Main » 2009»Tháng Ba»12 » Việt Nam, 1 trong 12 quốc gia 'Kẻ thù của Internet'
10:53 PM
Việt Nam, 1 trong 12 quốc gia 'Kẻ thù của Internet'
Việt Long, phóng viên RFA
2009-03-12
Hôm
nay, 12 tháng 3 là Ngày Thế giới Chống Kiểm Duyệt Không Gian Ảo. Nhân
dịp này, RSF đã phổ biến một phúc trình mang tên “Những kẻ thù của
Internet”.
RFA photo
Việt Nam hiện vẫn là một trong những quốc gia kiểm soát Internet gắt gao nhất trên thế giới.
Phúc trình của Tổ chức Phóng Viên Không Biên
Giới RSF liệt kê 12 quốc gia được mô tả nguyên văn là “biến mạng
Internet tòan cầu thành một mạng Intranet nội bộ, nhằm ngăn chặn nhân
dân nuớc họ không được tiếp cận với những thông tin mà họ không muốn
cho biết.”
Việt Long tóm lược phần liên quan đến Việt Nam trong bản phúc trình này.
Kiểm soát có hệ thống
12 quốc gia bị lên án đàn áp các cư dân trên không gian ảo bao
gồm Miến điện, Trung quốc, Cuba, Ai cập, Iran, Bắc Hàn, Ả rập Xê út,
Syria, Tunisia, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.
Tổ chức ‘Phóng viên không biên giới’, thường gọi tắt là RSF,
nói rõ rằng những quốc gia ấy khác hẳn với những nuớc khác chẳng những
ở chỗ họ kiểm duyệt mọi tin tức trên mạng, mà còn bởi họ làm phiền một
cách có hệ thống hầu như mọi người sử dụng Internet.
Phần liên quan đến Việt Nam được tổ chức RSF phân tích tỉ mỉ
từng dữ kiện, từ dân số, thu nhập bình quân hằng năm, đến tỉ lệ số
người sử dụng internet, và số blogger bị giam tù.
Bản báo cáo cũng kể rõ lý do Việt Nam cấm đoán và kiểm soát
internet thật nghiêm ngặt, cùng danh tính những người bị coi là có hoạt
động chống chính quyền trên các blog của họ, bị kết án tù nhiều năm.
RSF cho biết, với dân số hơn 86 triệu người, Việt Nam có gần
22 triệu cư dân mạng, tức là những người sử dụng Internet, chiếm tỉ lệ
khoảng 25 % dân số.Trong số này có 7 người bị giam tù vì bị cho là chống chính quyền.
Phúc trình của RSF về thực trạng kiểm soát internet tại Việt Nam (bấm vào hình để xem toàn bộ nội dung).
Những người chỉ trích Nhà nước bị kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt, biện
pháp thông thường là nghe trộm điện thoại, rồi thì email và tài khoản
internet của họ cũng bị xâm phá bằng bộ lọc.
Lực lượng công an mạng được thành lập từ năm 2002, có nhiệm vụ
ngăn chặn, lọc bỏ tất cả những nội dung bị coi là ‘có mục đích lật đổ
chính quyền”.Công an mạng cũng canh chừng tất cả các quán café-internet trên toàn quốc.
Nhiều bloggers bị cầm tù
Vẫn theo phúc trình của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới,
những thành phần tranh đấu trong nước sử dụng Internet để thông tin,
hoạt động chính trị dân chủ, là thành phần bị công an mạng của bộ nội
vụ đàn áp quyết liệt trên không gian ảo.
Các trang nhà và trang blog của họ bị chặn đứng.Nhà nước ban hành nhiều luật lệ cấm bloggers hoạt động như báo chí, coi đó là phạm pháp.
Tại Việt Nam có gần một triệu trang blog.
Trên 80% cư dân mạng ở Việt Nam nối kết với các công ty Mỹ như Google, Yahoo!.Những trang mạng với máy chủ ở nước ngoài có thể bị ngăn chặn nhưng không thể bị đóng.
Việt Nam tạo thêm nhiều luật lệ gắt gao, cho Nhà nước quyền xâm nhập và kiểm soát blog.Bloggers bị cấm rất nhiều hình thức hoạt động.Mỗi
nhà cung cấp phải báo cáo chi tiết mỗi sáu tháng, về mọi hoạt động của
các bloggers, số blog trong miền, cùng những hành vi bị coi là vi phạm
luật lệ.
Dưới hệ thống đàn áp như vậy, 7 bloggers Việt Nam đã bị cầm tù
kể từ tháng 8 năm 2006 vì những bài vở phổ biến trên mạng, khiến Việt
Nam chiếm hạng nhì sau Trung Quốc về đàn áp trên không gian ảo.
Blogger nổi tiếng nhất là Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, bị bắt
hôm 19 tháng tư năm ngoái vì những hoạt động yêu nước, chống Trung
Quốc, dù anh đã đi Đà lạt để lánh nạn.
Sau đó anh bị đưa ra toà, kết tội trốn thuế dù không đủ chứng cứ, và lãnh án tùhai năm rưỡi vào ngày 4 tháng 12 năm ngoái.
Nhiều người cộng tác với anh cũng bị đe doạ thường xuyên và câu lưu.Có
người bị mất việc do lệnh chính quyền và còn đang lo bị bắt vì bị coi
là tiết lộ thông tin ra nước ngoài để lật đổ chính quyền.
Đàn áp mọi tiếng nói bất đồng
Khối dân chủ 8406 bị đàn áp dữ dội nhất, từ năm 2006, vì kêu gọi đổi mới chính quyền.6 thành viên 8406 bị bắt năm 2007.Các ông Huỳnh Nguyên Đạo, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyển, bị án 3 năm, 4 năm và 2 năm rưỡi tù giam, theo thứ tự.
Hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bốn năm và ba năm tù. Ông Trần quốc Hiền, phát ngôn viên Tổ chức Công Nông đoàn kết, bị năm năm tù.
Blogger Huỳnh Nguyên Đạo vừa được trả tự do hồi tháng 2 năm nay sau hai năm rưỡi thụ án.Đó là đợt đàn áp tệ hại nhất ở Việt Nam kể từ năm 2002.
Ngòai 12 nuớc Miến điện, Trung quốc, Cuba, Ai cập, Iran, Bắc
Hàn, Ả rập Xê út, Syria, Tunisia, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam,
bị RSF liệt kê trong danh sách những nước đàn áp dân mạng, Tổ chức
phóng viên không biên giới còn đưa ra một danh sách khác gồm 10 nuớc bị
coi là cần được canh chừng, vì đã có những biện pháp có thể đưa đến chỗ
gây phiền nhiễu cho những người sử dụng quyền tự do thông tin và nhận
thông tin trên Internet. Hai trong số những quốc gia này là Australia
và Nam Hàn.
RSF cũng cho biết hiện đang có 69 người bất đồng chính kiến
trên mạng bị ngồi tù. Nhiều nhất là ở Trung quốc, kế đó là ở Việt Nam
và Iran.
Cũng nhân dịp này, Tổ chức phóng viên không biên giới gửi thư
cho các Chủ tịch điều hành của ba tập đòan cung ứng dịch vụ Internet
lớn nhất thế giới là Google, Yahoo và Microsoft, yêu cầu họ không kiểm
duyệt thông tin ở các công cụ tìm kiếm hay nơi các blogs sử dụng dịch
vụ của họ ít nhất trong ngày hôm nay.
Một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền khác là Tổ chức ‘Ân xá
quốc tế’, nhân ngày Thế giới chống kiểm duyệt không gian ảo 12 tháng
ba, cũng gửi thư cho ba tập đòan vừa nói, đề nghị họ hãy đấu tranh để
không gian ảo trở thành một không gian tự do cho mọi người, bất kể đang
sinh sống ở đâu, ít nhất cũng trong ngày hôm nay.