Vào dịp đầu Xuân năm nay, cộng đồng người Việt ở nhiều nơi đã tổ chức
những buổi lễ trọng thể để tưởng niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh
trong trận hải chiến với Trung cộng tại quần đảo Hoàng Sa, diễn ra cách
đây vừa đúng 35 năm. Thời nào cũng vậy, người chiến sĩ bỏ mình nơi sa
trường chính là những vị anh hùng đích thực, và luôn được hậu thế tôn
vinh mãi mãi về sau. Trong cuộc hải chiến diễn ra ngày 19-1-1974 tại
quần đảo Hoàng Sa, 58 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh, gửi xác trong
lòng biển Đông để dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về lòng yêu nước dạt
dào và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ không có gì lay chuyển nổi của những
người con yêu của Tổ Quốc. Dù tương quan lực lượng có yếu thế, nhưng họ
vẫn hiên ngang xấn tới. Dù địch quân đông đảo và hung hãn, nhưng họ
không một giây phút sờn lòng. Máu của những chiến sĩ anh hùng này đã tô
thắm hình ảnh Hoàng Sa trên tấm bản đồ nước Việt. Tên tuổi của anh hùng
Ngụy Văn Thà và những chiến hữu của anh mãi mãi nằm trên những trang sử
xanh.
Nói
đến Hoàng Sa, người ta không thể quên Trường Sa. Trên sóng nước biển
Đông, 2 quần đảo này là những phần máu thịt Việt Nam không thể chia cắt
được. Những gì đã xẩy ra tại Hoàng Sa vào đầu năm 1974 lại được lập lại
sau đó 14 năm khi Trung cộng đem quân đánh chiếm Trường Sa, và nước
biển Đông lại một lần nữa hoà máu của con dân Việt. Đó là ngày
14-3-1988, cách đây vừa đúng 21 năm.
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị nhiều nước chiếm giữ
Như
lịch sử còn ghi lại sau này, tình hình giữa 2 nước cộng sản "vừa là
đồng chí vừa là anh em" Trung cộng và Việt cộng vào cuối thập niên 80
đang ở trong tình trạng hết sức căng thẳng. Cuộc tranh chấp kéo dài gần
một thập niên với nhiều trận giao tranh đẫm máu đã biến 2 chế độ cùng
tôn thờ một chủ nghĩa ngoại lai này, nay trở thành thù địch, không đội
trời chung. Vốn vẫn coi CSVN như là một chư hầu, đặc biệt trước thái độ
khiếp nhược của Hà Nội đối với vấn đề lãnh thổ, qua công hàm bán nước
của Phạm Văn Đồng năm 1958, hay việc Việt cộng nhắm mắt khi Trung cộng
đánh chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực xâm chiếm Việt
Nam. Một sĩ quan cao cấp của hải quân CSVN đã từng tham dự trận hải
chiến Trường Sa sau này tiết lộ trong bài bút ký mang tựa đề "Một Trang
Sử Anh Hùng, Một Thời Kỳ Nhục Nhã" dưới bút hiệu "Phạm Trung Trực" cho
biết "Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là
khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam có những diễn biến phức tạp do
các hoạt động do thám, khiêu khích của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Đến đầu năm 1987, Trung Quốc vừa đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao bịp
bợm, vừa tăng cường đưa tàu chiến vào gần các đảo của Quần đảo Trường
Sa, trong đó có những đảo bộ đội ta đang chiếm giữ. Chúng trắng trợn
đặt bia kỷ niệm ở đảo Ma-i- xi-Ti, cho tàu qua lại các đảo An Bang,
Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa đông, Song Tử Tây… có lúc chỉ cách
quân ta có một vài hải lý. Trắng trợn hơn chúng còn đưa lực lượng chiếm
giữ 2 đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa ở phía nam Quần đảo Trường Sa".Mặc
dù Trung cộng đe dọa như vậy, lãnh đạo Hà Nội vẫn một mực câm nín. Tác
giả Phạm Trung Trực tiết lộ thêm trong bài bút ký nói trên: "Bộ Tư
Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong
những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay
thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả
lời không rõ ràng. Đau đớn thay cho Tổ Quốc ta, chính vào thời điểm đó,
trong lúc bọn bành trướng Bắc Kinh đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh
đạo đất nước với sự thao túng của Lê đức Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Trung Quốc để
âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ” ở Căm pu Chia…".
|
Bản đồ do Trung cộng ấn hành năm 2007 | công bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, | Thái độ đớn hèn đó rõ ràng đã làm tăng thêm dã tâm của Trung cộng. Ông Phạm Trung Trực tường thuật chi tiết trận đánh như sau: "6
giờ ngày 14-3-1988, bọn Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ
lên đảo. Bọn Trung Quốc dựa vào thế quân đông tiến đến giật cờ ta. Lập
tức thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh
dũng xông lên giành lại cờ. Bọn lính Trung Quốc láo xược, hung hãn đã
dùng lưỡi lê đâm và bắn Nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn
Phương xông vào cứu bạn lập tức bị bọn lính Đại Hán bắn chết. Trần Văn
Phương đã anh dũng hy sinh. Đây là liệt sỹ đầu tiên của bộ đội hải quân
Việt Nam hy sinh trên vùng biển Đông của Tổ Quốc, bảo vệ quần đảo
Trường Sa. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô to ’Thà hy sinh chứ
không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống
của Quân chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nam muôn năm’. Tiếng hô
của anh vang vọng trên sóng biển Đông xa xôi. Những người lãnh đạo ở Hà
Nội có nghe được tiếng hô thống thiết này không? Tiếng hô mà lẽ ra bằng
tâm linh của những con người có lương tri phải nghe được, cảm được. Vì
chính họ là những người phải chịu trách nhiệm về sự hy sinh này".Những
người lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội có nghe được những tiếng hô thống
thiết này, nhưng họ không có lương tri để nhận thức được sự việc. 64
chiến sĩ bộ đội hải quân đã bỏ mình trong trận hải chiến Trường Sa.
Trung cộng đã chiếm thêm một số đảo. Nhưng những sự hy sinh này đã bị
tập đoàn lãnh đạo cộng sản phản bội. Bằng chứng là những hiệp ước trên
đất liền và trên biển mà Hà Nội đã ký kết lén lút với Bắc Kinh để dâng
nạp thêm những phần đất của Tổ Quốc, ở Bản Giốc, ở Nam Quan, ở Tục Lãm,
ở Biển Đông… Tác giả Phạm Trung Trực đã nói thay cho 64 chiến sĩ đã hy
sinh ở Trường Sa, cũng như những chiến sĩ khác đang tiếp tục bị phản
bội: "Thật kỳ lạ, đúng 20 năm sau, lịch sử lại lập lại một trang
bi thảm trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Năm 2008 này, khi
nhân dân ta đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh viên biểu tình tỏ
thái độ phản đối bọn Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa thì ban
lãnh đạo Đảng vẫn như vô cảm, thậm chí còn cho công an đàn áp dã man,
bắt bỏ tù nhiều thanh niên yêu nước dám hy sinh vì Tổ quốc thân yêu".
|
Những đồi thông và vườn chè ở Tây nguyên | đã bị san bằng để khai thác bauxite. Đại tướng |
Võ Nguyên Giáp cho biết "Trong tháng 12/2008 |
đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu |
tiên có mặt trên công trường". | Trung
cộng không phải mới chỉ xâm chiếm những phần đất ở biên giới phiá Bắc,
hay những hải đảo ở biển Đông xa xôi, mà đã lấp ló ngay trên miền Tây
nguyên. Dư luận hiện nay đang quan tâm đến hình thức xâm thực mới, lồng
dưới nhãn hiệu khai thác quặng bauxite ở miền đất chiến lược này. Đã có
rất nhiều giới chức thuộc lãnh vực khoa học cũng như quân sự đã lên
tiếng cảnh báo, và tiếng nói mới nhất là của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
cựu đại sứ VNCS tại Bắc Kinh. Thư của ông Vĩnh viết rằng: "Nay lại
để Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn
hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động
tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự”
trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào
thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển có căn cứ hải quân hùng
mạnh, phía Tây Nam nước ta có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc
lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng
xương máu sẽ như thế nào ?!".Tin tức cho biết một số đơn
vị quân đội đã bị điều động đến Tây nguyên để "bảo vệ" cho những khu
vực khai thác bauxite. Những chiến sĩ bộ đội sẽ nghĩ gì về nhiệm vụ
này? Các anh cầm súng để bảo vệ đất nước thân yêu, hay là để giữ vững
ngai vàng cho một thiểu số cầm quyền đang cam tâm cúi đầu trước ngoại
bang?. Câu trả lời cần được mỗi người tự tìm lấy, xuất phát từ trái tim
yêu nước và lương tri chân thật của mình, chứ không dưới bất cứ một áp
lực nào hay nhân danh bất cứ chủ nghĩa nào. Chỉ có một chủ nghĩa duy
nhất cho người Việt Nam, đó là "chủ nghĩa yêu nước" chứ không phải là
chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, và chỉ có một nhiệm vụ duy nhất cho mọi
con dân Việt, đó là "bảo vệ đất nước" chứ không bảo vệ cho một tập
đoàn, đảng phái hay chế độ nào. Nhân 21 năm tưởng niệm những chiến sĩ
đã bỏ mình trong trận hải chiến Trường Sa, hàng ngũ bộ đội cần xác định
mạnh mẽ những điều nói trên, để không phản bội lại sự hy sinh của anh
hùng Trần Văn Phương hay Nguyễn Văn Lanh, và cũng để sự hy sinh của
chính mình không trở nên vô nghĩa. Trần Hùng Nguồn: Việt Tân
|