Thứ Ba, 2024-11-05, 8:45 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 11 » Giải pháp thực hiện tiến bộ Nhân quyền ở Việt Nam?
9:24 PM
Giải pháp thực hiện tiến bộ Nhân quyền ở Việt Nam?


2009-03-10

Trong phần trước, khi bàn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Luật sư Trần Thanh Hiệp, cho biết ông sẵn sàng đưa ra đề nghị để thưc hiện tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam.

tranthanhhiep150.jpg
Trong cuộc trao đổi với biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ, LS Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung tâm Việt Nam về nhân quyền,  trụ sở ở Paris, cho biết thêm chi tiết.

Trần Thanh Hiệp:  Người ta đã nêu lên và đòi hỏi từ lâu tiến bộ cho nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng cho đến nay vẫn chưa hề có được những tiến bộ đấy. Không lẽ tình trạng phi nhân quyền này cứ kéo dài một cách không thời hạn?

Đề nghị của tôi không mang tham vọng thay đổi hẳn thực trạng phi nhân quyền của một chế độ đảng trị. Tôi chỉ có một sáng kiến nhỏ để tạo ra được một bước khởi đầu có khả năng mở ra một triển vọng mới cho việc thực hiện nhân quyền đích thực và chân chính trên đất nước Việt Nam.

Muốn vậy, tôi cho rằng phải bắt đầu bằng việc định nghĩa rõ ràng những tiến bộ ấy không thể là gì khác hơn việc chấm dứt ngay đàn áp nhân quyền.  Rồi bắt tay ngay vào việc làm cụ thể không cần phải chờ đợi có những thay đổi lớn chưa thể có vả lại không có hy vọng gi có được ngay.

“Bệnh đàn áp”

Nguyễn An:  Như vậy phải chăng Luật sư muốn nói rằng ngay dưới chế độ đảng trị hiện hành có thể thực hiện tiến bộ cho nhân quyền ở Việt Nam không cần phải có những cải cách cơ bản về chính trị và pháp luật?

Trần Thanh Hiệp:  Tôi xin được sửa lại là “chưa cần chứ không phải không cần” hay, nói cách khác, trong khi chờ đợi những cải cách cơ bản về chính trị và pháp luật.

Đề nghị của tôi khởi đi từ ý kiến rất thực tiễn, theo đó nhà cầm quyền sẽ không thể theo đuổi chính sách đàn áp đối lâp một cách có hệ thống và qui mô lớn nếu không có sự can thiệp của tòa án. Công an sẽ không dám ngang nhiên hăm dọa, sách nhiễu, hành hung dưới đủ mọi hình thức, thậm chí bắt giam bừa bãi nếu không được tòa án sau đó hợp thức hóa bằng những bản án đàn áp.

Trong hiện tình và trên thực tế khâu then chốt để thưc hiện sự đàn áp không phải là công an mà là tòa án. Vậy phải làm sao trị liệu bệnh đàn áp ở ngay chính khâu quyết định là tòa án.

Nguyễn An: Nếu chỉ có thế thì phải làm những gì mới để không còn đàn áp nữa. Luật sư có đòì hỏi phải thay thế cả hệ thống tư pháp đương hành không?

Trần Thanh Hiệp:  Tất nhiên nếu chế độ hiện nay ở trong nước mà có được sự phân quyền cho tư pháp được độc lập thì quá lý tưởng rồi đâu còn vấn đề gì.

Tôi không biết bao giờ thì tình trạng phân quyền này sẽ đến nhưng ngay trước mắt và trong khi chờ đợi tôi thấy đã có đủ điều kiện để ngăn giữ các tòa án này không tự biến thành công cụ đàn áp mà là những cơ quan bảo vệ và thực hực thi nhân quyền. 

Tức là đưa các tòa án vào con đường nhân quyền mà chế độ chủ trương qua tiếng nói của người phát ngôn bộ ngoại giao “Nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền tự do dân chủ của người dân và luôn bảo đảm điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện các quyền của mình”

Nguyễn An: Thì cho đến nay vẫn là những lời tuyên bố ấy và vẫn đi song song với những bản án chống nhân quyền. Làm sao có được tiến bộ? 

Trần Thanh Hiệp:  Cơ cấu và nhân sự chưa thay đổi nhưng cách xét xử thì đã thay đổi và phải thay đổi nữa. Tại sao? Tại vì dù không muốn nhà cầm quyền Hà Nội cũng cứ phải thay đổi cách xét xử.

Trước đây họ toàn quyền muốn bắt ai thì bắt muốn bỏ tù ai thì bỏ tù. Nhưng về sau họ đã phải bắt và xử theo thủ tục tố tụng luật định. Rồi lại phải cho luật sư biện hộ, khởi đầu cho có lệ rồi dần dần phải chịu cho luật sư trình bày đủ lý lẽ.

Dù sao vẫn còn tình trạng luật sư nói luật sư nghe tòa xét xử theo chỉ thị làm sẵn bản án trước khi xử. Cách xét xử tuồng kịch này đã xảy ra trong quá lộ liễu trong những vụ cha Ly, cac luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân trong giai đọan sơ thẩm. Khi đến giai đoạn phúc thẩm thì cũng có cải thiện nhưng vẫn chưa có bước đột phá.

Cách xét xử độc đoán và tuồng kịch này, trước dư luận quốc tê rất khó coi nên trong vụ án giáo dân ấp Thái Hà những chỉ dấu của sự tôn trọng nhân quyền đã bắt đầu xuất hiện. Vấn đề trước mắt là phải tập trung áp lực vào khâu xét xử để vô hiệu hóa sự đàn áp.

Cơ chế chữa trị

Nguyễn An: Đề nghị luật sư nói rõ thêm về những áp lực ấy…

Trần Thanh Hiệp:  Đó là một toàn bộ đòi hỏi về cách xét xử của tòa án mà nhà cầm quyền Hà Nội có nghĩa vụ phải thi hành vì đã được trù liệu bởi luật quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã tham gia.

Cách xét xử này không phải là một khẩu hiệu suông có thể tùy tiện giải thích để gạt bỏ, mà là cả một hệ thống ứng xử cụ thể phải tuân thủ. Hệ thống này có tên gọi là “Nguyên tắc Xét Xử Công Bằng”.  Xét xử ở đây không phải là đưa phạm nhân ra trước tòa để tùy tiện quyết định một cách độc đoán số phận của người ấy.

Theo nguyên tắc luật định xét xử công bằng này, thì tất cả những cơ quan xa gần liên hệ tới việc xét xử phải tôn trọng một loạt tiêu chuẩn để đảm bảo rằng nhân quyền của người bị xét xử phải được thực sự tôn trọng.

Vì nguyên tắc này đã tóm lược nội dung của một nhân quyền tức là “quyền được xét xử một cách công bằng”, đồng thời đề ra nghĩa vụ phải bảo vệ con người không bị tước đoạt độc đoán và nhất là một cách bất hợp pháp những quyền tự do cơ bản của con người.

Quyền này đã được minh thị dự liệu nơi điều 14 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị như sau “mọi người phải được quyền hưởng sự xét xử công bằng và công khai của một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị do luật định”

Nguyễn An: Nhưng công an cũng có quyền bắt người và giam người trước khi  tòa án xét xử

Trần Thanh Hiệp:  Thì công an cũng có nghĩa vụ phải áp dụng nguyên tắc xét xử công bằng để việc bắt giam này không phương hại gì tới tính công bằng của bản án sẽ do tòa án tuyên phán.

Nguyễn An: Tức là nguyên tắc xét xử công bằng phải được áp dụng ngay từ khi chưa ra trước tòa án….

Trần Thanh Hiệp:  Đúng vậy. Theo luật quốc tế về nhân quyền thì quyền được xét xử công bằng bao gồm đủ các quyền trước khi xét xử, trong khi xét xử và cả sau khi xét xử.

Do đó tôi cho rằng cuộc tranh đấu nhân quyền hiện nay nên tập trung vào yêu sách đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng và áp dụng nghiêm chỉnh nguyên tắc ấy.

Chừng nào mà chưa có xét xử công bằng thì vẫn còn đàn áp. Vậy phải lấy tiêu chuẩn xét xử công bằng làm tiêu chuẩn cho bước mở đầu của tiến bộ về nhân quyền cơ Việt Nam hiện nay.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.

-------------

Trên đây là những đề nghị của Luật sư Trần Thanh Hiệp về những cải cách cụ thể và khả thi để thưc hiện tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Xin đựơc nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 794 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0