm rất hoành tráng. Đây là quy hoạch một ngành kinh tế hoàn toàn mới, lần đầu tiên được phê duyệt của VN.


Quy hoạch có quá nhiều rủi ro không quản lý được...” (hết trích)


Có phải lý do thực sự là cần tạo 16,000 việc làm cho công nhân sẽ đưa lên mỏ bauxite, theo thông tin từ trang web ĐCSVN? Và hy vọng sẽ kéo theo các dịch vụ dây chuyền cho dân điạ phương?


Điều khó hiểu là hình như Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng chưa trả lời trực diện lá thư của Tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều cựu viên chức và cán bộ khác về quan ngạị an ninh?


Hay phải chăng, đây chỉ là phản ứng cấp thời trườc làn sóng toàn cầu thất nghiệp?


Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 716 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 20
Khách: 20
Thành Viên: 0